Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh “lệnh” dừng ngay việc hợp đồng lao động không qua tuyển dụng
Trước tình trạng một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đủ biên chế vẫn tự ký hợp đồng, nội dung hợp đồng vi phạm các quy định, gây thiệt thòi cho người lao động, gây khó khăn trong quá trình quản lý công chức, viên chức, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra chỉ thị chấm dứt ngay thực trạng nêu trên.
Chỉ thị số 07/CT-UBND do ông Đặng Quốc Khánh- Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – ký ngày 21/3/2017 nêu rõ, thời gian qua công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo theo đúng các quy định của Trung ương, của tỉnh và dần đi vào nề nếp. Đối với việc hợp đồng lao động, thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh; nhiều cơ quan, đơn vị đã kịp thời xử lý, chấm dứt các trường hợp hợp đồng trái quy định.
Thí sinh nghe phổ biến quy chế tại Kỳ thi công chức Hà Tĩnh năm 2016 (ảnh: Thanh Hoài)
Tuy vậy, chỉ thị của Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh chỉ ra, Hà Tĩnh vẫn còn tình trạng một số cơ quan hành chính ký hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ; một số đơn vị sự nghiệp hợp đồng lao động chưa đúng quy định như: Đã tuyển dụng đủ biên chế vẫn ký hợp đồng, thực hiện ký hợp đồng không đúng thẩm quyền, nội dung hợp đồng vi phạm các quy định, gây thiệt thòi cho người lao động và sai sót trong quá trình quản lý công chức, viên chức. Một số trường hợp ký hợp đồng không đảm bảo chế độ tiền công cho người lao động…
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Văn bản số 30/VPCP-TCCV ngày 04/01/2017 về việc hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở-ban-ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã rà soát, chấm dứt các hợp đồng làm việc không qua tuyển dụng trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và hợp đồng trái quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo việc xử lý hợp đồng không qua thi tuyển, xét tuyển không đúng quy định về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trong tháng 4/2017.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Nội vụ tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị, địa phương, tham mưu UBND tỉnh xử lý người đứng đầu các cơ quan, đơn vị ký kết hợp đồng lao động không đúng quy định; giao Sở Tài chính tỉnh này kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thời gian qua, trường hợp sử dụng ngân sách để chi trả hợp đồng lao động trái quy định thì xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền thu hồi, xử lý nghiêm theo quy định.
Video đang HOT
Văn Dũng
Theo Dantri
Tuyển dụng lao động đầu năm: Nhu cầu cao, nguồn cung èo uột
Những ngày đầu năm này, nhu cầu tuyển dụng lao động khá cao. Không chỉ lao động thời vụ, nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) cũng đang cấp tập tuyển lao động có trình độ kỹ thuật để phục vụ cho các đơn hàng đầu năm.
Lao động thời vụ chưa hào hứng
Theo Trung tâm Giao dịch việc làm Hà Nội, mặc dù có khá nhiều công ty cần tuyển dụng lao động vào dịp đầu năm (cầu lao động), nhưng nguồn cung lại khá hạn chế.
Đang ngồi chờ tư vấn việc làm, anh Trịnh Văn Khỏe (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, anh cần tìm công việc phiên dịch, hoặc lái xe để chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, anh cũng không quá sốt ruột tìm việc mới.
"Mình đang làm cho Công ty SamSung tại Bắc Ninh, lương 15-17 triệu đồng/tháng, nhưng công việc vất vả, thời gian làm việc 12-14 tiếng/ngày, cộng thêm là địa điểm làm xa nhà nên muốn chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, mình vẫn muốn ở nhà chơi hết tháng Giêng rồi đi làm một thể" - anh Khỏe nói.
Lao động Trịnh Văn Khỏe (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) đang chờ để được tư vấn việc làm (Ảnh chụp Tại Trung tâm giao dịch việc làm Hà Nội) - Minh Nguyệt).
Ông Khuất Văn Quyền - nhân viên tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết không chỉ anh Khỏe, nhiều lao động tham gia phiên lao động việc làm đầu năm chỉ có ý định thăm dò chứ chưa muốn đi làm luôn. Nguyên nhân là do đầu năm lao động vẫn còn tâm lý mải chơi, đằng nào cũng chưa đi làm nên muốn nghỉ tới hết rằm tháng Giêng.
"Một số lao động quay trở về sau khi đi XKLĐ ở Hàn Quốc cũng tham gia tìm việc nhưng vì mức chênh lệch tiền lương quá lớn (ở Hàn Quốc có thể nhận mức lương từ 40-80 triệu đồng/tháng) nên không hào hứng đi làm. Phải sau một thời gian thích ứng lại với môi trường công việc, hoặc chơi chán họ mới nhận việc đi làm lại" - ông Quyền nói.
Cùng chung nhận định, ông Phạm Văn Tuyến - nhân viên tuyển dụng của Công viên nước Hồ Tây (Hà Nội), cho biết để phục vụ đợt nghỉ dưỡng từ tháng 2 tới tháng 9, hàng năm công viên thường tuyển hàng trăm lao động thời vụ.
"Đợt này chúng tôi tuyển 450 vị trí, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc thời vụ. Nhiều nhất vẫn là vị trí như trông giữ bể bơi, nhân viên cứu hộ, nhân viên phục vụ, nhân viên trông xe... Mức lương cơ bản khoảng 4 triệu đồng/tháng chưa kể chế độ khác" - ông Tuyến nói.
Mặc dù đăng tin tuyển dụng, tham gia sàn giao dịch việc làm từ nhiều tuần nay, nhưng đến giờ đơn vị này mới tuyển được vài lao động.
"Do lao động làm thời vụ chủ yếu là lao động phổ thông, ở quê nên họ vẫn muốn chơi, ăn rằm tháng Giêng xong mới đi làm. Các năm cũng vậy, thường phải đầu tháng 3 chúng tôi mới tuyển đủ người làm" - ông Tuyến nói thêm.
Nhu cầu tuyển dụng còn rất cao
Khảo sát về việc làm vào giữa tháng 1.2017 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN đang rất cao. Khảo sát trên 1.775 doanh nghiệp cho thấy các đơn vị này có nhu cầu tuyển dụng gần 16.000 chỗ làm việc lâu dài và khoảng 5.000 nhu cầu lao động thời vụ. Tuy nhiên, các khảo sát về chỉ số lao động lại cho thấy chỉ có khoảng 4.950 người có nhu cầu tìm việc.
Ông Nguyễn Toàn Phong - Giám đốc Trung tâm Giao dịch việc làm Hà Nội, cho biết ngay trong phiên giao dịch việc làm đầu năm tại Hà Nội ngày 7.2, đã có 38 DN tham gia với gần 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng.
Từ năm 2017, TP.Hà Nội sẽ sáp nhập hai Trung tâm giới thiệu việc làm thành một, đây cũng là điều kiện để xúc tiến các giao dịch giới thiệu việc làm, cũng như xu hướng thị trường lao động trên địa bàn thành phố, đẩy mạnh việc trao đổi của cung - cầu lao động. Năm nay TP.Hà Nội sẽ có 2 sàn giao dịch việc làm chính và 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh ở nhiều quận, huyện.
"Chỉ tiêu trong năm 2017 của TP.Hà Nội là giải quyết việc làm cho 152.000 lao động. Với địa bàn rộng, nguồn nhân lực lớn, chất lượng cao (do tập trung nhiều trường ĐH, CĐ, trung cấp) đây có thể nói là cơ hội cho DN tiếp cận lao động chất lượng, cũng là cơ hội để lao động có thể tìm kiếm được những công việc tốt hơn" - ông Phong nói.
Theo ông Phong, với những giao dịch việc làm ồ ạt qua nhiều kênh như hiện nay, người lao động rất dễ bị phân tán. Nếu không cẩn trọng, lao động rất dễ gặp phải những giao dịch việc làm lừa đảo, nhất là môi giới việc làm trên mạng. Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng lừa đảo, tạo kênh cho lao động tìm kiếm việc làm an toàn, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đang thực hiện đa dạng hơn các hoạt động giao dịch việc làm. Ví dụ như: Giới thiệu việc làm trực tiếp, tổ chức phiên giao dịch việc làm chuyên đề, thực hiện sàn giao dịch kết nối nhiều điểm cầu ở các điểm vệ tinh, các tỉnh với sàn chính...
Còn theo TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH), thị trường lao động việc làm của năm 2017 sẽ còn có những khó khăn nhất định do tình hình kinh tế thế giới còn có nhiều phức tạp. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ số gần 22.000 DN thành lập mới và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội thì thấy rằng, triển vọng về việc làm mới trong năm 2017 sẽ rộng mở hơn với lao động.
Theo Danviet
Động thổ dự án Cửa Sót Hà Tĩnh với mức đầu tư 300 tỉ đồng Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho biết: "Dự án Vinpearl Cửa Sót sẽ mở hướng đi chiến lược trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển của Hà Tĩnh". Chiều 26-6, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Tập đoàn Vingroup tổ chức Lễ động thổ Dự án tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót (huyện Lộc...