Chủ tịch TP HCM: ‘Lãnh đạo để tội phạm lộng hành sẽ bị thay thế’
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, quận huyện nào để tội phạm phức tạp, lộng hành gây bức xúc thì người đứng đầu sẽ bị thay thế.
Sáng 1/3, tại hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn TP HCM, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu lãnh đạo ngành công an, các quận huyện phải làm sao để “bước ra khỏi hội trường này là làm, chứ không bàn chung chung”.
“Tôi đề nghị là nói cụ thể, không lý luận nữa. Chỉ đạo thì đã có Bí thư, giờ chỉ còn bắt tay nhau mà làm để tội phạm không có đất sống. Việc chống tội phạm thì chủ công là công an nhưng trách nhiệm là cả hệ thống chính trị. Đừng ỷ lại và nói việc này của riêng ngành công an”, ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tại hội nghị. Ảnh: Hữu Công
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng phê bình một số chủ tịch quận, huyện không có mặt mà cử cấp phó đi thay. “Tôi không biết các đồng chí sắp xếp kiểu gì? Lịch đã gửi từ đầu tuần rồi. Nhận thức như vậy chưa đúng”, ông Phong nói và cho rằng vẫn còn tình trạng cán bộ một số nơi làm việc kiểu đối phó trong chống tội phạm. Đặc biệt, cơ chế xử lý người đứng đầu trong vấn đề phòng chống tội phạm là chưa quyết liệt. Sắp tới thành phố sẽ có cơ chế nghiêm khắc về việc này.
Tại cuộc họp, đại tá Nguyễn Tấn Đạt – Trưởng công an quận 1 – cho rằng về phương thức hoạt động, lực lượng đặc nhiệm hình sự hiện nay chính là đội săn bắt cướp trước đây. Tuy nhiên, để việc chống tội phạm hiệu quả hơn, cần trang bị thêm phương tiện hỗ trợ như camera hành trình cho lực lượng.
“Hệ thống thông tin liên lạc như bộ đàm của cảnh sát hiện nay to quá, ra đường mang theo là bị lộ ngay”, ông Đạt nói. Ngoài ra, ông cũng đề xuất tăng thêm mức thưởng cho người tham gia tố giác, truy bắt tội phạm, tăng chính sách hỗ trợ cho bảo vệ dân phố…
Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TP HCM – cho rằng không nên thực hiện việc phòng chống tội phạm theo kiểu khẩu hiệu, phong trào nữa mà phải bắt tay vào hành động. Địa phương nào, hội đoàn nào cũng bảo thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết phòng chống tội phạm nhưng tội phạm vẫn còn.
“Nếu người ta không khóa cửa thì mới đổ cho dân mất cảnh giác, đằng này người ta có khóa cửa thì không thể nói thế được. Dân lao động không lẽ bắt người ta suốt ngày ở nhà để giữ nhà?”, ông Minh bày tỏ bức xúc về tình hình xử lý nạn trộm cắp.
Theo ông Minh, nếu lãnh đạo thành phố đồng ý, công an sẽ thống kê tệ nạn xã hội và phạm pháp hình sự theo khu vực cụ thể để quy trách nhiệm người đứng đầu. Chứ hiện nay có tình trạng khu phố văn hóa nhưng lại là địa bàn trọng điểm về tội phạm, ma túy.
Video đang HOT
“Tôi không nói về việc kỷ luật hay cách chức gì cả. Nhưng nếu chỉ huy, người đứng đầu địa phương mà không hoàn thành nhiệm vụ, để tệ nạn và tội phạm tràn lan thì thôi anh đi chỗ khác. Đến địa bàn nào dễ dàng, êm ái hơn để người ta bố trí người khác về địa bàn nóng”, ông Minh nói.
Đại tá Nguyễn Tấn Đạt – Trưởng công an quận 1 – đề nghị tăng cường thêm phương tiện hỗ trợ cho lực lượng đặc nhiệm hình sự. Ảnh: Hữu Công
Kết thúc hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu phải tăng cường kiểm tra giám sát, đề cao trách nhiệm và xác định rõ người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền cũng như trong các cơ quan chỉ huy việc phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Địa bàn, đơn vị nào để cho tội phạm hoạt động phức tạp, kéo dài, lộng hành, gây bức xúc dư luận thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Thành phố sẽ kiên quyết thay thế lãnh đạo, chỉ huy yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ.
“Riêng đối với các đồng chí chủ tịch nếu không làm tròn trách nhiệm này, tôi sẽ có ý kiến với Ban thường vụ ở nơi đó. Còn đối với đồng chí nào do Ban thường vụ thành ủy quản lý thì tôi sẽ báo cáo với Thành ủy”, ông Phong khẳng định.
Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm, Công an TP HCM cho biết, năm qua ghi nhận xảy ra hơn 6.000 vụ phạm pháp hình sự (so với năm 2014 giảm 377 vụ), giảm chủ yếu ở các loại án xâm phạm sở hữu như trộm cắp, cướp giật.
Ngành Công an thành phố cũng nhìn nhận phạm pháp hình sự tuy giảm nhưng còn tiềm ẩn nhiều thách thức như các băng nhóm tội phạm từ các tỉnh thành vào thành phố hoạt động. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giải trí nhạy cảm (vũ trường, quán bar…) có chiều hướng co cụm và dịch chuyển sang các địa bàn vùng ven, móc nối với các băng nhóm tại địa phương để thực hiện các hoạt động đòi nợ thuê, cầm đồ, cho vay nặng lãi, tổ chức cờ bạc trái phép…
Để tăng cường hiệu quả phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm, Công an thành phố đề xuất nhiều giải pháp như nghiên cứu lập các câu lạc bộ, đội, nhóm phòng, chống tội phạm. Nhân rộng mô hình camera an ninh trật tự tại các địa bàn cơ sở. Nghiên cứu cơ chế huy động quỹ phòng, chống tội phạm và thưởng bằng vật chất cho người dân có thành tích truy bắt tội phạm hoặc cung cấp tin báo có giá trị trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Hữu Công
Theo VNE
Nhiều gờ giảm tốc trên QL 1A bị đập bỏ
Ngày 28.2, ông Trần Văn Hòa, Phó Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận KV 8, P.Bùi Thị Xuân (TP.Quy Nhơn, Bình Định) cho biết người dân địa phương bức xúc về việc thi công dự án nâng cấp QL 1A đoạn qua địa bàn.
Mương thoát nước bên QL 1A mới được thi công ở P.Bùi Thị Xuân
Đầu năm 2016, ông Hòa đã viết đơn kiến nghị bức xúc của người dân trong khu vực gửi đến Sở GTVT Bình Định và trực tiếp ra Bộ GTVT để gửi đến Bộ trưởng và thứ trưởng của đơn vị này.
Việc làm mương thoát nước hai bên QL 1A tại khu vực đông dân cư ở KV 8 sâu và hở sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Nhiều đoạn mương thoát nước hai bên QL 1A bị người dân P.Bùi Thị Xuân tự ý lấp - Ảnh: Hoàng Trọng
Nhiều đoạn QL 1A qua P.Bùi Thị Xuân mới thi công đã bị hư hỏng - Ảnh: Hoàng Trọng
"Chúng tôi kiến nghị Bộ GT-VT điều chỉnh thiết kế từ mương hở sang mương kín để bảo đảm an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị", ông Hòa nói. Cũng theo ông Hòa, QL 1A cũ đoạn qua đèo Cù Mông (thuộc P.Bùi Thị Xuân) cắm nhiều cọc tiêu để hạn chế tai nạn giao thông nhưng QL 1A mới thi công thì lại cắm cọc tiêu rất thưa là không hợp lý.
Trong khi đó, nhiều người dân sống tại P.Trần Quang Diệu và P.Bùi Thị Xuân ở TP.Quy Nhơn còn cho rằng trong quá trình thảm nhựa mặt đường QL 1A mới, đơn vị thi công không thảm nhựa cho liền mí tại các điểm giao nhau với đường dân sinh đã tạo ra những hố nước đọng khiến các loại ô tô, xe máy rất khó lưu thông.
Nhiều điểm giao nhau giữa đường dân sinh và QL 1A mới thi công không được thảm nhựa liền mí tạo ra vũng nước đọng khiến nhiều người bức xúc - Ảnh: Hoàng Trọng
Gờ giảm tốc trước Trường THCS Bùi Thị Xuân (P.Bùi Thị Xuân) bị người dân đục phá - Ảnh: Hoàng Trọng
Nhiều người còn đục phá gờ giảm tốc ở phần lòng đường dành cho xe cơ giới trên tuyến QL 1A mới thi công vì cho rằng đây là nguyên nhân khiến cho xe tải chạy qua gây tiếng ồn, làm rung chuyển nhà cửa.
Theo ông Dương Hồ Minh, Phó tổng giám đốc Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, việc đục phá gờ giảm tốc, thay đổi kết cấu hạ tầng giao thông là hành vi hủy hoại tài sản quốc gia và sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhà thầu thi công tiến hành lắp lại các gờ giảm tốc bị người dân đục phá trên tuyến QL 1A đoạn TP.Quy Nhơn và sẽ tiếp tục có văn bản gửi chính quyền địa phương đề nghị có biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Gờ giảm tốc ở P.Trần Quang Diệu bị đục phá - Ảnh: Hoàng Trọng
"Việc thi công dự án nâng cấp QL 1A là làm đúng theo thiết kế của Bộ GTVT. Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soạt những điểm bất hợp lý trên tuyến QL 1 để đề nghị Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp", ông Minh nói.
Tin, ảnh: Hoàng Trọng
Theo Thanhnien
Trạm y tế xã không có người trực, bệnh nhi 2 tuổi tử vong Một gia đình ở Hà Tĩnh bức xúc phản ánh về việc bệnh nhi 2 tuổi là người thân của họ tử vong vì các nhân viên y tế của trạm y tế xã đã bỏ ca trực. Trạm y tế xã Mỹ Lộc - Ảnh: Nguyên Dũng Bệnh nhi tử vong là bé trai Hoàng Văn Trường Phi (2 tuổi), con của...