Chủ tịch TP thưởng nóng 50 triệu đồng cho CDC Hà Nội
Chủ tịch UBND Hà Nội nhấn mạnh cán bộ, nhân viên CDC là những chiến sĩ ở tuyến đầu, đã nỗ lực, hy sinh rất nhiều cho công tác chống dịch Covid-19 tại thủ đô.
Ngày 8/2, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đến thăm, chúc tết cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và lực lượng quân đội, y tế ở cơ sở cách ly tập trung tại Trung đoàn 58 (huyện Quốc Oai).
Phó giám đốc phụ trách CDC Trương Quang Việt cho biết đến ngày 7/2, CDC đã lấy mẫu xét nghiệm cho 18.400 người về từ vùng dịch Quảng Ninh, Hải Dương.
“Những ngày qua, CDC đã thực hiện xét nghiệm hơn 40.000 mẫu, hoạt động trên 300% công suất với năng lực hơn 10.000 mẫu/ngày. Có lúc cả 4 máy PCR, máy tính, máy in bị treo do hoạt động quá nhiều. Không có phòng xét nghiệm nào trên cả nước đạt được khối lượng công việc như thế”, ông Việt chia sẻ.
Ông Chu Ngọc Anh (phải) trao bằng khen cho CDC Hà Nội. Ảnh: ANTĐ.
Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị cho biết nguồn lực của CDC còn hạn chế và đề xuất TP tháo gỡ cơ chế tài chính để nâng cao thêm năng lực của đơn vị.
Video đang HOT
Ghi nhận những nỗ lực của CDC Hà Nội, Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho rằng đơn vị đã căng mình chống dịch, là chiến sĩ tuyến đầu. Đối với những ổ dịch phức tạp, đơn vị đã nhanh chóng xét nghiệm, truy vết và cách ly kịp thời, nhất là những nơi phức tạp như chung cư số 88 Láng Hạ vừa qua.
“Từ máy móc đến con người của CDC đã hoạt động vượt công suất, đảm bảo an toàn tuyệt đối các sự kiện quan trọng của đất nước và thành phố; chăm lo sức khỏe người dân thủ đô. Lãnh đạo TP đánh giá cao và trân trọng cảm ơn đồng chí”, ông Chu Ngọc Anh nói.
Chủ tịch UBND TP cũng trao bằng khen và thưởng nóng 50 triệu đồng cho CDC Hà Nội.
Đối với người dân phải đón Tết Nguyên đán trong khu cách ly, lãnh đạo TP giao các đơn vị tập trung, thực hiện nghiêm các quy định trong cơ sở cách ly, song, vẫn cố gắng để họ không bị thiếu thốn, thiệt thòi. “Tết nên phải có bánh chưng, hoa đào; phải đảm bảo để người dân trong khu cách ly đón tết ấm cúng, an toàn”, ông nói.
Những người nào ở Hà Nội được và không được về quê ăn Tết để phòng, chống dịch Covid-19?
Lãnh đạo CDC Hà Nội cho rằng, những người sống tại Hà Nội có quê ở vùng đệm, cạnh vùng dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh, các tỉnh khác, nếu có thể thu xếp được thì không nên về dịp Tết.
Trao đổi với PV, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội) cho hay, hiện nay Hà Nội không cấm, không hạn chế người dân về quê đón Tết Nguyên đán 2021.
Tuy nhiên, đối với những người đang ở trong các khu vực bị phong toả, cách ly y tế nhằm theo dõi dịch bệnh Covid-19 thì không được về, rời khỏi đây, bởi nguyên tắc của các khu vực bị phong toả, cách ly y tế là "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Ông Việt dẫn ví dụ cụ thể, như chung cư ở T6 Times City, 88 Láng Hạ hiện nay chỉ còn cách ly một số tầng do liên quan trực tiếp đến các bệnh nhân nhiễm bệnh,những người dân nằm trong khu vực cách ly này không được phép rời khỏi đó về quê ăn Tết.
Còn lại, những người khác vẫn có thể di chuyển về quê đón Tết bình thường.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng cho rằng, vài ngày tới sẽ đến Tết Nguyên đán 2021, nhưng các vùng dịch của Hải Dương hay Quảng Ninh đều đã bị phong toả, cách ly nên người dân ở Hà Nội có quê tại đó sẽ không thể nào về được.
"Đối với những người có quê ở vùng đệm, cạnh vùng dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh hay các tỉnh khác, chúng tôi khuyến cáo nếu có thể thu xếp được thì không nên về dịp Tết này mà ở lại.
Còn những gia đình vì lý do bất khả kháng phải về thì cố gắng về bằng xe riêng, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt phải thực hiện đúng 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế", ông nói và đề nghị người dân cần hạn chế việc tiếp xúc tại các địa điểm đông người, hạn chế đi lại dịp này cũng như trong Tết Nguyên đán để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 .
Đối với người dân từ các tỉnh có dịch, khi quay trở lại Hà Nội phải thực hiện khai báo y tế đầy đủ, rõ ràng với chính quyền địa phương và cách ly tại nhà khi cần thiết để phòng, chống dịch.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng khuyến cáo những người ở chung cư 88 Láng Hạ (nơi bệnh nhân 1956 ở) không nên di chuyển nhiều dù đã được xét nghiệm âm tính, để tiếp tục đề phòng nguy cơ dịch bệnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Nếu di chuyển về các nơi khác, phải thông báo, đăng ký với chính quyền địa phương để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chỉ rõ, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo, trong đó Thủ tướng có chỉ đạo yêu cầu các tỉnh, TP rà soát, tính toán làm sao khoanh vùng khu vực có dịch gọn nhất, hạn chế tối đa tác động tới sinh hoạt, đời sống của người dân, sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hóa.
"Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ y tế kiểm tra chỉ đạo xác định cụ thể vùng cách ly theo nguyên tắc khoanh gọn nhất có thể để phục vụ mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế", ông Hiền thông tin.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lưu ý thời gian trước, trong và sau Tết, người dân cần thực hiện nghiêm các quy định về đeo khẩu trang, sát khuẩn. Tâm lý người dân cho rằng ngày Tết không ai xử phạt, vì thế cần phải thực hiện nghiêm túc để phòng chống dịch...
Đến sáng 6/2, Hà Nội hiện có 23 ca mắc Covid-19
Đến nay, Hà Nội đang phong tỏa, cách ly y tế một số khu vực như: Tầng 10 và tầng 21 tòa B, chung cư 88 Láng Hạ (quận Đống Đa); Tầng 12A tòa nhà T6 Times City (quận Hai Bà Trưng); ngõ 86 phố Duy Tân và phòng công chứng số 3 (quận Cầu Giấy); thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh); Ngõ 92 đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy); Ngõ 49 phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy); Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm); Nhà máy Z153 (huyện Đông Anh); tầng 10 chung cư Dream Land, 23 Duy Tân (quận Nam Từ Liêm)...
Hà Nội chặn nCoV vào bệnh viện Bệnh viện Đại học Y xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế; Bệnh viện Bạch Mai áp dụng phương châm "phát hiện tại chỗ, cách ly tại chỗ, điều trị tại chỗ". Ngày 28/1, dịch bệnh bùng phát ở Hải Dương và Quảng Ninh. Cả nước ghi nhận 375 ca nhiễm cộng đồng sau 9 ngày phát hiện. Các vùng dịch lớn...