Chủ tịch Thiên Thanh bị bắt, siêu dự án 750 triệu USD tại Đà Nẵng sẽ ra sao?
Trước thông tin nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt, người dân Đà Nẵng lo ngại không biết siêu dự án Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư 750 triệu USD sẽ đi về đâu?
Dự án Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng được khởi công vào năm 2011 tuy nhiên đến nay vẫn án binh bất động
Dự án Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng được khởi công vào năm 2011 và dự kiến đưa phân khu đầu tiên đi vào hoạt động từ giữa 2012. Theo thiết kế, khu phức hợp sẽ có 6 phân khu thương mại dịch vụ, bệnh viện, trường học, sân vận động tiêu chuẩn quốc tế, các trung tâm hội nghị, văn phòng làm việc, nhà ở cao cấp… với tổng diện tích sàn hơn 1 triệu m2. Tiến độ xây dựng khu phức hợp sẽ kéo dài theo từng giai đoạn và hoàn tất trong năm 2016. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 750 triệu USD.
Dự án nằm ngay trung tâm thành phố, được cho là “đất vàng” của TP Đà Nẵng với 4 mặt tiền là đường Lê Duẩn, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Chi Lăng.
Để giao 5,5 ha đất cho Tập đoàn Thiên Thanh xây dựng khu phức hợp TM – DV, TP Đà Nẵng đã giải tỏa 70 hộ dân, doanh nghiệp trên các tuyến đường và sân vận động Chi Lăng.
Đổi lại, thành phố Đà Nẵng đã đập bỏ một phần trường Phan Chu Trinh và Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng để bố trí tái định cư cho dân.
Các hộ trên 4 tuyến đường vẫn sinh sống và kinh doanh bình thường
Ngoài ra, thành phố còn phải xây dựng 2 sân vận động mới gồm sân vận động 40.000 chỗ ngồi và sân vận động 20.000 chỗ ngồi tại Hòa Xuân. Đến nay, sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi mới chỉ xong phần móng.
Từ khi dự án này khởi động đến nay, đội SHB Đà Nẵng phải tận dụng lại sân Chi Lăng để thi đấu và nhiều hạng mục khác xuống cấp và bị bỏ hoang
Từ khi dự án này khởi động đến nay, đội SHB Đà Nẵng phải tận dụng lại sân Chi Lăng để thi đấu
Video đang HOT
Thế nhưng, từ khi khởi công đến này, dự án vẫn án binh bất động. Theo quan sát của chúng tôi sáng 31/7, các hộ dân ở 4 tuyến đường nằm trong dự án vẫn sinh sống và kinh doanh bình thường. Một số công nhân vẫn làm cỏ, dọn sân Chi Lăng để chuẩn bị cho trận đấu ngày 3/8 giữa SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T. Theo dự kiến, đây là trận cầu cuối cùng sẽ diễn ra trên sân Chi Lăng trước khi giao cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Ông Lê Duy Hậu (trú đường Hùng Vương, quận Hải Châu) – là một trong những hộ thuộc diện giải tỏa thuộc dự án cho biết, cách đây 3 năm gia đình ông đã được thành phố đền bù 25,3 triệu đồng/m2 để di dời giải tỏa. Gia đình ông cũng đã nhận đất tái định cư nhưng đến nay vẫn chưa thấy thành phố yêu cầu di dời nên vẫn sống ở đây. Các hộ khác cũng đã nhận tiền đền bù và đất tái định cư, có người cũng đã xây nhà mới rồi.
Nhiều hạng mục của sân vận động chi Lăng xuống cấp nghiêm trọng
Ông Hậu cũng cho biết, ông cũng có biết thông tin nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt. Bây giờ nếu thành phố có thu hồi dự án cũng khó vì không biết bán lại cho ai bởi dự án có vốn đầu tư quá lớn. Tiền đất bù và đất tái định người dân cũng đã nhận rồi. Họ tiêu dùng và xây nhà rồi làm sao mà trả lại cho thành phố được.
Các công nhân đang dọn sân chuẩn bị cho trận đấu cuối cùng trên sân Chi Lăng trước khi vào cho Tập đoàn Thiên Thanh
Theo kế hoạch, sân trận đầu giữa SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T, người hâm mộ bóng đá sẽ chia tay sân Chi Lăng
Phác thảo mô hình dự án hu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng
Muốn biết sự chuẩn bị của thành phố Đà Nẵng như thế nào nếu Tập đoàn Thiên Thanh không thể đầu tư được nữa, chúng tôi đã liên lạc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và đặt lịch làm việc để nắm thêm về chủ trương và quan điểm của Đà Nẵng trước nguy cơ dự án lớn này rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, và được hẹn sẽ trả lời vào thời gian tới.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Đà Nẵng: Tổ QTĐT xử phạt "bất kể" để tăng nguồn thu cho phường?
Theo một cán bộ của Công an Đà Nẵng, các tổ quy tắc đô thị (QTĐT) phường buộc người dân phải đưa xe máy về phường xử lý thay vì chỉ cần nhắc nhở bởi vì phường xem xử phạt là một nguồn thu.
