Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2021 hôm 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trực tuyến trong phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2021 tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hôm 20/4. Ảnh: Reuters
“Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng hay phạm vi ảnh hưởng, cũng như không bao giờ tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang” – Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ tại lễ khai mạc Diễn đàn BFA 2021 hôm 20/4 tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định rằng “thế giới muốn công lý, không phải sự bá quyền”.
Trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn BFA năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng hệ thống quản trị toàn cầu cần được thực hiện công bằng và công bằng hơn.
Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, các quy tắc do một quốc gia hoặc một số nước đề ra không thể áp đặt đối với những quốc gia khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý thêm rằng Trung Quốc luôn ủng hộ toàn cầu hóa và hệ thống thương mại đa phương.
Video đang HOT
Trung Quốc từ lâu đã kêu gọi cải cách quản trị toàn cầu, bao gồm quan điểm và giá trị của nhiều quốc gia được phản ánh, thay vì chỉ có tiếng nói của một vài quốc gia lớn.
“Một quốc gia lớn nên thể hiện vai trò của mình đối với thế giới thông qua việc gánh vác nhiều trách nhiệm hơn” – Chủ tịch Tập lưu ý trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn BFA 2021.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc ngăn ngừa đại dịch Covid-19 và giúp cung cấp vaccine Covid-19 với giá hợp lý cho người dân tại các nước đang phát triển.
Chủ tịch Tập nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối vaccine, đồng thời “tăng cường khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của các nước đang phát triển để mọi người trên thế giới có thể tiếp cận và được sử dụng vaccine”.
Trước đó, ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tiến hành hội đàm tại Nhà Trắng. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo và là lần đầu tiên Tổng thống Biden tiếp một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1 năm nay.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh, công nghệ, các lĩnh vực khác trong khu vực, đồng thời cam kết thành lập một liên minh đối phó những thách thức từ Trung Quốc.
Về kinh tế, lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác song phương để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn chất bán dẫn, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các sản phẩm cần thiết đối với hàng hóa công nghệ cao, đồng thời thúc đẩy mạng 5G đáng tin cậy.
Kinh tế châu Á phục hồi ấn tượng nhờ công nghiệp sáng tạo
Báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) cho thấy nền kinh tế châu Á phục hồi tốt nhờ ứng dụng kỹ thuật số vào ngành công nghiệp sáng tạo.
Kinh tế châu Á phục hồi ấn tượng nhờ công nghiệp sáng tạo. (Nguồn: Infomation-age)
Diễn đàn BFA 2021 khai mạc ngày 18/4 tại thị trấn Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) công bố báo cáo có tiêu đề "Triển vọng kinh tế châu Á và tiến bộ hội nhập". Báo cáo trích dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng ít nhất 6,5%, thể hiện sự phục hồi đáng kể từ mức giảm 1,7% của năm 2020.
Khu vực Nam Á sẽ chứng kiến tăng trưởng đạt 9,7% trong năm nay - tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Trong khi đó, các nền kinh tế Đông Á dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5%.
Báo cáo của BFA lý giải kết quả tích cực này có được là nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, việc nối lại hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và Hàn Quốc, bên cạnh các yếu tố khác.
Các quốc gia châu Á đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh tế thế giới. Nếu tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế của khu vực này dự kiến chiếm tỷ trọng 47,9% trong nền kinh tế thế giới vào năm 2021, tăng từ 45,3% ghi nhận trong trong năm 2017.
Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, các nền kinh tế châu Á đã có nhiều thành tựu và tận dụng cơ hội phát triển. Ví dụ như sáng kiến triển khai những biện pháp mới để tạo thuận lợi cho nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và hợp tác kỹ thuật số quốc tế.
Châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã từng bước chuyển đổi từ một "công xưởng" kỹ thuật số phụ thuộc vào lao động giá rẻ sang một trung tâm kỹ thuật số dựa vào các ngành công nghiệp sáng tạo. Nền kinh tế kỹ thuật số đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực.
Nền kinh tế kỹ thuật số đã góp phần khôi phục sản xuất, ổn định tình hình kinh tế và trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á trong tương lai. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước châu Á tiếp tục đi vào chiều sâu.
Báo cáo trích dẫn số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho hay, tính đến tháng 2/2021, 186 hiệp định thương mại khu vực đã có hiệu lực, chiếm 54,9% tổng số hiệp định thương mại trên toàn cầu, Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020 sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế châu Á.
Mỹ và Nhật Bản khẳng định quan hệ đồng minh, hợp tác trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu Rạng sáng 17/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tiến hành hội đàm tại Nhà Trắng. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo và là lần đầu tiên Tổng thống Biden tiếp...