Chủ tịch TP.HCM chỉ đạo 8 giải pháp kiểm soát dịch
TP.HCM xuất hiện nhiều ca trong cộng đồng qua việc khám, sàng lọc tại các cơ cở y tế, điều đó cho thấy chưa kiểm soát hết dịch bệnh trong cộng đồng. Qua đó, Chủ tịch TP đưa ra 8 giải pháp để ngăn chặn dịch.
Sáng nay (11/6), Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Tham dự còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đang cùng lúc ứng phó chống dịch với hai chủng Ấn Độ và Anh, nhiều ổ dịch trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm. Điều này khiến công tác chống dịch phải thần tốc và mạnh mẽ hơn trong kiểm soát dịch.
Theo ông Phong, dù toàn thành phố đã giãn cách theo Chỉ thị 15 và 16 đối với quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, nhưng vừa qua vẫn xuất hiện mỗi ngày 30-50 ca bệnh. Những ca bệnh xuất hiện mới đa số là trường hợp F, đã đưa vào khu cách ly, phong tỏa.
Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại công ty PouYuen
“Xu hướng của các ca chuỗi lây nhiễm về sau đều qua sàng lọc tại bệnh viện khi người dân đi khám. Điều đó cho thấy tình hình trong cộng đồng vẫn chưa kiểm soát được hết.
Như vậy, vấn đề đáng lo hiện nay là người dân khi đi khám có triệu chứng nhưng không khai báo thành thật ngay từ đầu để khám sàng lọc và truy vết. Chúng ta phải tuyên truyền thêm cho người dân ý thức”, Chủ tịch Phong cho biết.
Theo ông, trong 10 ngày tới, có thể phát hiện thêm các ca bệnh rải rác trong cộng đồng. Do đó, phải tận dụng vài ngày giãn cách còn lại để yêu cầu khai báo y tế, thần tốc dập dịch.
Để làm được việc này, người đứng đầu chính quyền TP đưa ra 8 giải pháp, yêu cầu các địa phương thực hiện.
Thứ nhất, tiếp tục truy vết khẩn trương, triệt để khoanh vùng dập dịch thần tốc; tại các khu vực phát hiện ca dương tính thì xét nghiệm khẩn trương và xét nghiệm mở rộng, đồng thời thông báo truy tìm người liên quan đến khai báo,
Thứ hai, tăng cường giám sát phòng, chống dịch trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…
Theo ông Phong, đây là trọng điểm để tiến hành xét nghiệm, tầm soát mở rộng, dù chưa có sự lây lan dịch trong các khu này.
Quan tâm đến các công ty hoạt động trong không gian kín, có máy lạnh… nguy cơ cao, người lao động khai báo y tế đầy đủ, kiểm soát nghiêm sự ra vào tại các khu này.
Thứ ba, đảm bảo đủ năng lực cách ly tập trung, kiểm soát chặt cách ly tại nhà, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Thứ tư, tăng cường năng lực xét nghiệm, phấn đấu xét nghiệm 100.000 mẫu đơn/ngày.
Thứ năm, sẵn sàng năng lực điều trị bệnh cho người dân, chủ động cho phương án 5.000 ca nhiễm, phân công 7 bệnh viện của thành phố với 2.000 giường điều trị, 1.000 giường hồi sức và 1.000 máy thở.
Thứ sáu, đối với các tòa nhà, công ty, doanh nghiệp… cam kết cung cấp đầy đủ danh sách người đến giao dịch, hợp tác và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Nhân viên cách ly đủ ngày thì tổ chức xét nghiệm âm tính mới cho phép đi làm lại.
Thứ bảy, Sở Thông tin và Truyền thông cùng HCDC phải tổ chức lại một cách có hệ thống và hàng tuần có giao ban về thông tin tuyên truyền; Có cơ chế trao đổi thông tin với các địa phương, tránh việc người dân thành phố e dè khi đến các địa phương khác.
Cuối cùng là tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19, thành phố đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về mua và tiêm vắc xin.
Chủ tịch TP.HCM cho biết trong chiều ngày 11/6 sẽ công bố việc thành lập Tổ công tác đặc biệt này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Tập trung xét nghiệm Covid-19 cho công nhân các KCN
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Ông Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí sau cuộc họp sáng 1.6 . Ảnh SỸ ĐÔNG
Trong buổi làm việc với Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về phòng chống Covid-19 tại TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết từ ngày 26 - 31.5 đã xuất hiện 4 chuỗi lây nhiễm, quan ngại nhất là chuỗi lây nhiễm tại Điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng, xuất hiện từ ngày 26.5 nhưng đến nay hơn 200 ca lây nhiễm.
Ban đầu nhóm này chỉ khai có 22 thành viên, chiều hôm qua (31.5) mới khai rõ là 55 thành viên, trong đó 40 người dã dương tính, từ 40 ca bệnh này tạo chuỗi lây nhiễm Covid-19 thành 200, trải khắp 22 quận/huyện, trừ Q.11 và H.Cần Giờ.
Bộ Nội vụ: "Truyền giáo Phục Hưng không phải Hội thánh, người đứng đầu không phải mục sư"
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tất cả đơn vị bầu cử của các quận/huyện có người trong Điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng đã đi bầu cử; lấy mẫu xét nghiệm công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, với 280.000 công nhân, 3.000 chuyên gia. Tổng công nhân trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao là 1,6 triệu người.
"Từng bước TP sẽ quyết tâm lấy mẫu xét nghiệm diện rộng toàn TP", ông Phong nêu tại buổi họp.
Đối với việc kiểm soát dịch bệnh tại các khu công nghiệp, ông Nguyễn Thành Phong cho hay TP đã giao cho chủ tịch UBND quận/huyện và Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp ký cam kết với chủ doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch đối với từng doanh nghiệp. Nếu có nguy cơ cao theo điểm của bảng tiêu chí thì sẽ dừng hoạt động; những doanh nghiệp ngoài, chính quyền phải ký cam kết với doanh nghiệp, vi phạm phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, thành phố sẽ chọn một số doanh nghiệp vừa cách ly vừa sản xuất.
Nấu cơm miễn phí cho người bán vé số, xe ôm giữa cơn "phong ba" Covid-19
Về vấn đề vắc xin Covid-19, ông Phong cho biết thành phố có 7,2 triệu người trên 18 tuổi, nhu cầu tiêm chủng rất lớn nhưng nguồn cung không đủ (chỉ 1,6 triệu người thuộc diện ưu tiên theo quy định). Vì vậy, thành phố xin Chính phủ cơ chế Bộ Y tế quyết định vấn đề nhập vắc xin, thành phố sẽ chủ động nguồn và phương thức thanh toán. "Bây giờ các biện pháp 5K cũng chưa đủ mà phải cộng với vắc xin mới giải quyết được tình hình", ông Phong nói.
Ngoài ra, TP.HCM đang bàn triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người bị ảnh hưởng Covid-19. Hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người thất nghiệp. Gói hỗ trợ thứ hai này sẽ đảm phòng chống dịch Covid-19 tốt và vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế.
Sáng 11/6: Thêm 51 ca mắc COVID-19, Việt Nam đã có 9.835 bệnh nhân Bản tin sáng 11/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 51 ca mắc COVID-19 tại 5 tỉnh, thành phố; trong đó 41 ca ở trong nước, riêng Bắc Giang đã 23 ca. Việt Nam hiện có 9.835 bệnh nhân. Đến sáng nay số ca mắc của thế giới đã vượt 175,5 triệu. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:...