Chủ tịch tỉnh yêu cầu “trảm” ngay các dự án không hiệu quả
Trước thực tế huy động nguồn vốn cho xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh loại bỏ ngay những công trình, dự án không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, để dồn vốn cho những dự án thực sự cấp bách, thiết yếu.
Thông tin trên được ông Lê Đình Sơn, Bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với Dân trí vào chiều ngày 18/2 ngay sau cuộc họp do ông chủ trì với lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh để nghe báo cáo về nội dung đầu tư công trung hạn; cơ chế, chính sách khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và quản lý cấp nước sạch nông thôn.
Theo ông Sơn, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2016-2020 của Hà Tĩnh là rất lớn, nhất là nhu cầu vốn cho các dự án hoàn thành, trả nợ và tạm ứng, các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020; các dự án đề xuất mới và vốn thực hiện các chương trình đầu tư phát triển theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh…
Bí thư, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn tiến hành kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công hồ chứa nước Rào Trổ tại địa bàn huyện Kỳ Anh.
Nhu cầu là rất lớn, nhưng theo người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến khả năng huy động nguồn vốn của tỉnh rất hạn hẹp, trong đó nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của tỉnh chỉ vào khoảng 20.000 tỷ đồng (đạt khoảng từ 10-20% nhu cầu), được cân đối và huy động theo 4 nhóm gồm: vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước), vốn ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách tập trung, tiền đất, nguồn tăng thu đưa vào cân đối ngân sách địa phương), vốn trái phiếu Chính phủ và vốn nước ngoài (ODA).
Video đang HOT
Trước những khó khăn về nguồn vốn đầu tư, cũng như những tồn tại trong công tác quản lý, khai thác vận hành công trình sau đầu tư dẫn đến một số công trình chưa phát huy hết hiệu quả, gây lãng phí, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu lãnh đạo các sở ngành khi trình, tham mưu cho tỉnh về các dự án đầu tư phải thực hiện nghiêm luật đầu tư công, phân bổ nguồn phải thật sự khách quan.
Đặc biệt, ông Sơn yêu cầu lãnh đạo các sở ngành khi trình mạnh dạn cắt bỏ những công trình dự án không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao để tập trung đầu tư cho những dự án thực sự cấp bách, thiết thực. Phương án mà ông Sơn nêu ra là yêu cầu ngay lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đề xuất phương án các công trình, hạng mục cần đầu tư theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở đó Sở KH&ĐT hoàn thiện báo cáo tổng hợp, trong đó làm rõ nợ đọng xây dựng cơ bản, công trình nào sẽ chấm dứt, công trình nào tiếp tục.
“Chúng tôi kiên quyết loại bỏ những công trình không hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao, gây lãng phí. Nguồn vốn đầu tư sẽ được dồn cho các công trình cấp bách, thực sự cấp thiết. Mục tiêu tiên quyết là bất cứ công trình nào đã được khởi công thời gian tới là phải thực sự mang lại hiệu quả cho địa phương, cho người hưởng lợi” – ông Sơn nhấn mạnh
Văn Dũng
Theo Dantri
Tám đời chủ tịch tỉnh, chưa xong 1,5km đường
Đoạn đường Bắc Sơn nối với Minh Cầu (TP Thái Nguyên) chỉ vỏn vẹn 1,5km, được khởi công từ năm 1990 đến nay, qua 8 đời chủ tịch tỉnh nhưng đến nay vẫn dở dang.
Người dân khổ sở bởi nắng bụi, mưa lầy với đoạn đường xuyên thế kỷ. Ảnh: MĐ
Hành trình 27 năm đoạn đường 1,5km
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Bắc Sơn - Minh Cầu được khởi công từ năm 1990. Đến năm 2007 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định 1995 "Phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Bắc Sơn - Minh Cầu và khu dân cư mới phường Hoàng Văn Thụ".
