Chủ tịch Thanh Hóa khuyên người dân không ra khỏi nhà, không đến vùng dịch
Trong công điện mới ban hành về thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân không đi đến vùng có dịch, không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết.
Trước diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh Covid-19, ngày 20/7, ông Đỗ Minh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công điện về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 66 ca mắc Covid-19, trong đó có 11 ca tái dương tính và 55 ca mắc mới, đã có 3 ca lây lan thứ phát trong cộng đồng.
Toàn tỉnh đã có gần 5.000 người từ các vùng dịch trở về địa phương được cách ly tập trung. Dự kiến, trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục tiếp nhận một số lượng rất đông người trở về từ các vùng dịch phía Nam. Ngoài ra, sự giao thương của người dân Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố có dịch khác, nhất là Hà Nội, là rất lớn. Do đó, nguy cơ dịch Covod-19 xâm nhập, bùng phát tại Thanh Hóa là rất lớn.
Tăng cường, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn trong toàn tỉnh là một trong những yêu cầu hàng đầu của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, Giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch.
Tỉnh Thanh Hóa cũng đã bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch. Cụ thể, khuyến cáo người dân không đi đến vùng có dịch; không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết; nếu ra khỏi nhà phải thực hiện nghiêm các quy định 5K; thông báo, khuyến cáo người thân đang ở vùng có dịch không trở về Thanh Hóa trong thời gian này; nếu cần thiết về phải chủ động khai báo khách quan, trung thực để được tư vấn, theo dõi kịp thời.
Video đang HOT
Từ 0h ngày 21/7, tất cả công dân từ các tỉnh, thành phố đến Thanh Hóa lưu trú hoặc công dân trong tỉnh đi ra ngoài tỉnh ngay sau khi trở về phải đến khai báo y tế tại trạm y tế hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn, phân luồng và chỉ định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; nếu không có giấy chứng nhận đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR trong vòng 72 giờ thì phải làm test nhanh kháng nguyên với Covid-19 và phải tự trả phí xét nghiệm.
Người đến Thanh Hóa nếu không có giấy chứng nhận đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR trong vòng 72 giờ thì phải làm test nhanh kháng nguyên với Covid-19 và phải tự trả phí xét nghiệm (Ảnh; CDC Thanh Hóa).
Riêng người về từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có thể làm test nhanh kháng nguyên tại các chốt kiểm soát dịch ở Dốc Xây (thị xã Bỉm Sơn) và xã Thạch Quảng (huyện Thạch Thành). Miễn phí test nhanh cho người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi, gia đình chính sách, hộ nghèo, thương binh, bệnh binh.
Bắt buộc các cơ sở dịch vụ ăn uống trên tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh phải có vách ngăn, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người. Các cơ sở dịch vụ ăn uống khác trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm yêu cầu 5K; khuyến cáo các cơ sở dịch vụ ăn uống lắp đặt camera giám sát và khuyến khích thực hiện hình thức bán hàng mang về.
Hạn chế tối đa việc tổ chức các sự kiện tập trung đông người, người chủ trì tổ chức phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm, xuất hiện các trường hợp F0, F1 liên quan đến sự kiện.
Tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu rà soát các điểm cách ly hiện có, đề xuất các điểm mới, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cách ly theo hướng dẫn của Sở Y tế.
Tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu rà soát các điểm cách ly hiện có, đề xuất các điểm mới, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cách ly (Ảnh: CDC Thanh Hóa).
Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, nhất là tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Sở Công thương chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân trong tình huống mới, phức tạp.
Việt Nam thêm 1 ca mắc mới COVID-19 điều trị tại Hà Nội
Tối 16/1, Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh được cách ly ngay tại tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể:
Bệnh nhân 1537 (BN1537): nam, 56 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Nigeria. Ngày 14/1 bệnh nhân từ Qatar nhập cảnh Sân bay Nội Bài trên chuyến bay QR976, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Thanh Hóa. Kết quả xét nghiệm ngày 15/1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Đến nay tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 17.954.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều qua, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã rà soát lại việc tổ chức đưa đón, bàn giao, tiếp nhận người cách ly; có văn bản hướng dẫn các địa phương theo nguyên tắc, khi địa phương tiếp nhận người trở về từ các khu cách ly tập trung phải có đầy đủ các điều kiện, trong đó phải có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đạo, các đơn vị, đặc biệt bộ phận y tế của các khu cách ly, hướng dẫn người được cách ly tập trung tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong vòng 14 ngày tiếp theo tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh...
Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh (Hệ thống) đã được hoàn thiện, bắt đầu thực hiện quy trình giám sát y tế khép kín.
Theo đó, Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.
Báo cáo về tình hình nhập cảnh trên đường thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, sau khi khảo sát, làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng - hai địa phương có nhiều điểm chung như đều có sân bay, đường thủy... Theo phản ánh, cả 2 địa phương đều xuất hiện tình trạng, người nhập cảnh vào Việt Nam không khai báo y tế trước khi lên máy bay, người nhập cảnh trái phép trên đường biển...
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo có các phương án hướng dẫn để Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, cũng như các địa phương khác trên cả nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả tình trạng người nhập cảnh hợp pháp, không hợp pháp vào Việt Nam.
Thêm 2 ca COVID-19 được cách ly ngay khi nhập cảnh tại Khánh Hoà 18h ngày 28/11, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 tại nước ta lên 1.341. Theo Bộ Y tế, các bệnh nhân được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. BN1340 : nam, 23 tuổi, ở phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngày...