Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt VN xin từ chức
Ông Trần Ngọc Thành cho biết việc viết đơn xin nghỉ là quyền tự nguyện của mình vì sự ổn định chung của ngành.
Ngày 24-10, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, xác nhận vừa có đơn gửi Bộ GTVT và HĐTV tổng công ty xin từ chức chủ tịch và nghỉ chế độ sớm bốn năm.
Ông Thành cho biết ông viết đơn xin nghỉ việc ngày 13-10 và gửi đơn xin ngày 14-10. “Việc viết đơn xin nghỉ là quyền tự nguyện của tôi vì sự ổn định chung của ngành. Hiện tôi không có ý kiến gì thêm…” – ông Thành nói.
Ông Trần Ngọc Thành sinh năm 1960 (56 tuổi), được Bộ GTVT điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam từ tháng 4-2013.
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Được biết vào giữa tháng 10-2016, Bộ GTVT đã bắt đầu làm thủ tục để luân chuyển, điều động ông Thành giữ chức vụ trưởng, phó trưởng Ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm lụt bão, Bộ GTVT. Người dự kiến luân chuyển về giữ chức vụ của ông Thành là ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Video đang HOT
Lần phát biểu gần đây trong ngày truyền thống của ngành, ông Thành khẳng định ngành đường sắt Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường.
“Với phương châm “An toàn – Thuận tiện – Thân thiện – Đúng giờ – Hiệu quả”, những năm gần đây, ngành đường sắt đã quyết liệt triển khai hàng loạt dự án mang tính đột phá, đem đến chất lượng phục vụ, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Tất cả nỗ lực, cố gắng đó đã xây dựng nên hình ảnh mới của Đường sắt Việt Nam, được nhân dân ghi nhận…” – ông Thành nói.
Theo Viết Long (Pháp Luật TPHCM)
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tái khởi động
Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ thẩm định dự án đường sắt cao tốc, nếu được thông qua sẽ hoàn thành một số đoạn trước 2030.
Chiều 12/8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi).
Theo Thứ trưởng Đông, trong số các nội dung mới của dự luật sửa đổi sẽ có một chương về đường sắt tốc độ cao. Dù Quốc hội từng bác dự án đường sắt cao tốc song theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam sẽ hoàn thành vào năm 2050.
Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tiền khả thi. Theo đó, dự kiến năm 2018, Bộ sẽ trình Chính phủ thẩm định, sau đó trình Quốc hội phấn đấu thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trước 2020. Đoạn Sài Gòn - Long Thành được chọn thí điểm để vận hành khai thác, đào tạo chuyển giao công nghệ, sau đó làm tiếp các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh. Sau năm 2030, tuyến sẽ kéo dài tiếp Hà Nội - Đà Nẵng và Sài Gòn - Đà Nẵng.
"Toàn tuyến Bắc - Nam sẽ được làm theo lộ trình và từng đoạn, phấn đấu nối toàn tuyến trước năm 2050", ông Đông cho biết.
Thứ trưởng Đông cho hay, đã có nhiều nghiên cứu trên tuyến đường sắt cao tốc, như Hàn Quốc đang hỗ trợ nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Cần Thơ, Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản JICA cũng nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông báo cáo trước Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Xuân Hoa.
"Dự báo đến 2030, nếu các dự án khác như Cảng hàng không Long Thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì vẫn phải làm thêm một tuyến đường sắt mới để đáp ứng yêu cầu đi lại của 50-70 triệu hành khách", ông Đông khẳng định.
Báo cáo thẩm tra dự luật này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các quy định về đường sắt tốc độ cao bảo đảm việc xây dựng theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Giao thông cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi.
Thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7%
Tại Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại trước thị phần vận tải đường sắt quá ít so với đường bộ, đường thủy. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích, thị phần vận tải đường sắt giảm do mạng lưới đường không tăng, toàn bộ vận tải do Tổng công ty Đường sắt quản lý nên không có cạnh tranh, việc kết nối với đường sắt và cảng biển hạn chế... Ước tính thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7% trong khi vận tải đường bộ chiếm 62%.
Theo ông Đông, Luật đường sắt sẽ tạo cơ sở pháp lý để ngành đường sắt có môi trường kinh doanh thông thoáng, chấm dứt độc quyền của Tổng công ty Đường sắt. Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng, bảo trì đường và cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh toa xe...
"Tư nhân đầu tư toa xe sẽ tăng từ 19-20 đôi tàu Bắc Nam lên 22-23 đôi tàu và việc kết nối với cảng biển sẽ tốt hơn", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận xét, nhiều năm qua ngành đường sắt không huy động được vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đầu tư của nhà nước cũng rất hạn chế. Đường sắt thời Pháp để lại dài hơn 3.000 km song chúng ta không làm thêm được kilômet nào mà còn giảm đi.
"Kỳ vọng với sự phát triển vận tải đường sắt trong thời gian tới, theo tính toán với các cung đường 500-700 km, đường sắt có lợi thế cạnh tranh với các loại hình vận tải khác", ông Thanh nhận xét.
Kết luận lại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nếu tiếp thu các ý kiến trong phiên làm việc này thì tới đây, Dự án Luật đường sắt (sửa đổi) đủ điều kiện để trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.
Dự thảo luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 65/114 điều; bãi bỏ 45/114 điều; sổ sung mới 26 điều.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đường sắt Việt Nam có 188 đoàn đi nước ngoài trong 3 năm Hoat đông kinh doanh trì trệ, kem hiêu qua, tuy nhiên trong 3 năm (2010-2013) nganh đương săt Viêt Nam tô chưc 188 đoan đi nươc ngoai. Thanh tra Chinh phu vưa công bô kêt luân thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN)....