Theo đó, tuyến đường có chiều dài 1,5km, lộ giới xây dựng từ 22m đến 27m, diện tích thu hồi cho dự án là hơn 16ha với tổng mức đầu tư 106 tỷ đồng. Đến tháng 5/2008 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định 1083 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng con đường này và giao cho Cty Xây dựng và San nền Thái Nguyên, sau này là Cty TNHH Đầu tư Thái Nguyên, làm chủ đầu tư.
Đến tháng 7/2008, UBND tỉnh Thái Nguyên lại ra Quyết định 1672 điều chỉnh quy hoạch dự án này theo hướng tăng diện tích thu hồi đất lên 19,84 ha. Đáng lưu ý, việc tăng diện tích không phải để mở rộng hay kéo dài thêm đường Bắc Sơn - Minh Cầu mà là mở rộng thêm diện tích các lô đất ở.
Liên quan đến sự việc trên, ông Trần Đức Lợi - Phó giám đốc Cty TNHH Đầu tư Thái Nguyên nói: Dự án có 375 hộ dân thuộc diện tái định cư do bị thu hồi đất. Trước đây tỉnh không tính diện tích đất tái định cư cho các hộ dân mất đất vào cùng diện tích của dự án, giờ tỉnh giao chủ đầu tư lo bố trí đất tái định cư cho dân nên phải mở rộng thêm 3ha đất là hợp lý.
Theo Quyết định 1672, trong tổng số hơn 19ha đất chỉ có 39% dành cho xây dựng hạ tầng giao thông, còn 42% dành cho đất ở chia lô để bán đối ứng xây dựng hạ tầng. Chính vì thế, tổng mức đầu tư được nâng lên 209 tỷ đồng.
Chưa xong đã bán đất kiếm lời
Mặc dù dự án dở dang như thế, không hiểu vì sao, chủ đầu tư đã đem các lô đất đi bán kiếm lời. Việc làm này đã khiến người có đất bị thu hồi khiếu kiện kéo dài. Đại diện chủ đầu tư, ông Trần Đức Lợi cho rằng: Hiện nay thiếu hụt hơn 100 lô tái định cư nên chưa thể giải phóng mặt bằng. Đây là lý do khiến dự án bị chậm tiến độ nhiều năm.
Khó hiểu ở chỗ, mặc dù kêu thiếu hụt đất tái định cư cho dân nhưng chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành điều tra về 3ha đất trước đây UBND tỉnh Thái Nguyên đã "mở rộng quy hoạch" để làm đất tái định cư bỗng dưng "biến mất". Dù chưa xác minh 3ha đất dành cho tái định cư biến đi đâu, hoặc xem xét lại việc đối ứng thì UBND tỉnh Thái Nguyên lại dành 500 lô đất cho chủ đầu tư. UBND tỉnh Thái Nguyên đã lấy đất từ dự án khác để "vá" vào dự án đường Bắc Sơn - Minh Cầu.
Cụ thể, ngày 26/5/2015 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định 1511 "Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư số 2 phường Hoàng Văn Thụ" với nội dung thu hồi phần đất của một dự án khác đã được phê duyệt để làm quỹ đất tái định cư cho Dự án "Đường Bắc Sơn - Minh Cầu và khu dân cư số 1 đường Hoàng Văn Thụ", việc làm này gây bức xúc trong dư luận.
Mặc dù dự án dở dang như thế, không hiểu vì sao, chủ đầu tư đã đem các lô đất đi bán kiếm lời. Việc làm này đã khiến người có đất bị thu hồi khiếu kiện kéo dài.
Theo Minh Đức (Tiền Phong)
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, Hậu Giang Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê chuẩn nhân sự UBND 2 tỉnh: Hưng Yên và Hậu Giang nhiệm kỳ 2011- 2016. Ông Nguyễn Văn Phóng được Thủ tướng phê chuẩn làm Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên. Cụ thể, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Nguyễn Văn...