Chủ tịch TP HCM: ‘Quan tâm lớn nhất lúc này là điều trị F0 nặng’
Lãnh đạo TP HCM cho biết vấn đề quan tâm lớn nhất của thành phố hiện nay tập trung điều trị các ca F0 nặng và ngăn chặn, giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19.
Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói tại cuộc họp trực tuyến với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 sáng 17/7.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh từ 6h ngày 16/7 đến 6h ngày 17/7, thành phố ghi nhận hơn 2.800 ca dương tính, 81% nằm trong các khu cách ly, phong toả; 420 trường hợp được phát hiện qua khám sàng lọc ở các bệnh viện và tầm soát; 306 người đang thở máy; 8 trường hợp can thiệp ECMO.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
“Chiều hôm qua, chúng tôi đã làm việc với Phó giám đốc Sở Y tế phụ trách điều trị để khẩn trương rà soát quy trình tiếp nhận F0, đặc biệt là quy trình chuyển ca F0 từ các khu cách ly tạm thời đến bệnh viện điều trị Covid-19″, ông Phong nói và cho biết đang có thực tế việc tiếp nhận bệnh nhân bị chậm khiến bệnh trở nặng, thậm chí rất nặng.
Theo đó, thành phố đã yêu cầu xây dựng bản đồ các khu cách ly tạm thời ở các quận huyện, các bệnh viện dã chiến điều trị F0 không triệu chứng hoặc nhẹ, các bệnh viện điều trị F0 triệu chứng nặng và bệnh viện hồi sức tích cực. Đồng thời, ứng dụng để điều phối F0 và giao Trung tâm cấp cứu 115 của thành phố quản lý hệ thống nhằm kịp thời chuyển F0 tới các bệnh viện điều trị sớm nhất.
“Thực tế có một số bệnh viện không chịu nhận bệnh nhân trở nặng dưới quận huyện chuyển lên. Có những trường hợp phải nhờ Giám đốc Sở Y tế thành phố can thiệp mới tiếp nhận”, ông Phong nói và cho biết thành phố đã yêu cầu các bệnh viện phải tiếp nhận các bệnh nhân nếu còn giường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết có tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, khu phong tỏa. Các hộ dân trong khu vực bị phong toả vẫn còn giao lưu với nhau. Vì vậy, thành phố đã yêu cầu các địa phương kiểm tra, giam sát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Theo ông Phong, do số F0 tăng nhanh gây áp lực cho ngành y tế, thành phố đã thiết lập bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng với 1.000 giường tại TP Thủ Đức. Thành phố cũng đang có cơ sở điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới với 300 giường và Bệnh viện Chợ Rẫy với 300 giường.
Các y bác sĩ lắp đặt dụng cụ ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 quy mô 1.000 giường điều trị người bệnh nặng và nguy kịch, đặt tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, ngày 15/7. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Cùng với đó, Sở Y tế cũng ý kiến với TP HCM đề nghị Bộ Quốc phòng và báo cáo Chính phủ xin thiết lập thêm bệnh viện chữa trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng tại Bệnh viện 175. Bộ Quốc phòng cũng thống nhất chủ trương này.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói rằng dịch tại thành phố diễn biến phức tạp. Số ca F1, F0 ngày càng tăng, không chỉ ở nơi phong tỏa mà còn ở cộng đồng, khu công nghiệp đông công nhân. Nhiều cơ sở điều trị của thành phố đã có dấu hiệu quá tải, thiếu nhân lực, trang bị y tế dù nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của Bộ Y tế.
Từ đó, Bí thư Thành uỷ đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 có cơ chế mua và nhập nhanh nhất các trang thiết bị vì một số thiết bị trong nước không đủ cung ứng, nhất là khâu hồi sức cấp cứu.
Về việc thực hiện Chỉ thị 16, người đứng đầu Thành ủy TP HCM cho biết vẫn còn tình trạng tụ tập đông người khiến công tác phòng chống dịch khó kết thúc như thời gian đề ra. Do đó địa phương cần xử lý nghiêm khắc hơn, thậm chí cách chức và đề nghị cách chức người không chấp hành quy định, chỉ đạo phòng chống dịch.
