Chủ tịch TP HCM: ‘Không loại trừ lây chéo trong khu cách ly’
Trước việc ca nhiễm thời gian qua tăng nhanh trong khu cách ly, phong toả, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho rằng “không loại trừ khả năng lây chéo”.
Ý kiến trên được ông Nguyễn Thành Phong nói tại cuộc họp Sơ kết một tuần TP HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, tối 15/7. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận hơn 19.400 ca nhiễm kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát, hơn 14.500 người đang cách ly tập trung, hơn 37.000 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
“Phần lớn các ca mới những ngày qua đều trong khu cách ly. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận không loại trừ lây chéo ở những nơi này. Vì vậy, sắp tới phải giảm dần số ca F0 ở các khu cách ly, phong toả”, ông Phong nói và cho rằng thống kê cho thấy 3-8% số ca trong khu cách ly do lây chéo, còn lại do ủ bệnh lâu.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại buổi họp. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.
Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các đơn vị liên quan phân tích tình hình ca phát sinh mới làm cơ sở đánh giá nguy cơ, khả năng lây nhiễm chéo ở khu vực cách ly để có phương án ứng phó phù hợp. Ông yêu cầu các khu cách ly phải được kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo. Các quận huyện không lập các khu cách ly tập trung chưa đảm bảo an toàn phòng dịch như thiếu nhà vệ sinh, phòng tắm…
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng yêu cầu cơ quan chức năng tập trung tuyên truyền người dân ở các khu phong toả tuyệt đối không ra ngoài, chấp hành nghiêm việc “giãn cách nhà với nhà”. “Tôi đã giao Chỉ huy trưởng Thanh niên xung phong lên danh sách các đội viên trong khu phong tỏa cùng với tổ Covid-19 cộng đồng lập các đội kiểm tra thường xuyên”, ông Phong nói và cho biết việc này nhằm đảm bảo nhà cách ly nhà, không để phong toả mà nhà này giao lưu, gặp gỡ nhà kia khó tránh lây nhiễm chéo.
Video đang HOT
Về công tác chữa trị, ông Phong cho rằng với số ca nhiễm tăng nhanh như hiện nay, vai trò điều trị cực kỳ quan trọng. Mục tiêu hàng đầu hiện nay của thành phố tập trung điều trị F0 nặng, hạn chế tối đa ca tử vong. Vì vậy, Sở Y tế cần sớm triển khai hướng dẫn của Bộ Y tế để giảm áp lực cho các khu điều trị, tập trung cho các ca nặng, bệnh nền. Đồng thời, rút ngắn thời gian điều chuyển F0, thiết lập đường dây nóng giải quyết vấn đề này.
“Chính phủ đã khẳng định thành phố đi đúng hướng trong việc chống dịch. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ thành phố phải đồng lòng, phát huy hiệu quả những việc làm được, khắc phục bất cập”, ông Phong nói và yêu cầu lãnh đạo quận huyện, sở ngành làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, tận dụng 7 ngày giãn cách còn lại để đưa thành phố trở về “trạng thái bình thường mới”.
Trong khi đó, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nói rằng 7 ngày qua thành phố đã làm rất nhiều việc: đổi chiến lược xét nghiệm từ đại trà sang trọng tâm, trọng điểm; trả kết quả nhanh hơn; kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm PCR; cơ bản khoanh được các ổ dịch lớn.
“Thành phố đã sử dụng hết 7 ngày thời gian vàng và làm được một số việc quan trọng. Chúng ta cần tiếp tục tăng tốc, vượt chướng ngại vật và phấn đấu về đích như mục tiêu đặt ra”, ông Nên nói và đề nghị Ban chỉ đạo cần chuẩn bị phương án sắp tới đây các tỉnh xung quanh đồng loạt giãn cách theo Chỉ thị 16 thì tình thế có thể khó khăn hơn.
Khử khuẩn tại Bệnh viện dã chiến số 6 ở thành phố Thủ Đức, ngày 14/7. Ảnh: Hữu Khoa.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức cho biết từ ngày 27/4 đến nay, thành phố ghi nhận 20.411 ca dương tính, 246 ca đang thở máy và 7 ca cần can thiệp ECMO, 142 ca tử vong. Riêng từ 1/7 đến nay, thành phố ghi nhận trung bình 1.305 ca nhiễm mỗi ngày. Một số ca nhiễm được phát hiện qua xét nghiệm giám sát tại cộng đồng.
Về năng lực điều trị, 3 ngày qua, thành phố đưa vào sử dụng 5 khối nhà chung cư tại Khu tái định cư phường An Khánh và một Trung tâm hồi sức Covid-19 với công suất 1.000 giường. Thành phố đã chuẩn bị 39.240 giường điều trị tại 23 bệnh viện, đang điều trị 15.990 bệnh nhân.
Qua 4 đợt tiêm vaccine, thành phố đã tiêm cho 991.872 người, trong đó có 48.275 người đã tiêm đủ 2 mũi. TP HCM đang lên kế hoạch đợt tiêm vaccine thứ 5 vào tuần tới, với tổng 930.000 liều vaccine AstraZeneca, Moderna và Pfizer.
Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết chuỗi cung ứng của thành phố gặp khó khăn do hạn chế phương tiện vận chuyển. Giá cả tại chợ truyền thống biến động mạnh, tăng 1,5-2 lần so với trước giãn cách. Riêng giá tại hệ thống siêu thị như Saigon Co.op và Satra vẫn ổn định, không thay đổi.
Về kế hoạch trong 7 ngày sắp tới, ông Đức cho biết thành phố sẽ tận dụng tối đa thời gian giãn cách còn lại để đẩy lùi dịch. Trong đó, việc xét nghiệm sẽ làm trọng tâm, trọng điểm để xác định ổ dịch, tầm soát, loại bỏ nguồn lây và tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Cụ thể, người dân khu phong tỏa sẽ được lấy mẫu 2-3 ngày/lần, người dân nơi nguy cơ lây nhiễm cao là 5-7 ngày/lần. Việc lấy mẫu sẽ tổ chức tại điểm có quy mô nhỏ, nơi sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; chia theo khung giờ. Người dân được lấy mẫu theo từng hộ, tránh nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Hà Nội ghi nhận ca mắc Covid-19 trở về từ Pháp
Tối 23/3, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 1 bệnh nhân Covid-19 trở về từ Pháp, được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Hà Nội.
Đây là BN2576, nam, 25 tuổi, là công dân Viẹt Nam, có địa chỉ tại huyẹn Nghi Lộc, tỉnh Nghẹ An. Bẹnh nhân từ Pháp nhạp cảnh Sân bay Nội Bài ngày 09/3/2021 và được cách ly ngay sau khi nhạp cảnh tại TP. Hà Nội. Kết quả xét nghiẹm lần 2 ngày 23/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiẹn bẹnh nhân được cách ly, điều trị tại Bẹnh viẹn Bẹnh nhiẹt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Như vậy tính đến nay, Viẹt Nam ghi nhận 2.576 ca mắc Covid-19, trong đó 1.601 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 908 ca.
Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhạp cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.754, trong đó:
- Cách ly tạp trung tại bẹnh viẹn: 490
- Cách ly tạp trung tại cơ sở khác: 18.620
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.644
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bẹnh - Bộ Y tế, trong ngày thêm 12 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Như vậy đến nay Việt Nam đã chữa khỏi 2.246 ca mắc Covid-19, 35 trường hợp tử vong. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 137 ca đã âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2.
Việt Nam thêm 3 ca Covid-19 tại TP HCM, Đồng Nai và Kiên Giang Tối 22/3, Bộ Y tế thông tin nước ta có 3 ca Covid-19 mới, đều là ca nhập cảnh. Trong đó, một trường hợp có kết quả dương tính sau 3 tuần về nước. Tính từ 6h đến 18h ngày 22/3, nước ta ghi nhận 3 ca mắc mới Covid-19 (BN2573-2575), là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay sau nhập cảnh...