Khi người dân không phục...
Khoảng 10h sáng 22/7, trên đường Ngô Gia Tự, đoạn ngang qua sân vận động Chi Lăng, nhiều người dân đã tỏ ra không phục khi thấy tổ quy tắc đô thị của phường Hải Châu 2 (quận Hải Châu, Đà Nẵng) buộc một người đàn ông phải đưa xe máy về phường để xử lý.
Theo quan sát trực tiếp của PV, vào thời điểm trên, phía trước quán café "Tới" có hai xe ô tô đang đậu sẵn dưới lòng đường cách nhau chừng 3m. Người đàn ông đi xe máy chạy đến khoảng giữa hai chiếc ô tô này thì dừng lại, dựng xe dưới lòng đường nhưng sát vào vỉa hè đường Ngô Gia Tự, rồi chạy vào bên trong tường rào sân vận động Chi Lăng.
Xe ô tô 43E-1607 của tổ quy tắc đô thị phường Hải Châu 2 dừng ngay giữa đường Ngô Gia Tự để 3 người trên xe gồm một công an (hông đeo súng ngắn, lưng giắt còng số 8 nhưng đầu trần), một cán bộ quy tắc và một dân phòng xuống xử lý người đàn ông dựng xe máy dưới lòng đường, dù chiếc xe đã được dựng sát vào lề đường và ngay phía sau một chiếc ô tô cũng đang đỗ dưới lòng đường (?). (Ảnh: HC)
Đúng lúc đó, tổ tuần tra kiểm soát quy tắc đô thị phường Hải Châu 2 đi trên xe ô tô 43E-1607 tới chỗ chiếc xe máy vừa dừng lại. Do vướng hai chiếc ô tô đã đậu sát lề đường nên họ dừng xe ngay giữa lòng đường Ngô Gia Tự. Từ trên xe bước xuống 3 người, gồm một công an, một cán bộ quy tắc đô thị và một dân phòng phường Hải Châu 2. Người đàn ông đi xe máy lập tức chạy trở ra xe của mình nhưng... không kịp!.
Hai anh dân phòng và quy tắc đô thị đứng hai bên, còn anh công an trực tiếp nói với người đàn ông đi xe máy về việc dựng xe dưới lòng đường là vi phạm luật giao thông. Người đàn ông ra sức phân trần mình chỉ vừa dừng xe chưa đầy một phút để giải quyết chút việc riêng và sẽ đi ngay nhưng... vô hiệu. Cuối cùng, anh cán bộ quy tắc đô thị leo lên chiếc xe máy chở theo người đàn ông, còn hai anh công an và dân phòng trở lại xe ô tô và cùng chạy về phía trụ sở UBND phường Hải Châu 2.
Nhiều người sống quanh đó cho rằng, anh công an từ trên ô tô xuống làm việc với người dân, hông đeo súng ngắn, lưng giắt còng số 8 nhưng lại đi đầu trần còn mũ cảnh sát nằm lật ngửa trên xe là không đúng điều lệnh Công an Nhân dân. Xe ô tô 43E-1607 không tấp vào lề mà đậu ngay giữa đường Ngô Gia Tự suốt 10 - 15 phút mấy người trên xe xuống làm việc với người đàn ông đi xe máy là không đúng luật giao thông nên không thể nói chuyện xử lý người khác vi phạm luật giao thông được.
Thêm vào đó, tuy người đàn ông đi xe máy để xe dưới lòng đường nhưng đã dựng sát vào vỉa hè để giải quyết việc riêng "chẳng đặng đừng" chỉ trong vài phút. Hơn nữa, chiếc xe máy này dựng ở khoảng lòng đường đã được chắn hai đầu bởi hai chiếc ô tô nên không thể nói nó gây cản trở giao thông. Bởi nếu gây cản trở thì chính hai chiếc ô tô đó còn gây cản trở gấp nhiều lần nhưng tại sao không bị xử lý?
"Nhiều khi ông phường xem đó là một nguồn thu!"
Chúng tôi gọi điện cho Thượng tá Trần Phước Hương, Chánh Văn phòng kiêm phát ngôn viên Công an TP Đà Nẵng để hỏi thêm các quy định của điều lệnh Công an Nhân dân liên quan đến việc cán bộ, chiến sĩ công an đội mũ khi làm nhiệm vụ. Do đang bận việc nên Thượng tá Trần Phước Hương giới thiệu cho chúng tôi trao đổi với một cán bộ khác có trách nhiệm của Công an TP Đà Nẵng (người này đề nghị không nêu tên).
Sau một hồi phân trần, người đàn ông đi xe máy (mặc áo sọc ngang) đành để anh cán bộ quy tắc đô thị phường Hải Châu 2 leo lên xe của mình và chở mình về phường để xử lý. (Ảnh: HC)
Sau khi nghe PV thuật lại vụ việc, vị cán bộ này trả lời: "Chiếc xe ô tô của tổ quy tắc đậu như thế là không đúng. Muốn xử lý người ta sai đúng thế nào thì anh cũng phải đậu xe cho đúng cái đã. Còn về anh Công an phường Hải Châu 2, trong trường hợp đó đúng ra có đội mũ thì tốt hơn vì anh đang đi làm theo kế hoạch nên phải có mũ. Việc anh từ trên xe bước xuống không có mũ thì cũng có thể thông cảm vì không phải đứng chốt nên không bắt buộc đội mũ, nhưng tốt nhất là đội mũ cho đường hoàng. Đúng là phải có mũ đấy!".
Vị cán bộ này nói thêm: "Về lý thì việc tổ quy tắc yêu cầu người đàn ông đi xe máy về phường xử lý là không sai, song không nhất thiết phải làm như vậy. Nhiều khi người ta đi đường, bí quá phải kiếm chỗ nào xử lý chứ không phải ngày nào họ cũng đậu xe như thế để kinh doanh, lấn đường. Đây là trên đường người ta dừng xe 5 - 10 phút để xử lý vấn đề gì đó. Mình phát hiện thì nhắc họ đưa xe lên vỉa hè là đủ rồi. Người dân phản ứng việc ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường không ai phạt, lại phạt chiếc xe máy là có cơ sở".
Theo vị cán bộ này, việc giữ trật tự vỉa hè, lòng đường ở cấp phường, quận, huyện là do lực lượng quy tắc đô thị chủ trì, công an phường phối hợp; còn trật tự vỉa hè, lòng đường cấp TP mới do Cảnh sát Trật tự (CSTT - thuộc Công an TP) chủ trì. "Đúng ra với những trường hợp nhất thời vi phạm, mình nhắc một câu để họ nhớ mà lần sau làm tốt hơn thì họ sẽ tâm phục, khẩu phục hơn. Nhưng khổ là mấy ông quy tắc phường khi phạt thì mấy ổng còn được phần trăm nộp cho phường theo quy định. Nhiều khi ông phường xem đó là một nguồn thu, ông Ủy ban phường ấy chứ không phải anh em quy tắc đâu. Ổng buộc mấy ông là phải xử lý, cho nên cũng khổ!" - vị cán bộ này nói.
Cách xử lý để người dân tâm phục?
PV lại thuật cho vị cán bộ Công an Đà Nẵng nghe thêm một chuyện mà PV ghi nhận được trong sáng 22/7: Khoảng 8h, khi chở con đi học ngang qua ngã tư Ông Ích Khiêm - Hải Phòng, PV thấy có hai anh CSTT (Công an Đà Nẵng) đi trên chiếc mô tô trắng chuyên dụng chạy từ từ theo sau một chiếc xe máy và cứ bấm còi tít tít. Người đàn ông đi xe máy không hay biết, vẫn vô tư chạy qua ngã tư.
Hai anh công an và dân phòng phường Hải Châu 2 cũng lên ô tô bám theo sau. (Ảnh: HC)
Lúc này chiếc mô tô trắng chạy vượt lên. Anh CSTT ngồi phía sau đưa gậy chỉ vào phía đầu của người đi xe máy. Người này (có vẻ là một anh xe ôm) lập tức tấp xe vào lề đường, cười khá... bẽn lẽn, gỡ chiếc mũ lưỡi trai đội trên đầu xuống rồi lấy chiếc mũ bảo hiểm đang treo trên xe máy đội lên.
Sự việc xảy ra khá nhanh nhưng cũng đủ để những người quan sát nhận ra người đi xe máy có đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội nên đã bị hai CSTT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên đường nhắc nhở. Thấy người đi xe máy nhận ra lỗi, hai anh CSTT tiếp tục chạy xe đi làm nhiệm vụ. Còn người đi xe máy thì bị chính mấy người dân quanh đó nhắc nhở: "Lẽ ra ông bị phạt rồi đó. Đem theo mũ bảo hiểm mà sao không đội vô?".
Nghe chuyện này, vị cán bộ kể trên nói: "Trường hợp đó là phạt rồi đấy, nhưng nhắc nhở thì vẫn tốt hơn. Việc người dân cũng nhắc nhở ông đi xe máy chứng tỏ họ đồng tình với cách xử lý của hai anh CSTT. Tiếc là anh không ghi được biển số xe hai anh CSTT đi mô tô đó để khi họp giao ban chúng tôi sẽ phản ảnh hai trường hợp này trái ngược như thế, hai cách ứng xử khác nhau như thế thì dư luận người dân cũng khác nhau!".
Theo Infonet
Bà trùm 9x dùng "tình dục tập thể" để quy tụ đàn em Tuy còn ít tuổi, những "bà trùm" ma túy quy tụ dưới trướng mình nhiều tay sai để phục vụ công việc. Bí kíp giữ chân đàn em của đối tượng là thường xuyên hậu đãi ma túy, thậm chí cứ cách vài ngày còn kêu "đàn em" tụ tập đập đá, quan hệ tình dục bầy đàn. "Ổ" ma túy, sinh hoạt...