Đến trưa 17/7, TP HCM đã ghi nhận 25.682 ca nhiễm; 12.773 người đang cách ly tập trung, 37.408 trường hợp đang cách ly tại nhà và nơi lưu trú. Đến hết ngày 15/7, thành phố ghi nhận 142 ca tử vong. Hai ngày trước đó, số này lần lượt là 130 và 119. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại TP HCM là 0,75%, cao hơn cả nước (0,55%), nhưng thấp hơn tỷ lệ của thế giới (trên 2%).
TP HCM đặt mục tiêu lấy 1,3 triệu mẫu xét nghiệm mỗi ngày
2.000 đội lấy mẫu của TP HCM có thể lấy 1,3 triệu mẫu xét nghiệm nCoV mỗi ngày, tập trung lấy mẫu có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt là địa bàn có nguy cơ cao.
Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong cho biết thông tin trên tại cuộc họp chuẩn bị triển khai chỉ thị 16 trên toàn thành phố, ngày 7/7. Năng lực xét nghiệm của thành phố hiện đạt 400.000 mẫu gộp một ngày. Từ ngày 26/5 đến nay, thành phố xét nghiệm hơn 1,7 triệu mẫu nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm.
TP HCM lập Trung tâm Điều phối xét nghiệm Covid-19 để khắc phục các hạn chế về xét nghiệm, phối hợp tổ chức lấy mẫu, nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm, vận chuyển và điều phối mẫu đến các phòng xét nghiệm, khắc phục sự tương thích giữa nhưngc phần mềm trả kết quả của các phòng xét nghiệm...
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trong cuộc họp ngày 7/7. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
Người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu Sở Y tế TP HCM chuẩn bị kế hoạch tổ chức để kiểm soát dịch bệnh trong 15 ngày giãn cách theo chỉ thị 16, kể từ 0h ngày 9/7. Lực lượng chức năng tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của thành phố, gồm xác định các mốc dịch tễ, bộ phận điều phối truy vết, triển khai truy vết F1, rà soát và hoàn tất danh sách F1, tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm.
Thành phố thành lập 22 đội truy vết dịch bệnh, mỗi đội 10-30 người tùy theo mức nguy cơ của từng địa phương và giao quyền chỉ đạo đội truy vết này cho các địa phương.
TP HCM triển khai kế hoạch điều trị 10.000 -20.000 ca nhiễm, phân tuyến theo mô hình "tháp ba tầng" của Bộ Y tế. Mô hình này phân cấp điều trị bệnh nhân không triệu chứng, cấp có triệu chứng nhẹ và trung bình, cấp điều trị bệnh nhân nặng.
Sở Y tế TP HCM tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống dịch. Kết nối camera giám sát lắp đặt tại tất cả khu cách ly tập trung, triển khai các giải pháp khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR nhằm quản lý thông tin của tất cả người từng đi đến các địa điểm, giúp truy vết, điều tra dịch tễ nhanh chóng, chính xác khi phát hiện trường hợp nhiễm.
Người dân TP HCM xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp), ngày 6/7. Ảnh: Quỳnh Trần.
Từ 6h ngày 6/7 đến 6h ngày 7/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.
Tính đến sáng 7/7, các bệnh viện thành phố đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới, trong đó, 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, gồm 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Sáng 8/7 Bộ Y tế công bố TP HCM thêm 234 ca, nâng tổng số ca tại thành phố lên 8.385.
16 bệnh nhân COVID-19 rất nguy kịch, 11 người tiên lượng khó qua khỏi Cả nước có 16 ca COVID-19 trong tình trạng rất nguy kịch, phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và 11 bệnh nhân tiên lượng khó qua khỏi. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, tính tới sáng 28/6, cả nước ghi nhận 15.740 bệnh nhân COVID-19, trong đó 6.316 trường hợp khỏi...