Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng ĐH: Bộ GD&ĐT nói gì?
Bộ GD&ĐT cho biết việc, UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long là đúng thẩm quyền.
Bộ GD&ĐT vừa cho biết đã nhận được báo cáo của trường ĐH Hạ Long về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường ĐH Hạ Long.
Theo báo cáo này, việc ông Nguyễn Văn Thắng kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với một trường mới thành lập. Giai đoạn tiếp theo, sau khi tổ chức bộ máy nhà trường ổn định, trường ĐH Hạ Long sẽ chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh kiện toàn chức danh Hiệu trưởng, phù hợp với quy định, yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn.
Bộ GD&ĐT ghi nhận, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã rất quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương ở tất cả các cấp học, cơ sở giáo dục, trong đó có trường ĐH Hạ Long. Chất lượng giáo dục của tỉnh Quảng Ninh ngày càng được nâng cao, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Bộ cũng cho hay trường ĐH Hạ Long là trường đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh nên theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH, việc UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận Hiệu trưởng trường ĐH Hạ Long là đúng thẩm quyền.
Luật không quy định Hiệu trưởng là nhân sự cơ hữu, quy định Hiệu trưởng phải có trình độ Tiến sĩ, ông Nguyễn Văn Thắng đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn này. Về kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học được quy định trong Luật, UBND tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng kinh nghiệm quản lý gián tiếp, quản lý vĩ mô (hoạch định chính sách, chiến lược) đối với ông Nguyễn Văn Thắng.
Video đang HOT
Đây là tình huống đặc biệt, là giải pháp tình thế trước mắt. Bộ GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét chỉ đạo trường ĐH Hạ Long sớm kiện toàn nhân sự Hiệu trưởng chuyên trách để tập trung vào công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.
Nhiều giáo viên đề nghị cách chức Hiệu trưởng vì sai phạm tài chính
Sau khi Thanh tra phát hiện Hiệu trưởng mắc nhiều sai phạm tài chính, Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã lấy ý kiến bằng phiếu kín thì đa phần giáo viên đề nghị hình thức xử lý là cách chức.
Trước đó, báo Dân trí đã có bài phản ánh "Rải đơn ở chợ, tố cáo Hiệu trưởng lạm thu". Cụ thể, rất nhiều lá đơn tố cáo được rải khắp chợ trung tâm huyện Chư Pưh (Gia Lai) phản ánh Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hòa) bất minh tài chính, độc tài trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Trước thông tin này, UBND huyện Chư Pưh đã yêu cầu thanh tra xác minh nội dung đơn thư.
Sau khi vào cuộc thanh tra, UBND huyện Chư Pưh cho đã có kết luận bà Hà Thị Lan - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã mắc nhiều sai phạm như tự ý dùng kinh phí xã hội hóa của trường để làm hàng rào chắn phòng hiệu bộ.
Bà Lan giải thích làm hàng rào nhằm ngăn chặn học sinh chạy lên khu vực hiệu bộ chơi đùa. Tuy nhiên, việc làm này là phản cảm, không được sự đồng tình của mọi người nên sau đó buộc phải tháo bỏ.
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân nơi xảy ra sự việc
Năm học 2018-2019, em V.N.T.V. có thành tích cao trong học tập và rèn luyện và được thưởng giấy khen kèm 7 quyển vở. Do bà Lan đã chỉ đạo: "Nếu học sinh không nộp quỹ khen thưởng thì chỉ nhận giấy khen mà không có vở", em V. lại không có tiền để đóng quỹ khen thưởng, do đó cô giáo chủ nhiệm của em V. tự bỏ tiền túi ra 70.000 đồng nộp quỹ thay để em V. được nhận thưởng.
Trong khi đó, quỹ khen thưởng của trường năm học này vẫn còn 10,6 triệu đồng. Số tiền này, bà Lan đề nghị trích để khen thưởng cho giáo viên hơn 7 triệu đồng là sai mục đích.
Bà Lan tự khóa cửa phòng vệ sinh nữ của nhà trường để sử dụng riêng mà không cho người khác sử dụng là sai quy định, gây bức xúc trong tập thể giáo viên và nhân viên nhà trường.
Hiệu trưởng tự ý làm rào chắn ngăn khu hiệu bộ nhằm ngăn chặn học sinh chạy lên khu vực hiệu bộ chơi đùa nhưng việc làm này gây phản cảm và bị yêu cầu tháo bỏ.
Ngoài ra, bà Lan đã ký chuyển số tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong tài khoản của nhà trường sang tài khoản cá nhân mình để mua dụng cụ và vật tư y tế là sai nguyên tắc tài chính.
Ngoài ra, bà Lan còn chuyển gần 20 triệu đồng mà Hội Cha mẹ học sinh đóng góp vào tài khoản cá nhân nhưng khi kiểm tra chỉ có hơn 14,6 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đậu Sỹ Quốc - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh cho biết: Ngay khi có kết quả Thanh tra huyện, phòng đã phối hợp với nhà trường để tiến hành họp và lấy ý kiến của tập thể giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh), qua đó, để có hình thức kiểm điểm đối với bà Hà Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường.
Việc lấy ý kiến của tập thể giáo viên, cán bộ nhà trường để có sự dân chủ, minh bạch.
Theo đó, kết quả cuộc thăm dò bằng phiếu kín cho thấy có 34/36 cán bộ, giáo viên đã tham gia bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật với bà Hà Thị Lan. Kết quả có 23 phiếu đề nghị "cách chức", 3 phiếu đề nghị "khiển trách", 1 phiếu đề nghị "giáng chức" và 3 phiếu đề nghị "buộc thôi việc".
Sau khi lấy ý kiến của các giáo viên, Phòng GD&ĐT huyện Chư Pứh đã có báo cáo đề xuất hình thức kỷ luật hình thức Khiển trách tới Hội đồng kỷ luật của huyện Chư Pưh.
Theo ông Quốc, phần lớn các giáo viên đề xuất cách chức bà Lan chỉ là quan điểm cá nhân của các giáo viên chứ không phải là yếu tố quyết định.
Việc có cách chức bà Lan hay không cần phải dựa trên ý kiến tập thể của cơ quan quản lý nhà nước và kết luận của thanh tra mới đánh giá chính xác được.
"Từ những yếu tố đó, chúng tôi có đề xuất hình thức khiển trách đối với bà Lan, còn kết quả cuối cùng vẫn phải chờ UBND huyện họp hội đồng kỷ luật bỏ phiếu và quyết định", ông Quốc cho biết.
Hiệu trưởng buộc phải lắng nghe ý kiến phê bình của giáo viên Đó là một trong những trách nhiệm của hiệu trưởng được nêu trong thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành. Thông tư này hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: dân chủ trong cơ sở...