Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt xin từ chức
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết đã có đơn xin từ chức và nghỉ hưu sớm 4 năm so với chế độ với lý do cá nhân.
Theo nguồn tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, vừa có đơn gửi tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để xin từ chức Chủ tịch cũng như xin nghỉ chế độ sớm 4 năm so với quy định của Bộ luật Lao động.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành, cho biết việc xin từ chức là vì lý do cá nhân-Ảnh: Báo Giao thông
Trước đó, từ giữa tháng 10 này, Bộ GTVT đã có kế hoạch luân chuyển, điều động ông Thành giữ chức Vụ trưởng – Phó trưởng ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ GTVT.
Người được dự kiến luân chuyển giữ chức vụ thay ông Thành tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Chiều 24-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Ngọc Thành xác nhận ông đã có đơn xin từ chức cũng như xin nghỉ chế độ sớm. “Tôi chỉ xin nói thế này, việc tôi xin nghỉ chế độ cũng như xin từ chức hoàn toàn là lý do cá nhân. Mọi chuyện khác tôi không bình luận”- ông Thành cho hay.
Ông Thành không trả lời cũng như không bình luận về việc ông sẽ được luân chuyển, bổ nhiệm ông vào chức vụ Vụ trưởng – Phó trưởng ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ GTVT.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt cũng xin không bình luận về người được dự tính sẽ kế nhiệm mình.
Video đang HOT
Ông Trần Ngọc Thành sinh năm 1960, được Bộ GTVT điều động, bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ tháng 4-2013. Trước khi được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành là Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT.
Trong hơn 3 năm công tác tại Tổng công ty Đường sắt, ông Thành được đánh giá là đã góp phần đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc triển khai hệ thống bán vé tàu điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ một số đoàn tàu, tái cơ cấu hoạt động vận tải.
Tuy nhiên, ngành đường sắt cũng có nhiều dự án gây tranh cãi như mua tàu cũ của Trung Quốc; góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất tại 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu. Các nội dung này đã được Bộ chủ quản và Thanh tra Chính phủ đánh giá sai phạm và yêu cầu kiểm điểm lãnh đạo doanh nghiệp này.
Theo Văn Duẩn
Người Lao động
Lời kể nhân chứng vụ tàu đâm ô tô ở Thường Tín
Sau tiếng rầm lớn, người dân chạy ra thì thấy ô tô bị tàu đâm văng xa khoảng 30m, 2 nạn nhân bị văng ra ngoài nằm bất động
Hiện trường vụ tai nạn khiến 5 người tử vong
Khoảng 5h20 ngày 24/10, đã xảy ra vụ tai nạn giữa ô tô và tàu hỏa tại km15 380 (đoạn qua thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) khiến 5 người tử vong, 2 người bị thương nặng.
Ô tô bẹp dúm, văng xa 30m
Bà Nguyễn Thị Hưởng (67 tuổi), người dân chứng kiến sự việc kể lại, thời điểm trên bà đang dọn hàng nước thì nghe tiếng hét thất thanh "có tàu tới" của lái xe taxi gần khu vực.
"Tiếp đó, tôi nghe thấy một tiếng rầm lớn. Tôi liền chạy ra thì thấy tàu hỏa đâm vào ô tô văng xa vài chục mét, bên cạnh ô tô máu chảy nhiều. Sau khoảng 15 phút xảy ra sự việc, lực lượng chức năng có mặt kéo những người bị nạn ra khỏi ô tô, đưa đi cấp cứu", bà Hưởng nói.
Theo bà Hưởng, có thể do lái xe ô tô không kịp quan sát nên đã bị tàu hỏa đâm phải. Trên xe ô tô có 7 người, 4 nam, 3 nữ. Một số nạn nhân còn cử động được nên người dân đưa đi viện.
Ông Nguyễn Đoàn, người dân ở khu vực cho biết, ô tô bị tàu hỏa đâm văng xa khoảng 30m. Thấy tai nạn, ông Đoàn đã chạy ra cùng lực lượng chức năng đưa người bị nạn đi cấp cứu.
"Có 2 nạn nhân bị văng ra khỏi ô tô, nằm bất động trên quốc lộ 1A cũ. Những người bị nạn ở độ tuổi còn khá trẻ", ông Đoàn nói.
Doanh nghiệp tự bỏ tiền thuê người gác tàu
Ghi nhận của phóng viên, tại vị trí xảy ra tai nạn có đèn báo tín hiệu nhưng không có công nhân của Tổng Công ty Đường sắt đứng gác. Tại đây, có một cây luồng chắn ngang được bố trí làm barie.
Tại khu vực xảy ra tai nạn có một cây luồng bắc ngang dùng làm barie
Theo người dân ở gần khu vực, ở cạnh đường ngang có nhiều xưởng sản xuất của doanh nghiệp nên hằng ngày có rất nhiều phương tiện qua lại. Khoảng 3 năm trở lại đây, một doanh nghiệp đã bỏ tiền ra thuê một người dân dứng gác, đảm bảo an toàn cho người dân qua lại tuyến đường ngang.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng chắn barie tại tuyến đường ngang này cho hay, năm 2013, ông được một doanh nghiệp trả công 3 triệu đồng/1 tháng để ông đứng chắn barie ở tuyến đường ngang mỗi khi có tàu qua. Buổi sáng ông Định đứng từ 7-11h, chiều từ 13h đến 19h. Khoảng thời gian còn lại, không có nhân viên đứng gác.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng trông barie tại tuyến đường ngang này
"Khu vực này được coi là điểm đen giao thông, khoảng 3 năm trở lại đây ở khu vực này đã xảy ra 5 đến 6 vụ tai nạn đường sắt. Gần đây nhất, vào tháng 7/2016 , cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa đâm vào ô tô ở vị trí này. Rất may không gây thiệt hại về người, ô tô bị đâm hư hỏng nặng", ông Định nói.
Ông Định kiến nghị cơ quan chức năng cần nghiên cứu lắp đặt barie bằng sắt ở khu vực, có bố trí nhân viên đường sắt đứng gác để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Đường sắt Bắc Nam sẽ thông tuyến ngày 17/10 Ngành đường sắt đã lập kế hoạch thông tuyến đường sắt Bắc Nam, vốn bị mưa lũ chia cắt mấy ngày qua, từ 18h ngày 17/10. Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt, ngành đã huy động 1.500 nhân lực cùng thiết bị, vật tư từ các công ty đường sắt Hà Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Quảng Bình... để sửa chữa các...