Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo “nóng” về vụ ‘hố tử thần”, nhà dân bị sụt lún
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo khắc phục sự cố xuất hiện “hố tử thần” nhà dân bị ảnh hưởng ở “thủ phủ” mỏ quặng.
Ngày 9-8, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Châu Hồng (huyện miền núi huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đang phải tiếp tục dừng hoạt động bơm hút, khai thác nước ngầm nhằm để đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản của người dân.
Người dân ở xã Châu Hồng không dám ở trong căn nhà sàn đã gắn bó nhiều đời nay vì xuất hiện nứt, sạt lở đất.
Chủ tịch tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu tạm đình chỉ các hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty CP Tân Hoàng Khang trên địa bàn xã Châu Hồng để làm rõ các vi phạm trong quá trình khai thác (thực hiện sai thiết kế mỏ, khai thác nước ngầm vượt lưu lượng quy định…). Yêu cầu Công ty CP Tân Hoàng Khang có trách nhiệm hỗ trợ toàn bộ kinh phí để khắc phục sự cố do ảnh hưởng của việc nứt nẻ, sụt lún đất.
Trước ngày 31-8, Sở Xây dựng Nghệ An phải hoàn thành nhiệm vụ kiểm định đánh giá chất lượng công trình bị ảnh hưởng và phối hợp huyện Quỳ Hợp tính toán mức hỗ trợ các công trình bị ảnh hưởng.
Thủ tướng đồng ý mở rộng, nâng cấp sân bay Vinh
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu "muốn phát triển sớm thì làm sớm" tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An khi khảo sát, chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc tại các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh này sáng 24-7.
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát dự án cảng nước sâu Cửa Lò, Nghệ An - Ảnh: VĂN LANG
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An đề xuất với Chính phủ chấp thuận điều chỉnh công suất Cảng hàng không quốc tế Vinh quy hoạch đến năm 2030 có công suất khoảng 12 triệu hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050 có công suất khoảng 15 triệu hành khách/năm.
Sau khi khảo sát tại thực địa, Thủ tướng cơ bản nhất trí với đề xuất của UBND Nghệ An và Bộ GTVT về việc mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Thủ tướng yêu cầu phải có tầm nhìn chiến lược, nghiên cứu phát triển Cảng hàng không Vinh đồng bộ, lâu dài, linh hoạt khi vận hành, sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, đề nghị huy động nguồn lực đầu tư mở rộng sân bay Vinh theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Để triển khai thực hiện dự án, trước mắt UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thành thủ tục pháp lý, bố trí quỹ đất, chuyển mục đích sử dụng đất để có quỹ đất rộng cho sân bay.
Tại cảng Cửa Lò, báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Trung - chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - cho biết vướng mắc hiện hữu lâu nay cảng Cửa Lò đang gặp phải là hệ thống luồng lạch chưa được khơi thông, nạo vét bảo đảm độ sâu từ 8-9m, nên tàu vận tải hàng lớn trên dưới 30.000 DWT không thể ra, vào.
Mặt khác do hạ tầng kỹ thuật đường bộ, hệ thống luồng lạch chưa phát triển tương xứng nên chưa thể phát huy hết công suất.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng Cửa Lò có 6 bến, trong đó có 4 bến đang hoạt động, được thiết kế cho cỡ tàu 1 vạn tấn và 2 bến còn lại được thiết kế cho tàu 3 vạn tấn.
Nhấn mạnh việc nếu không có cảng nước sâu thì Nghệ An phát triển công nghiệp rất khó, Thủ tướng giao tỉnh Nghệ An nghiên cứu, triển khai theo đúng quy hoạch cảng biển. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư, song phải giám sát việc chọn nhà đầu tư, các việc khác đúng quy định; nỗ lực có cảng biển nước sâu trong nhiệm kỳ này.
"Muốn phát triển sớm thì làm sớm", Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiếp đó, Thủ tướng khảo sát dự án đường ven biển đi qua 5 địa phương của tỉnh Nghệ An gồm thị xã Hoàng Mai, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò, có tổng chiều dài gần 80km, tổng mức vốn đầu tư 4.651 tỉ đồng.
Ông chỉ đạo tỉnh Nghệ An và các bộ, ngành liên quan phải thúc đẩy tiến độ dự án, đảm bảo giải ngân theo kế hoạch, thậm chí vượt kế hoạch để tuyến đường sớm hoàn thành, đi vào khai thác; cùng với đó giám sát để việc xây dựng công trình đảm bảo chất lượng và mỹ thuật.
13 năm chưa xong dự án hồ thủy lợi lớn nhất Nghệ An
Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng - Ảnh: DOÃN HÒA
Chiều 23-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án hồ thủy lợi Bản Mồng - công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An.
Dự án được Bộ NN&PTNT phê duyệt năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Số vốn được phê duyệt khoảng 3.700 tỉ đồng, trong đó 1.500 tỉ đồng dành đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng, chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo báo cáo, hiện công trình hoàn thành hơn 95%. Bộ NN&PTNT đã kiến nghị với Chính phủ bổ sung hơn 1.500 tỉ đồng để hoàn chỉnh cụm công trình đầu mối, bao gồm cả phần giải phóng mặt bằng (phần lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa). Khi được giải ngân vốn, công trình dự kiến hoạt động trong năm 2023.
Tuy nhiên tới nay, các cơ quan đã bố trí được vốn nhưng lại gặp vướng về pháp lý khi Luật đầu tư công năm 2019 không có quy định chuyển tiếp với các dự án trước đây được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không có quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, dự án chưa thể hoàn thiện.
Thủ tướng nêu rõ một trong những nguyên nhân dẫn tới dự án kéo dài, không đúng tiến độ, gây lãng phí là do việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm.
Ông giao các bộ, ngành rà soát các quy định, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét phương án xử lý để trong thời gian sớm nhất hoàn thiện hệ thống kênh mương, phát huy hiệu quả của dự án.
Chủ nhà nghỉ phá cửa phát hiện khách thuê phòng tử vong phía trong Gọi không thấy khách trả lời, chủ nhà nghỉ đã báo cơ quan chức năng, đồng thời phá cửa thì phát hiện vị khách là một người đàn ông đã tử vong. Chiều 6/7, ông Nguyễn Văn Sửu - Chủ tịch UBND thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An cho biết hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ...