Chủ tịch tỉnh vào cuộc nắn chỉnh việc nuôi chim yến
Trước thực trạng mô hình dẫn dụ, nuôi chim yên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gia tăng khó kiểm soát, ảnh hướng đến đời sống, môi trường… Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo 6 Sở, ngành cùng chính quyền địa phương vào cuộc rà soát và qui hoạch lại vùng nuôi chim yến.
Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có hơn 700 hộ dân tham gia hoạt động dẫn dụ, nuôi chim yến. Chủ yếu tập trung ở nội thành, khu dân cư ở TP Rạch Giá, huyện Hòn Đất, thị xã Hà Tiên, huyện Châu Thành, huyện Kiên Lương…
Đáng quan ngại, các hộ nuôi chim yến sử dụng nhà nuôi không đúng công năng, đa phần được cải tạo, cơi nới từ nhà ở. Ngoài ra, việc phát loa dẫn dụ có âm thanh lớn đã làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, tác động đến cảnh quan, môi trường đô thị.
Ngày 12/3, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo nhiều Sở,ngành vào cuộc rà soát, kiểm tra để qui hoạch lại mô hình dẫn dụ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh trong quý II/2018
Để hài hòa giữa lợi ích kinh tế và giải quyết tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, môi trường, quản lí dịch bệnh, cảnh quan đô thị, ngày 12/3, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có chỉ thị gửi tới 6 Sở, ngành và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc việc tăng cường công tác quản lí nuôi chim yến trên địa bàn.
Cụ thể, UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng các địa phương xây dựng quy hoạch và quy định nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trong quý II năm 2018.
Video đang HOT
Sở TN-MT hướng dẫn thực hiện các qui định về môi trường đối với các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về môi trường.
Sở Xây dựng tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm về bảo vệ môi trường trong việc nuôi chim yến.
Thời gian qua, dù ngành chức năng tỉnh Kiên Giang qui định cụ thể việc nuôi chim yến, nhất là việc mở máy phát tiếng kêu theo thời gian… nhưng nhiều hộ vẫn “vượt rào” làm ảnh hưởng đến đời sống những hộ dân lân cận
Sở y tế kết hợp với các sở ngành liên quan thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người. Tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra việc chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến tổ yến theo qui định pháp luật
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở nuôi chim yến, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đối với chim yến.
Chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lí về xây dựng nhà nuôi yến, buộc chủ cơ sở tháo dỡ những phần cơi nới sai so với thiết kế được phê duyệt…
Đồng thời, chỉ thị cũng nêu rõ đối với các cơ sở đã nuôi yến nhưng không có chứng nhận về môi trường, giấy phép xây dựng theo quy định phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong vòng 6 tháng kể từ ngày chỉ thị có hiệu lực (ngày 12-3). Còn đối với những hộ có nhu cầu tham gia nuôi, dẫn dụ và khai thác tổ yến phải tiến hành khai báo với chính quyền địa phương, lập các thủ tục hồ sơ theo đúng quy định hiện hành…
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Vụ dân thúc cán bộ cứu lúa: Dân mừng vì lúa thoát "án tử"
Ông Trương Văn Minh, một người dân trú ở xã Hòa Điền (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) vui mừng cho biết, sau buổi đối thoại với cán bộ huyện, bà con kéo đến đập kênh 13, thấy mực nước trong và ngoài đập chênh lệnh cao nên đã yêu cầu cán bộ cho xả đập này để nước ngọt chảy vào kênh.
"Trong 2 ngày qua, bằng cách vận hành này, các kênh đã có nước ngọt; các kênh nội đồng độ mặn giảm hơn 50%", ông Trương Văn Minh cho biết.
Ruộng lúa của anh Phan Công Danh - ấp Cống Tre, xã Kiên Bình có dấu hiệu chết dần vì thiếu nước ngọt
Sáng 4/3, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Bình Trọng - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, phụ trách nông nghiệp - cho biết, mấy ngày qua, huyện cho cán bộ phối hợp với người dân canh nước tại các đập; khi thấy mực nước trong và ngoài cống chênh lệnh là cho mở cống. Từ cách này hiện nay độ mặn trong nội đồng đã giảm từ 80-90%.
Ông Trọng thông tin thêm: Riêng các khu vực gần các cống Lung Lớn 1, Lung Lớn 2, Cái Tre, đã có nước ngọt và người dân đã bơm nước vào ruộng.
Độ mặn giảm, người dân đã chuẩn bị máy bơm sẵn để bơm nước ngọt vào ruộng cứu lúa.
Như Dân trí đã thông tin, tại các xã Kiên Bình, Hòa Điền (huyện Kiên Lương), nước mặn tràn sâu vào nội đồng từ ngày 22/2. Đến ngày 26/2, người dân kéo lên UBND huyện Kiên Lương yêu cầu cán bộ đóng đập kênh 6 ngăn mặn. Cán bộ hứa đóng đập ngày 28/2, tuy nhiên đến sáng 1/3 đập kênh 6 chưa đóng xong.
Người dân bức xúc tiếp tục kéo đến UBND huyện Kiên Lương yêu cầu gặp lãnh đạo huyện này để truy vấn về việc thất hứa với dân làm hàng chục ngàn ha lúa vụ Đông Xuân sắp chết. Tại đây, nhiều người dân bức xúc, yêu cầu cán bộ làm ngay, không "hứa hẹn" nữa mà phải hành động để cứu lúa, cứu dân.
Tiếp thu ý kiến của nhân dân, Phòng Kinh tế hạ tầng đã nhanh chóng có động thái "canh" nước ngọt. Hiện bà con rất vui vì hàng chục ngàn ha lúa vụ Đông Xuân đã thoát "án tử".
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Dân bức xúc thúc cán bộ "đừng hứa nữa, mau cứu lúa, cứu dân!" "Mấy ngày nữa không có nước ngọt bơm vào lúa sẽ chết hết. Nếu vụ lúa này thất bát nữa, gia đình tôi chẳng còn con đường nào sống, sẽ chết theo lúa. Bây giờ lãnh đạo tìm cách đưa nước ngọt về cứu lúa, cứu dân... đừng hứa, đừng bàn nữa!". Hàng ngàn ha lúa trên địa bàn huyện Kiên Lương (Kiên...