Chủ tịch thị trấn An Lão trần tình vụ cán bộ không có mặt tại trụ sở
Liên quan đến việc lãnh đạo, cán bộ không có mặt tại trụ sở thị trấn An Lão (huyện An Lão, Hải Phòng), sáng 14.9, ông Lê Văn Hưng-Chủ tịch UBND thị trấn An Lão cho biết: “Có việc lãnh đạo, cán bộ thị trấn An Lão đến chậm khoảng 5 đến 10 phút, nhưng họ hầu hết đều có lý do”.
Như Dân Việt đã đưa tin ngày 12.9, ông Phạm Văn Hà-Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã kiểm tra đột xuất về việc chấp hành kỷ cương công vụ tại thị trấn An Lão. Tại thời điểm kiểm tra, tất cả các phòng, ban, bộ phận một cửa đều khóa trái.
Trụ sở UBND thị trấn An Lão.
Sáng 14.9, ông Lê Văn Hưng-Chủ tịch thị trấn An Lão đã trần tình với PV Dân Việt trên điện thoại về sự việc trên.
Theo ông Hưng, có việc cán bộ thị trấn An Lão đến trụ sở chậm khoảng 5 đến 10 phút so với giờ quy định. Lý giải việc này, ông Hưng cho biết: “Hôm 12.9, tôi và bí thư thị trấn đi kiểm tra về công tác xử lý, thu gom rác thải trên địa bàn nên không có mặt tại trụ sở. Sau khi biết tin có đoàn kiểm tra, chúng tôi đã có mặt. Còn các phòng ban khác đến muộn thì hầu hết đều có lý do riêng”.
Video đang HOT
Về việc phòng một cửa bị khóa trái, ông Hưng lý giải: “Phòng một cửa của thị trấn An Lão có 7 cán bộ. Hôm 12.9, hai cán bộ địa chính đi cùng bí thư và chủ tịch để kiểm tra công tác rác thải. Hai cán bộ tư pháp, một người đang nghỉ thai sản, một người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên được đến muộn 1 giờ so với quy định. Còn một cán bộ thương binh xã hội đến chậm 5 phút nên khi đoàn kiểm tra đến, phòng một cửa bị khóa trái”.
Ông Hưng cũng cho biết, hôm 12.9, một Phó Chủ tịch UBND thị trấn đến sớm nhưng do phòng một cửa chật hẹp nên Phó Chủ tịch này ngồi ở phòng bên cạnh mà không mở phòng một cửa.
Ông Hưng thừa nhận các phòng ban khác của thị trấn đều đến muộn khoảng 15 đến 20 phút, nhưng đây là các phòng, ban, hội và đoàn thể cán bộ thường phải đi cơ sở và không thường trực ở thị trấn.
Ông Hưng cho rằng đây không phải là sự việc to tát, chỉ đến chậm khoảng 5 đến 10 phút, nhưng các cán bộ xin nhận trách nhiệm và sẽ nghiêm khắc kiểm điểm trong việc chấp hành kỷ luật công vụ, không để tái diễn tình trạng trên.
Cũng trong sáng 14.9, trao đổi với ông Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch UBND huyện An Lão về sự việc trên, ông Thông cho biết: “Huyện cũng đã nắm được sự việc, nhưng chưa nhận được văn bản chỉ đạo cụ thể của TP.Hải Phòng nên chưa thể đưa ra biện pháp xử lý vụ việc lúc này”.
Theo Danviet
Cần Thơ yêu cầu xử nghiêm hành vi gây rối tại trạm BOT
Cần Thơ vừa có văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP - ông Đào Anh Dũng ký, yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật (nếu có), tránh hiện tượng các phần tử xấu kích động gây rối làm mất an ninh trật tự xã hội tại dự án BOT Quốc lộ 91.
Trạm thu phí T2, nơi bị các doanh nghiệp vận tải, tài xế phản ứng dữ dội
Văn bản nêu rõ: Giao giám đốc Sở GTVT chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền cho người dân và các chủ phương tiện tham gia giao thông chấp hành pháp luật của nhà nước.
Phối hợp với lực lượng chức năng có giải pháp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn, đặc biệt là khu vực trạm thu giá, không để xảy ra ùn tắc giao thông khu vực trạm thu giá dịch vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật (nếu có), tránh hiện tượng các phần tử xấu lợi dụng để lôi kéo, kích động gây rối làm mất an ninh trật tự xã hội.
Văn bản chỉ đạo này ban hành sau khi Bộ GTVT có công văn về việc thu giá dịch vụ đường bộ tại trạm thu giá hoàn vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo QL91, diễn giải tình hình xây dựng, hoạt động các trạm thu giá, các giải pháp khắc phục một số bất cập nảy sinh sau khi đưa vào hoạt động với các kiến nghị gửi tới chính quyền TP Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, An Giang.
Trong đó, khẳng định chủ trương, cơ chế là đúng tuy nhiên sau khi kiểm tra, Bộ GTVT có yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh giảm giá thu phí đối với một số loại phương tiện lưu thông trên tuyến này.
Cụ thể, giảm 100% giá vé qua trạm T2 cho các loại xe bus, xe khách phục vụ vận chuyển hành khách công cộng chạy tuyến cố định sử dụng quãng đường BOT theo hướng từ Kiên Giang (QL80) về An Giang (QL91) và ngược lại và các phương tiện của người dân sinh sống có hộ khẩu thường trú trong phạm vi lân cận trạm thu phí...
Như Dân trí đã thông tin, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL91 qua địa phận TP Cần Thơ do Công ty Cổ phần Đầu tư QL91 Cần Thơ - An Giang làm chủ đầu tư. Dự án có hai phân đoạn gồm: QL91 đoạn Km14 00 (giao QL91B) đến Km50 889 và QL91B đoạn Km0 000 đến Km 15 793. Tổng mức đầu tư hơn 1.720 tỉ đồng.
Trên dự án có 2 trạm thu phí gồm trạm T1 được đặt tại Km16 905,83 QL91 và trạm T2 được đặt tại Km50 050 thuộc khu vực Thới Hòa 1, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt - giáp ranh tỉnh An Giang.
Ngay sau khi trạm T2 bắt đầu thu phí đã bị các doanh nghiệp vận tải, tài xế... phản ứng dữ dội.
Lý do, nhiều tài xế và chủ doanh nghiệp cho rằng, xe từ TP Long Xuyên (An Giang) vào QL 80 để đi TP Rạch Giá (Kiên Giang) và ngược lại chỉ sử dụng vài trăm mét đường quốc lộ 91 cũng bị thu phí 100% như các xe đi toàn tuyến QL 91. Thậm chí một số tài xế, doanh nghiệp đi rửa xe, đổ xăng cũng bị thu phí.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Lời khai của người phụ nữ nghi giết tài xế taxi rồi cướp tài sản Nghi phạm là 1 phụ nữ từng thực hiện hơn 20 vụ chuốc thuốc gây mê cướp tài sản các tài xế xe ôm, taxi và vừa mãn hạn tù trong năm 2015. Công an quận Thủ Đức, TPHCM đã bàn giao Phan Thị Kim Loan, "phù thuỷ" gây mê giết người, cướp tài sản cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm...