Chủ tịch TP Hà Nội: Những người đi từ Singapore về cũng cần theo dõi sức khỏe
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (Covid-19) TP Hà Nội chiều 14-2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung lưu ý người dân đi về từ Singapore nên theo dõi sức khỏe. Lý do vì nước này có những trường hợp nhiễm bệnh mà không đi qua Trung Quốc.
Nghiên cứu, đề xuất 4 kỳ nghỉ/năm học
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP Hà Nội nêu rõ, đề nghị tuyên truyền đối với những ai làm việc ở Singapore lưu ý: Trước mắt khuyến cáo với họ những dấu hiệu không bình thường về sức khoẻ là phải thông tin cho cơ sở y tế.
“Giờ chúng ta cứ tập trung vào Vũ Hán nhưng dân Việt Nam tết vừa rồi đi lại, du lịch ở Singapore đông lắm, chữa bệnh đông lắm, thậm chí mấy ngày vừa rồi vẫn đi. Quan trọng là ở Singapore thông báo một số trường hợp mắc Corona mà không hề đi qua Trung Quốc, không hề đi qua sân bay mà chỉ ở nhà… Vì thế, những người nào từng đi Singapore cần lưu ý vì đây là trung tâm du lịch, trung tâm mua sắm, nhà hàng đông đúc, đất chật, người đông… sang đó về có thể bị nhiễm bệnh.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lưu ý: “Đối với những trường hợp này, Hà Nội cứ chủ động để cảnh giác, chúng ta không loại trừ yếu tố nào”.
Đồng thời, Chủ tịch TP Hà Nội cũng đề nghị tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân phát hiện ra những trường hợp từ 4 xã của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vì rất dễ có thể lây lan.
Đối với Sở GD-ĐT, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung gợi ý: Nhân dịp này Sở xây dựng kế hoạch đề xuất với Bộ GD-ĐT, năm học tới sắp xếp cho cho học sinh học 4 kỳ vì cả thế giới cũng sắp xếp năm học như thế.
Video đang HOT
“Qua nghiên cứu phân kỳ cho học sinh Hè chỉ cho nghỉ 35 ngày; nghỉ tết khoảng 1 tháng; còn 2 kỳ kia mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Việc làm này sẽ kích thích tiêu dùng tốt hơn. Tôi tin rằng sẽ phân luồng đảm bảo giao thông, phân bố giao thông tốt hơn; kích cầu (mùa Đông, mùa Hè có thể đi nghỉ mát khắp nơi… mà không cần tập trung vào một mùa Hè)”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung phân tích.
Chủ tịch TP giao Sở GD-ĐT nghiên cứu việc này, tiến tới có ý kiến đề xuất với Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. “Các nước cũng đã nghiên cứu kỹ, chúng ta có nên điều tiết không? Nếu được có thể áp dụng ngay từ năm tới”, Chủ tịch UBND TP nói.
Hà Nội vẫn đang thực hiện chặt chẽ việc giám sát, theo dõi sức khỏe với những người thuộc diện cách ly (Ảnh: V.H)
Hà Nội chưa ghi nhận ca dương tính với Corona
Báo cáo tại Hội nghị, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Đến thời điểm 15 giờ ngày 14-2, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19. Hiện TP đang tiến hành giám sát 61 trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 tại bệnh viện (7 trường hợp đến từ Vũ Hán, 4 trường hợp đến từ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc; 38 trường hợp đến từ các vùng khác của Trung Quốc; 12 trường hợp có tiếp xúc gần với người Trung Quốc/người đi về từ Trung Quốc có biểu hiện nghi mắc bệnh).
Trong đó, số trường hợp đã xét nghiệm âm tính với Covid-19 là 58 trường hợp, số trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm và tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ 3 trường hợp (2 trường hợp ở BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, 1 trường hợp ở BV 105 Sơn Tây).
Hiện TP cũng đang giám sát tại cộng đồng 1.629 trường hợp được cách ly y tế và theo dõi giám sát sức khoẻ do có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch về. Hiện tại còn 480 người phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khoẻ.
Tại Trung Quốc, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát mạnh ngoài Trung Quốc.
Việt Nam hiện đã có 16 trường hợp dương tính với Covid-19, trong đó có 7 trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm Covid- 19, dịch bệnh đã lây sang cộng đồng với các ca nhiễm thứ phát. Mặc dù Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc, tuy nhiên một số huyện của tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang có dịch tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập sang các tỉnh thành khác trong đó có Hà Nội.
“Về mặt địa lý, Hà Nội tiếp giáp với Vĩnh Phúc và có người tại huyện có dịch bệnh của Vĩnh Phúc đến làm ăn, sinh sống tại Hà Nội cũng như có người từ Hà Nội đi đến vùng dịch của Vĩnh Phúc. Chưa kể số người đi qua đi qua các con đường khác vào Hà Nội không thể kiểm soát 100% cho nên nguy cơ xuất hiện bệnh nhân ở Hà Nội cao”, ông Hạnh nhận định .
Vân Hà
Theo PLXH
Singapore thành lập Ngân hàng não đầu tiên
Ngày 27/11, Singapore đã ra mắt ngân hàng não quốc gia đầu tiên, mở đường cho các công trình nghiên cứu đem lại kiến thức mới về các bệnh liên quan đến não.
Ngân hàng não Singapore sẽ là nơi nghiên cứu về các mô não và tủy sống từ những người hiến tặng. Ảnh: straitstimes.com
Với tên gọi Ngân hàng Não Singapore, đây sẽ là một trung tâm nghiên cứu chung được thành lập dựa trên ý tưởng của nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Nanyang, Trường y Lee Kong Chian (LKCMedicine), Tập đoàn Chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHG) và Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia (NNI). Ngân hàng não Singapore được đặt trụ sở ngay tại LKCMedicine và sẽ là nơi nghiên cứu về các mô não và tủy sống từ những người hiến tặng. Những nghiên cứu này, vốn là một trong những lĩnh vực thế mạnh của LKCMedicine, sẽ giúp mang lại hiểu biết tốt hơn về những cơ chế hoạt động ngầm cũng như các triệu chứng của những căn bệnh liên quan đến thần kinh, để từ đó có thể phát triển được những phương thức chữa trị và điều trị hiệu quả. Giáo sư Richard Reynolds của LKCMedicine sẽ là người đứng đầu Ngân hàng não Singapore. Ông từng có hơn 20 năm kinh nghiệm làm Giám đốc sáng lập Ngân hàng Đa xơ cứng và Tế bào Parkinson có trụ sở ở London (Anh).
Giới khoa học ở Singapore nhận định việc cho ra đời Ngân hàng não vào thời điểm này là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh Singapore đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, khi cứ 4 người thì sẽ có một người bước sang tuổi 65 vào năm 2030 và tuổi thọ trung bình ở Singapore sẽ tăng lên 84,8 tuổi khiến gia tăng số người mắc các căn bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến tuổi tác. Giám đốc NHG, Giáo sư Philip Choo, nhận định việc đẩy mạnh nghiên cứu các căn bệnh thần kinh như đột quỵ, Parkinson và mất trí vào thời điểm này là rất kịp thời. Trong khi đó, Giám đốc Y khoa NNI, Phó Giáo sư Ng Wai Hoe, nhấn mạnh đến những tác động lâu dài và nguy hiểm của các bệnh thần kinh, đồng thời cho rằng với việc ra đời Ngân hàng Não Singapore, giới khoa học sẽ hiểu sâu hơn về các bệnh liên quan đến não, từ đó đưa ra chẩn đoán sớm hơn, cải thiện kết quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ngân hàng Não Singapore đặt mục tiêu thu hút khoảng 1.000 người hiến tặng trong 4 năm tới.
Đặng Ánh
Theo TTXVN
Các thành phần trong trà sữa nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Không phủ nhận trà sữa là thức uống được khá nhiều người yêu thích, tuy nhiên để làm nên cốc trà sữa thơm ngon béo ngậy, ít ai biết rằng trong thành phần pha chế có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Trà sữa là thức uống yêu thích, phổ biến ở các nước Châu Á: Singapore, Đài Loan (Trung Quốc),...