Chủ tịch TP.HCM: Chuẩn bị kịch bản chặn dịch lan vào khu công nghiệp
TP.HCM đứng trước nguy cơ rất cao dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp qua việc ghi nhận 2 ca bệnh làm việc trong khu công nghiệp Tân Bình và Tây Bắc Củ Chi.
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 29/5, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết: TP đứng trước nguy cơ dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại là rất cao.
Vừa qua, TP đã ghi nhận 2 ca bệnh làm việc trong khu công nghiệp Tân Bình và Tây Bắc Củ Chi.
Ông Phong cũng cho biết, không loại trừ khả năng một số người sinh hoạt Hội thánh truyền giáo Phục Hưng cũng làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong
“Điều này cho thấy, nguy cơ dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại là rất cao. Thành phố có thể vẫn tiếp tục ghi nhận các ổ dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng do có nhiều nguồn lây chưa được phát hiện”, ông Phong nói.
Để đối phó với nguy cơ đó, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đã đề ra nhiều biện pháp phòng, chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao
Cụ thể, TP đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; triển khai thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang bắt buộc tại cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Yêu cầu người lao động khai báo y tế hàng ngày tại cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; phân loại cụ thể các cơ quan, đơn vị có hoạt động sản xuất trong môi trường khép kín, sử dụng máy lạnh để giám sát nguy cơ.
Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất quản lý chặt chẽ thông tin người lao động để cung cấp đầy đủ cho các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.
Tập huấn, hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại cơ sở lao động cho nhân viên y tế, người lao động 98 buổi với 2.690 người.
Video đang HOT
Yêu cầu các cơ sở sản xuất lao động thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm theo Tiêu chí của Bộ Y tế và hậu kiểm kết quả đánh giá này.
Ký cam kết phòng chống dịch giữa doanh nghiệp với ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và chính quyền địa phương.
Xây dựng phương án phối hợp xử lý tình huống khi phát hiện người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 và các chế độ chính sách đối với người lao động trong tình hình dịch bệnh.
“TP.HCM chuẩn bị tổ chức diễn tập phương án ứng phó phòng, chống dịch tại khu công nghiệp (dự kiến tổ chức tại Khu chế xuất Linh Trung 1) để đảm bảo tính khả thi, phù hợp điều kiện thực tế”, ông Phong thông tin.
Chủ tịch TP chỉ đạo ngành y tế phối hợp thực hiện xét nghiệm tầm soát dịch bệnh cho người lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm phát hiện sớm dịch bệnh.
Về tình hình chung, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đã tạm dừng nhiều hoạt động không thiết yếu; tạm dừng các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội tập trung từ 10 người trở lên.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, kinh doanh thức ăn đường phố không phục vụ tại chỗ, chỉ bán hàng mang về, đặt hàng và thanh toán trực tuyến.
Vận hành Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch TP.HCM, hoạt động 24/24 giờ, tiếp nhận ý kiến người dân về phòng, chống dịch qua đầu số 1022.
Vận hành 69 chốt, trạm kiểm dịch y tế tại các cửa ngõ ra vào TP.HCM từ 0h ngày 15/5.
Thành lập 3 đoàn kiểm tra cấp thành phố (do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Thành phố và Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn) và các đoàn kiểm tra cấp, quận, huyện, phường xã, thị trấn, đồng loạt kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Yêu cầu tất cả các bệnh viện cảnh giác cao nhất đối với dịch bệnh; siết chặt toàn bộ quy trình sàng lọc, phân loại, phân luồng triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; triển khai đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh.
Mỗi cơ quan công sở thành lập tổ an toàn Covid, khách đến làm việc, công tác phải khai báo y tế và kiểm soát y tế. Vận động 100% cán bộ, công chức, viên chức cài đặt phần mềm Bluezone.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ covid cộng đồng trong việc tuyên truyền, phát hiện nhập cảnh trái phép, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm.
Yêu cầu người dân tự giác chấp hành các biện pháp 5K của Bộ Y tế; không tụ tập trên 10 người ở bên ngoài các công sở, trường học và bệnh viện.
4 chuỗi lây nhiễm tại TP.HCM
Báo cáo tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, liên quan đến chuỗi lây nhiễm Covid-19 tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp, đến ngày 28/5, TP.HCM đã ghi nhận 64 ca nhiễm nCoV. Liên quan đến Hội thánh truyền giáo, F1 đã trải rộng trên 16 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Qua truy vết, tầm soát, TP.HCM đã thống kê được F1 của chuỗi lây nhiễm này là 958 người, 671 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
F2 của chuỗi lây nhiễm Hội thánh truyền giáo đã lên tới hơn 37.000 người, trong đó xét nghiệm hơn 11.000 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Tới thời điểm này, TP.HCM có 76 ca nhiễm nCoV trong cộng đồng, với 4 chuỗi lây nhiễm. Chuỗi thứ nhất từ ca Hà Nam vào TP.HCM, sau đó thêm ca Thủ Đức, quận 7; chuỗi này nhiễm biến chủng Ấn Độ.
Chuỗi thứ hai là 5 ca liên quan đến quán bánh canh quận 3, nhiễm biến chủng Anh.
Chuỗi thứ ba phát hiện ngày 27/5, tại Bệnh viên Hoàn Mỹ có hai vợ chồng làm ở ngân hàng nhiễm bệnh, sau đó ngày 28/5 thêm đồng nghiệp và con trai bị nhiễm.
Chuỗi thứ tư liên quan tới Hội thánh truyền giáo Phục Hưng với 64 ca nhiễm.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đang thần tốc điều tra, mở rộng xét nghiệm trên địa bàn trải rộng; nhất là các khu vực, đối tượng liên quan đến chuỗi lây nhiễm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.
Bà Rịa Vũng Tàu: 7 người trốn sau thùng xe tải khi đi qua chốt kiểm soát y tế
Khi đi qua chốt kiểm soát y tế, lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát hiện một nhóm người trốn phía sau thùng xe tải.
Ngày 29-5, tại chốt kiểm dịch số 1 trên QL51 đoạn qua khu phố Phú Hà, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), lực lượng CSGT đã ra lệnh dừng phương tiện ô tô tải mang BKS 60C 55.933 do tài xế Thạch Ngọc Bưởi (SN 2001, quê Trà Vinh) điều khiển, để tiến hành kiểm tra y tế theo quy định.
Khi kiểm tra trong thùng xe tải, lực lượng chức năng phát hiện 7 người (gồm 6 nam, 1 nữ) đang trốn phía sau thùng xe. Lực lượng chức năng đã đo thân nhiệt, thực hiện lấy lời khai, lịch trình di chuyển của nhóm này, đồng thời phun khử khuẩn chiếc xe tải.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với nhóm người trốn sau thùng xe
Qua xác minh, đây là nhóm người lao động do bà Thạch Thị Sóc (SN 1956, quê Sóc Trăng) tổ chức đưa vào Bà Rịa-Vũng Tàu để làm việc. Danh tính những người đi cùng bà Sóc gồm Tăng Thương (SN 1978), Dương Trường (SN 1995), Tạ Dù Đẹt (SN 1980), Dương Văn Hiêng (SN 1991), Sơn Thiện (SN 1988), Thạch Tóc (SN 2004, đền thường trú tại Sóc Trăng).
Làm việc với Công an, bước đầu bà Sóc khai nhận, khoảng 19 giờ ngày 28-5 bà Sóc cùng 6 người trên xuất phát từ tỉnh Sóc Trăng đến TP HCM lúc 2 giờ sáng 29-5, cả nhóm ở lại bến xe khách tại TP HCM (chưa rõ bến nào) và sáng cùng ngày bắt xe buýt đến Ngã 3 Vũng Tàu.
Phun khử khuẩn xe tải chở người bị chốt kiếm soát phát hiện
Tại đây, cả nhóm được Thạch Ngọc Bưởi dùng xe tải chở xuống huyện Xuyên Mộc để làm việc, nhằm tránh bị kiểm tra, cả nhóm ngồi trốn phía sau thùng xe.
Tiếp tục xác minh, bà Sóc cho biết thêm, trước đó bà ta làm việc cho ông Bùi Như Chúc (SN 1978, trú tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Sau đó, ông Chúc nhờ bà Sóc về quê tìm người để làm công nhân thu mua phân tại các trang trại gà trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nếu tìm được người và làm việc trên 6 tháng thì ông Chúc sẽ trả bà Sóc tiền công 1,2 triệu đồng/người.
Việt Nam xuất hiện biến thể SARS-CoV-2 lai tạo giữa chủng Ấn Độ và Anh Nói về chủng virus SARS-CoV-2 mới lai tạo giữa chủng Ấn Độ và chủng của Anh, Bộ trưởng Y tế đánh giá đột biến này rất nguy hiểm. Tới đây Việt Nam sẽ công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới. (Ảnh: PV/Vietnam ) Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chống COVID-19 diễn ra sáng 29/5, Bộ trưởng Y...