Chủ tịch TPHCM: Chủ tịch Quận 7 gọi tôi đề nghị giúp đưa F0 vào bệnh viện
Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết trong 7 ngày đầu tiên áp dụng Chỉ thị 16, thành phố đã thực hiện được nhiều công việc.
Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp.
Tại hội nghị sơ kết 7 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn địa bàn ngày 15/7, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, nhận định: Những ngày qua, số ca F0 và người tiếp xúc F1 của thành phố tiếp tục tăng theo năng lực và cường độ xét nghiệm. Trong đó, số bệnh nhân được phát hiện thông qua công tác sàng lọc ngoài cộng đồng thể hiện rõ việc dịch Covid-19 chưa được phát hiện kịp thời ở nhiều nơi.
“Chúng ta đã sử dụng 7 ngày đầu tiên của quãng thời gian vàng, chúng ta khởi động nhanh, vượt chướng ngại vật và làm được một số việc. 7 ngày này trôi qua vừa nhanh, vừa chậm. Nhanh là có những việc làm hết một ngày, chậm là do sự chờ đợi của người dân trước một kết quả cụ thể nào đó để họ an tâm hơn”, người đứng đầu Đảng bộ thành phố chia sẻ.
Cần khéo léo trong ứng xử với người dân
Bí thư Thành ủy TPHCM nhận xét trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, nhiều tình huống khó khăn phát sinh nằm ngoài khả năng dự tính của các cấp chính quyền. Những tình huống này liên quan nhiều đến đời sống người dân, yêu cầu lực lượng chức năng cần có phương án ứng xử khéo léo.
“Tôi thấy có trường hợp nhóm người làm từ thiện trong đợt giãn cách xã hội. Chúng ta muốn xử lý cần hỏi rõ đầu đuôi và có cách xử lý hài hòa. Về mặt chuyên môn, dù làm từ thiện cũng phải chấp hành giãn cách, tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần hiểu và thấu cảm, chia sẻ”, ông Nguyễn Văn Nên nêu ý kiến.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đề nghị các lực lượng cần ứng xử khéo léo với người dân.
Người đứng đầu Đảng bộ thành phố cũng chỉ ra tình huống ùn tắc tại một số chốt kiểm soát dịch trong ngày đầu giãn cách xã hội. Ông Nguyễn Văn Nên đề nghị lực lượng tại hiện trường cần được hướng dẫn, tập huấn xử lý từng trường hợp cụ thể.
“Mục tiêu chính của các chốt là phòng, tránh lây nhiễm nhưng khi chặn xe, hạn chế ra vào lại gây ùn tắc, tạo ra nguy cơ lây bệnh. Trong trường hợp này, chúng ta cần chọn cách giải quyết ít xấu nhất, dự kiến cho những tình huống có thể diễn ra tiếp theo”, Bí thư Thành ủy thành phố lưu ý.
Video đang HOT
Một vấn đề quan trọng khác trong thời gian cách ly xã hội là tâm lý, tinh thần người dân. Ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh hiện nay, người dân đang chịu sức ép lớn về tâm lý, đời sống trong quãng thời gian giãn cách xã hội dài, các đơn vị cần tránh để người dân gặp tình cảnh bất an.
“Thời điểm này, cần tránh ban hành những quy định không rõ ràng, khó hiểu. Lãnh đạo các cấp cần chỉ đạo hạn chế ban hành các văn bản quy định riêng lẻ mà thống nhất theo tinh thần của thành phố, tránh gây bức xúc cho người dân”, ông Nguyễn Văn Nên chỉ đạo.
Một tuần để tăng tốc, vượt chướng ngại vật
“Trong một nửa thời gian vàng còn lại, chúng ta tiếp tục tăng tốc, đồng thời vượt chướng ngại vật để phấn đấu về đích như kế hoạch đề ra. Để đạt được điều này, từng cá nhân trong hệ thống chính trị cần nỗ lực ở mức cao nhất có thể những ngày sắp tới”, ông Nguyễn Văn nên nhấn mạnh.
Tại buổi họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đã có những biện pháp cụ thể nhằm tận dụng khoảng thời gian vàng còn lại. Trong đó, công tác xét nghiệm vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể.
