Chủ tịch tỉnh lắng nghe cô giáo khóc
Cuộc đối thoại trực tiếp mới đây giữa Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái với hàng trăm thầy, cô giáo liên quan vụ tiêu cực tuyển dụng trong ngành giáo dục huyện Yên Bình đã đi đến kết luận giải quyết hợp tình, hợp lý: Xử nghiêm cán bộ sai phạm và đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên, nhân viên.
Bỗng dưng mất biên chế và bị thay đổi chuyên môn, địa bàn công tác – cú sốc lớn đến với 212 thầy cô giáo, nhân viên giáo dục ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã trở thành sự kiện nóng gây bức xúc dư luận thời gian qua.
Nhiều lần lãnh đạo huyện Yên Bình tổ chức đối thoại với các thầy cô giáo sau khi thu hồi quyết định tuyển dụng biên chế của họ nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
Và lần này, Chủ tịch tỉnh đã mời hơn 200 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục huyện Yên Bình tham dự cuộc đối thoại.
Hội trường có sức chứa hàng trăm người đã chật kín. Hàng loạt ý kiến đã được bày tỏ với lãnh đạo cao nhất tỉnh.
“Cán bộ làm sai thì phải chịu trách nhiệm, sao lại tước đi biên chế của chúng tôi để sửa sai?”; “Tôi là giáo viên Toán – Lý, nay bị điều chuyển làm nhân viên dinh dưỡng nấu cơm rửa bát ở một trường mầm non, sao vô lý vậy?”; “Bao năm lên xã vùng cao dạy hợp đồng để được vào biên chế, sau rồi lại bắt tôi ký lại thành hợp đồng lao động bình thường, lời hứa của lãnh đạo động viên tôi lên vùng cao trước kia hóa ra chỉ là hứa suông?”… Cô giáo mầm non Triệu Thị Hương bật khóc trên micro khiến hội trường lặng đi khi cô kể về hoàn cảnh khó khăn con nhỏ bệnh tật, bố là thương binh, cô phải xa nhà hàng chục cây số đi dạy học mà còn bị mất biên chế.
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường ghi chép cẩn thận từng ý kiến. Ông gợi mở để các thầy cô bày tỏ hết băn khoăn.
Ông nói: “Lắng nghe tiếng khóc của cô giáo Hương, tôi càng cảm nhận rõ nhiều tiếng khóc nữa của các cô giáo khác đang là nạn nhân của vụ việc”.
Trước khi giải đáp, trả lời cặn kẽ từng câu hỏi, ông chia sẻ trước hội trường: “Bản thân tôi trước khi là chủ tịch tỉnh, ngày lập nghiệp gian khó xưa tôi là một anh công nhân đốt lò, đi xúc than, vác hàng tấn xi măng mỗi ngày. Mùa mưa còn lên rừng làm lán cho thầy cô giáo ở, đóng bàn hai cọc gỗ rừng cho học sinh, tối về còn giúp vợ soạn giáo án dạy học. Rồi gắng lên học được hai bằng đại học với bữa no bữa đói ăn độn. Vậy bạn tốt nghiệp đại học mà nay đi rửa bát giúp các cháu mầm non trên núi cao để vực dậy dân trí của tỉnh nghèo Yên Bái này thì có gì phải xấu hổ. Lao động không phải là vinh quang sao?”.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Duy Cường trao đổi, tâm sự thêm với các cô giáo sau cuộc đối thoại.
Lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục đã trực tiếp trả lời từng câu hỏi của giáo viên, nêu rõ, theo điều 43, Nghị định số 29/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì tất cả các trường hợp đã biên chế vào viên chức sẽ phải thực hiện ký lại hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với mọi quyền lợi, chế độ, chính sách của người lao động được đảm bảo theo Quyết định số 60/2011/QĐ – TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Luật Viên chức.
Video đang HOT
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch tỉnh Phạm Duy Cường thẳng thắn chỉ rõ khuyết điểm của UBND huyện Yên Bình khi lợi dụng Quyết định 13 về quyền tự chủ, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh, UBND huyện Yên Bình đã không công khai, dân chủ, không báo cáo lãnh đạo tỉnh về việc tuyển dụng vượt quy mô tỉnh giao 212 giáo viên, nhân viên từ mầm non đến THCS, tuyển sai quy định, thừa cơ cấu ban môn với THCS, hợp đồng vượt quy mô trường lớp.
Đối với những cán bộ làm sai liên quan vụ việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường kết luận rõ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh sẽ nghiêm túc đánh giá cán bộ quản lý các cấp năm 2012 trong thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình, qua rà soát, đánh giá sẽ xem xét cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện Yên Bình báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy để điều động, luân chuyển những cán bộ không đủ năng lực, tín nhiệm trong công việc.
Đặc biệt là chỉ đạo Công an tỉnh điều tra khảo sát, làm rõ, phát hiện tiêu cực nếu đủ bằng chứng sẽ khởi tố, xử lý theo quy định của pháp luật, bất kể là ai.
Đối với 119 giáo viên, nhân viên tuyển sai quy định, tuyển vượt biên chế tỉnh giao, thừa cơ cấu ban môn: Với giáo viên mầm non, hủy bỏ quyết định tuyển dụng 80 giáo viên mầm non mà huyện ký và chỉ đạo các trường ký, nay chuyển sang hợp đồng lao động (loại không xác định thời hạn) và hưởng đủ chế độ, chính sách.
Số giáo viên này trước mắt ở ổn định tại đơn vị cũ, được xếp mức tiền lương như viên chức ngạch giáo viên mầm non, được nâng lương, phụ cấp, đề bạt, chế độ thai sản… Được đảm bảo công tác lâu dài như hợp đồng làm việc không xác định thời hạn kể cả sau khi kết thúc giai đoạn 2015 là phổ cập giáo dục mầm non.
Đối với 39 giáo viên tiểu học và THCS tiếp nhận, tuyển dụng sai quy định cho phép được ở lại, giữ nguyên các chính sách chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ và bố trí vào số biên chế đã giao của huyện Yên Bình.
Đối với 93 trường hợp giáo viên, nhân viên hợp đồng vượt quy mô thì không ký lại hợp đồng đối với 9 giáo viên hợp đồng ngắn hạn. Bố trí thay thế cho số giáo viên nghỉ hưu và chuyển công tác đối với 7 trường hợp.
Số còn lại, ngoài các trường dân tộc bán trú của huyện cân đối đủ giáo viên, huyện rà soát xem xét các trường chưa là dân tộc bán trú mà có từ 30 học sinh thuộc đối tượng bán trú thì bố trí giáo viên, nhân viên, nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, thay nhau giảng dạy và làm công tác quản sinh, giữ nguyên lương và chế độ, chính sách.
Số giáo viên, nhân viên còn lại giao huyện Yên Bình tiến hành đưa đến các trường dự kiến có giáo viên, nhân viên nghỉ hưu trong năm 2013 và những năm tiếp theo, những lớp thành lập thêm do xét quy mô năm học 2012 – 2013 được UBND tỉnh quyết định, nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, tập trung vào giảng dạy, thay nghỉ thai sản, số giáo viên đi học cập chuẩn… lương và các chế độ khác theo đúng quy định của Nhà nước.
Theo 24h
Chủ tịch tỉnh đối thoại với công nhân
Hàng ngàn công nhân Công ty TNHH Minh Phú (Hậu Giang) tập trung đình công, yêu cầu chủ doanh nghiệp thưởng Tết đủ lương tháng 13. Ông Trần Công Chánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phải trực tiếp xuống KCN Sông Hậu để "giải vây" trước số đông công nhân.
Ngay từ sáng sớm 27/1, ngày thứ 2 liên tiếp, hơn 3.000 công nhân Công ty TNHH Minh Phú - Hậu Giang (KCN Sông Hậu, đóng tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành) nghỉ làm việc, tập trung đòi tiền thưởng Tết.
Công nhân bủa vây trước đường vào KCN Sông Hậu. Nhiều người cầm bảng chữ "Công ty MP bóc lột công nhân".
Hàng ngàn công nhân kéo đi dọc đường khu công nghiệp.
Được biết Minh Phú là doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản, chủ yếu là tôm các loại xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Theo đó, số công nhân yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp Minh Phú phả trả đủ tháng lương 13 như đã thực hiện từ nhiều năm nay thay vì chỉ trả một nửa tháng lương cho công nhân như hiện tại.
Anh Nguyễn Hoàng Giang cho biết: "Theo quy định của công ty, đến Tết là được thưởng lương tháng 13. Tuy nhiên, năm nay chỉ được 1/2 tháng lương. Trong khi thời gian làm việc kéo dài, từ 5h30 sáng đến gần 19h tối. Các ngày nghỉ lễ 30/4 hay 1/5 đều phải làm việc, doanh nghiệp không cho nghỉ".
Chị Nguyễn Thị Mộng Cầm cho biết thêm: "Có hàng ngàn công nhân làm việc tại đây không được đóng BHXH và BHYT. Gia đình khó khăn, lương lại thấp. Tết nay sẽ rất khó khăn. Làm việc hơn 1 năm qua mà không được đóng bảo hiểm gì hết".
Theo nhiều công nhân khác, chỉ có những chị em phụ nữ mang bầu là được ưu tiên đóng BHXH và BHYT. Còn tất cả các công nhân khác đều bị bỏ mặc hoặc viện cớ nhiều lý do khác nhau để không đóng bảo hiểm cho người lao động.
Chủ tịch tỉnh trực tiếp giải vây!
Trước bức xúc của hơn 3.000 công nhân, tập trung đòi quyền lợi về tiền thưởng Tết, gần 10h sáng cùng ngày, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - Ông Trần Công Chánh đã xuống tận KCN Nam Sông Hậu để lắng nghe bộc bạch, chia sẻ của người lao động.
Chủ tịch tỉnh Hậu Giang - Ông Trần Công Chánh đối thoại với công nhân.
Số công nhân sau đó đã được giải tán, một số được mời ở lại đối thoại trực tiếp với đoàn lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.
Tại đây, ông Chu Văn An, Phó Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú, cho biết, năm 2012 là một năm cực kỳ khó khăn của doanh nói riêng và ngành chế biến thủy sản khu vực ĐBSCL nói chung.
"Ban đầu công ty không có ý định thưởng Tết vì trong luật là không có tháng lương thứ 13. Tình hình DN gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ có 3.200 công nhân tại Hậu Giang, mà còn khoảng 7.000 công nhân khác cũng chỉ được thưởng 1/2 tháng lương. DN khó khăn, công nhân phải cố gắng hiểu cho chúng tôi, không thể nào làm khác được" - ông An giải thích.
Tuy nhiên lý giải này không được đại diện công nhân chấp nhận. Họ yêu cầu doanh nghiệp giữ đúng lời hứa thưởng nguyên tháng lương.
Được biết đây là lần thứ 2 Công ty Minh Phú để xảy ra tình trạng công nhân đình công.
Hơn 11h, ông Trần Công Chánh khẳng định: "Tôi đã nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công nhân phản ánh là đúng. Cần phải lắng nghe, tập trung mà giải quyết".
Về việc công nhân ngưng sản xuất, ông Chánh thẳng thắn nói: "Chậm sản xuất hoặc không sản xuất là phản lại lợi ích quốc gia nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Tôi đề nghị lực lượng cảnh sát truy tìm những đối tượng, phần tử quá khích, lợi dụng công nhân để gây rối trật tự. Cái này phải cương quyết xử lý".
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến việc công nhân đình công đòi quyền lợi là do doanh nghiệp không chịu công khai ngày nghỉ lễ, Tết. Lương thưởng ra sao phải thông báo rõ từng khoản cho người lao động biết. Phải đảm bảo cho người dân có một cái Tết thật ấm cúng, an toàn và lành mạnh.
Như nói hộ nỗi lòng bức xúc, cả hội trường vỗ tay tán thưởng.
Ông Chu Văn An sau đó tỏ thái độ thiện chí: "Tôi thành thật xin lỗi, trong ngày chủ nhật mà đoàn lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đến đối thoại với người lao động. Những thắc mắc, quyền lợi của công nhân sẽ được giải quyết sau khi ăn Tết âm lịch".
Theo 24h
Cán bộ xã dùng bằng giả Không có bằng tốt nghiệp THPT, nhiều cán bộ xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã mượn hồ sơ rồi tẩy xóa, điền tên mình để nộp cho cấp trên nhằm hợp thức hóa trình độ, tiêu chuẩn cán bộ. Nhận được đơn tố cáo của người dân về việc cán bộ xã Hoằng Kim dùng bằng giả để thăng quan tiến...