TPHCM đặt mục tiêu tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể thời gian tới (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Để phục vụ cho công tác xét nghiệm, từng quận, huyện phải thành lập tổ chỉ đạo công tác xét nghiệm Covid-19 do một Phó Chủ tịch quận làm tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ điều hành, phân phối công việc và chịu trách nhiệm chính toàn bộ các khâu xét nghiệm, nhập liệu và trả kết quả.
Đối với công tác cách ly, điều trị, ông Nguyễn Thành Phong thẳng thắn nhìn nhận, không loại trừ khả năng xảy ra lây nhiễm chéo trong các khu vực đã cách ly, phong tỏa. Ông Phong đề nghị trong 7 ngày giãn cách xã hội còn lại, các đơn vị cần đặt mục tiêu giảm dần trường hợp F0 trong khu cách ly, phong tỏa.
“Khoảng 8h tối qua, Chủ tịch Quận 7 gọi tôi đề nghị giúp đỡ. Thời điểm ấy có một ca F0 trong tình trạng nguy cấp nhưng bệnh viện nào cũng không tiếp nhận. Sau đó, tôi gọi anh Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế mới giải quyết xong. Sự việc đó cho thấy quy trình thực hiện tiếp nhận F0 của chúng ta còn rất lúng túng, bất cập”, Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ.
Một thực trạng khác được Chủ tịch UBND TPHCM nêu rõ là quy trình chuyển các F0 từ bệnh viện tuyến cơ sở lên các bệnh viện tuyến trên còn nhiều bất cập, tốn nhiều thời gian và lúng túng. Ông Nguyễn Thành Phong đề nghị ngành y tế cần tháo gỡ những vướng mắc này thời gian tới.
Chủ tịch TPHCM nhận định còn sự lúng túng trong quy trình chuyển F0 lên bệnh viện tuyến trên (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng đặc biệt lưu ý các cơ quan về vấn đề hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ông nhấn mạnh việc không để ai bị bỏ lại phía sau là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phòng, chống dịch bệnh của TPHCM từ trước đến nay.
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu đến ngày 23/7, các địa phương cần giải ngân trên 95% gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM.
“Trong 7 ngày còn lại, chúng ta quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu giãn cách để cơ bản tách F0 ra khỏi cộng đồng và khống chế dịch bệnh, từng bước quay lại cuộc sống bình thường mới”, ông Nguyễn Thành Phong kêu gọi.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: 'Không có chảy máu chất xám'
221 nhân viên y tế nghỉ việc trong một năm, song bệnh viện tuyển thêm hơn 500 người, lãnh đạo khẳng định sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Lãnh đạo viện cho biết kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2020-2021 do Bộ Y tế tiến hành, cho thấy 74% người bệnh nội trú và 82% bệnh nhân ngoại trú là hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh. Hơn 2.000 người trên tổng 4.300 nhân viên tham gia khảo sát, chỉ có 15,3% "hài lòng toàn diện" với bệnh viện, 51% "hài lòng nói chung" về lãnh đạo bệnh viện; 63% cho biết sẽ gắn bó làm việc với bệnh viện lâu dài; 70% đề nghị tăng thu nhập.
Kết quả này được bệnh viện công bố trong bối cảnh hơn 200 nhân viên y tế tại Bạch Mai nghỉ việc từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. Trong số nghỉ việc có một phó giáo sư; 13 tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa hai; 13 thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa một; 23 người có trình độ đại học; 171 trường hợp còn lại chủ yếu là lao động phổ thông.
"Số người nghỉ việc không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện", ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trao đổi với VnExpress, chiều 16/4.
Theo ông Thành, trong 221 người nghỉ, hơn 100 người là lao động giản đơn đã chấm dứt hợp đồng vì không còn các đơn vị chức năng như dịch vụ tang lễ, vận chuyển bệnh nhân, bán nước hay trông giữ xe thu tiền... Những dịch vụ đó hiện được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và hầu như miễn phí. Trước kia bệnh viện có 10 nhà thuốc, giờ giảm một nửa.
"Nhân lực của bệnh viện có dịch chuyển ra ngoài nhưng 506 người chúng tôi mới tuyển dụng còn có chất lượng cao hơn như bác sĩ nội trú, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành... Tôi khẳng định việc các trường hợp nghỉ việc trong thời gian qua không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn. Bạch Mai không chảy máu chất xám", ông Thành nói.
Bác sĩ Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai, có thâm niên 15 năm công tác tại viện, đánh giá số người xin nghỉ việc so với tổng số nhân viên là không đáng kể. Do đó, chị và đồng nghiệp không hoang mang, chưa kể sau đó có rất nhiều phó giáo sư, tiến sĩ có trình độ đến làm việc.
Tuy nhiên, thu nhập của nhân viên y tế (bao gồm các khoản ngoài lương) giảm do năm qua bệnh viện gặp nhiều khó khăn do Covid-19 và đơn vị chuyển cơ chế tự chủ. Thu nhập thêm giảm tùy khoa, công việc, vị trí việc làm.
Ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: Thùy An.
Từ ngày 28/3/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cách ly trong 15 ngày sau khi xác nhận các ca nhiễm nCoV là nhân viên bệnh viện và công ty dịch vụ Trường Sinh. Bình thường, cơ sở tiếp nhận trung bình 5.000-5.500 bệnh nhân nội trú, 6.000-7.000 người đến khám mỗi ngày. Covid-19 bùng phát, số bệnh nhân ngoại trú, nội trú đều giảm xuống còn dưới 1.000 người.
Ngoài ra, năm 2020, bệnh viện thực hiện Đề án thí điểm tự chủ, không được cấp kinh phí, lấy thu bù chi để hoạt động nên phải hạch toán tài chính để vận hành cơ sở. Theo lãnh đạo bệnh viện, đây là áp lực rất lớn.
"Ban lãnh đạo bệnh viện đã rất nỗ lực, ưu tiên đẩy chất lượng dịch vụ lên trước một bước để hướng tới sự hài lòng người bệnh. Trong bối cảnh đó, bệnh viện cần tuyển nhiều nhân lực hơn nhưng không thể thực hiện do thiếu kinh phí. Điều này dẫn đến một điều dưỡng phải chăm sóc nhiều bệnh nhân", ông Thành chia sẻ.
Một số giải pháp quyết liệt được thực hiện. Chẳng hạn, để đáp ứng số bệnh nhân xếp hàng khám bệnh từ 3 đến 4h sáng, bệnh viện phải yêu cầu một số bộ phận đi làm từ 5h để đón tiếp. Tuy nhiên nhân viên được làm theo ca, đi sớm về sớm. Ngoài ra, bệnh viện rất quyết liệt trong lỗi về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Nếu có kiến nghị của bệnh nhân, gia đình người bệnh, cán bộ đó sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật. Điều này trước đây không có.
"Tất cả thay đổi là khó khăn, chưa kể động chạm đến sự sống còn và lợi nhuận. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn đang nỗ lực sửa đổi, cân nhắc để tạo thuận lợi tối đa cho bệnh nhân và nhân viên y tế dựa trên mục tiêu trọng tâm, phát triển bệnh viện", ông nói thêm.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt với 4.300 nhân viên. Đây là bệnh viện công đầu tiên áp dụng mô hình tự chủ toàn diện, có hội đồng quản lý, được tự quyết định về đầu tư, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu. 2020 là một năm khó khăn với bệnh viện. Tháng 3-4/2020, bệnh viện bị phong tỏa do liên quan chùm nhiều ca nhiễm. Những tháng cuối năm qua, hai nguyên lãnh đạo cấp cao bị bắt do liên quan đến vụ kê khống giá mua sắm trang thiết bị.
Giám đốc Bạch Mai: Vài chục bác sĩ chuyển đi không ảnh hưởng đến bệnh viện GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, việc 28 bác sĩ đi nơi khác là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến chức năng, chuyên môn của bệnh viện. Liên quan đến việc 221 cán bộ nhân viên BV Bạch Mai nghỉ việc, trong đó 28 người là bác sĩ, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV...