Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khi ranh giới bị xóa nhòa…
Những ràng buộc và đan xen về lợi ích khiến mối quan hệ Mỹ – Trung khó có thể nhận biết rõ ràng đâu là vấn đề song phương, đâu là vấn đề khu vực và đâu là toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California.
Theo kế hoạch, chương trình nghị sự 2 ngày giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở California sẽ có rất nhiều nội dung nóng, ẩn chứa căng thẳng và tranh cãi giữa hai bên nhưng cũng mang lại cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán này, để tách bạch được hoàn toàn đâu là vấn đề song phương, đâu là vấn đề khu vực và đâu là vấn đề quốc tế chỉ là khái niệm mang tính chất tương đối khi mà mối quan hệ Mỹ – Trung đã vượt ra khỏi phạm trù hai nước và mang ý nghĩa thế giới rộng lớn.
Về quan hệ song phương, không thể không kể đến câu chuyện về an ninh mạng (với những cáo buộc trực tiếp nhằm vào nhau), vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ và việc Tập đoàn Shuanghui của Trung Quốc vừa mới “thôn tính” hãng chế biến thịt lớn nhất của Mỹ là Smithfield với giá 4,7 tỷ USD.
Thoáng nhìn qua, những vấn đề này tưởng chừng chỉ là câu chuyện giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nếu xét kỹ lại, chúng đều có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Suy cho cùng, các cuộc tấn công mạng – dù cho lực lượng nào làm và nhằm vào nước nào – thì cũng sẽ làm đảo lộn toàn bộ những toan tính và chiến lược của Mỹ và Trung Quốc, kéo theo những thay đổi đáng kể trong định hướng chiến lược của các nước khác.
Tương tự, việc điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ sẽ tác động đến hàng loạt doanh nghiệp hai bên, tạo ra những luồng dịch chuyển dòng vốn và hàng hóa mới, đồng thời gây xáo trộn thị trường việc làm. Những tác động này được nhìn thấy rõ rệt trước hết là ở hai nước, nhưng không lâu sau đó sẽ nhanh chóng lan sang các nước hoặc thị trường thứ ba trước khi mở rộng quy mô ra toàn cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó, dưới góc độ toàn cầu, Trung-Mỹ có rất nhiều vấn đề cần trao đổi do có nhiều lợi ích đan xen, ràng buộc. Ngoài những lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống, thì các điểm nóng hiện nay như Syria, Iran, bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông… cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức. Với tiềm lực và tầm ảnh hưởng to lớn của cả hai nước, tất cả những hồ sơ quốc tế này không thể được khép lại chừng nào hai nước chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết.
Ở góc độ khu vực, Trung Quốc coi chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vươn ra bên ngoài của họ. Ngược lại Mỹ cũng coi sự phát triển lớn mạnh vượt bậc trong thời gian gần đây của Trung Quốc là nhằm thách thức địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Tuy nhiên, cục diện đối đầu đan xen hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ xảy ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà còn ở cả những khu vực khác trên thế giới. Trước khi đến California, ông Tập Cận Bình có chuyến công du một loạt quốc gia ở Mỹ Latinh – nơi từng được coi là sân sau của Washington.
Vậy đâu là ranh giới phân biệt một cách rõ ràng giữa vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu trong quan hệ Mỹ – Trung, khi mà những vấn đề song phương thuần túy thì giờ đây cũng đang tạo ra ảnh hưởng toàn cầu và ngược lại, những vấn đề khu vực và toàn cầu liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới cả hai nước ở các mức độ ít nhiều khác nhau. Việc ranh giới bị xóa nhòa này đang đẩy vùng giao thoa rộng ra, vừa mang lại cơ hội hợp tác, vùa ẩn chứa nguy cơ đối đầu.
Trong bối cảnh đó, chắc chắn cả Trung Quốc và Mỹ sẽ tăng cường can dự vào bất cứ khu vực hay lĩnh vực nào mà họ coi là gắn với lợi ích quốc gia. Cả hai nước sẽ tìm cách mở rộng cơ chế đối thoại nhằm tìm kiếm sự thỏa hiệp và giảm thiểu nguy cơ đối đầu không cần thiết. Hai nước cũng sẽ nỗ lực duy trì vùng đệm ảnh hưởng để kiềm chế lẫn nhau.
Nói cách khác, mối quan hệ Mỹ-Trung nóng hay lạnh, hợp tác hay đối đầu sẽ tác động đáng kể đến cục diện khu vực và thế giới, đòi hỏi các nước phải kịp thời thích nghi và ứng phó. Điều này giải thích tại sao dư luận tại mong muốn những tín hiệu tích cực, hợp tác và đồng thuận từ cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ lần này. Bởi nếu kết cục trái ngược, cuộc gặp không chính thức cũng chỉ mang tính biểu tượng mà thôi.
Theo Dantri
Mỹ muốn gì khi mời Trung Quốc tham gia diễn tập RIMPAC 2014?
Ngày 3-4 vừa qua, Tạp chí "Nhà ngoại giao" của Nhật Bản đã cho biết, Trung Quốc đã tiếp nhận lời mời của Mỹ, đồng ý tham gia diễn tập quân sự liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương 2014" (RIMPAC 2014). Vậy đằng sau lời mời này có ẩn ý gì?
Tạp chí này cho biết, việc Washington mời Bắc Kinh tham gia với mục đích đánh tan sự nghi ngờ trong lòng người Trung Quốc về mục đích cuộc diễn tập này chính là nhằm vào họ, mà hiện nay Trung Quốc cũng muốn thông qua những hoạt động quân sự liên hợp để biểu thị sự minh bạch quân sự của mình trước thế giới. Thế nhưng, sự tham gia của Trung Quốc đem lại những lợi ích gì cho quan hệ Trung - Mỹ thì vẫn còn là một dấu hỏi.
Cuộc diễn tập quân sự cực lớn 2 năm 1 lần này là hoạt động quân sự chung lớn nhất của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương với sự tham gia của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Năm 2010 có mặt 14 quốc gia, còn năm 2012 có tới 22 nước tham dự. Các khoa mục chủ yếu được thực hành trong các cuộc diễn tập RIMPAC bao gồm các đợt huấn luyện trên biển, diễn tập quân sự và diễn tập tìm kiếm, cứu nạn.
Tạp chí "Diplomat" cho biết, động thái này của Mỹ không làm người ta ngạc nhiên, vì sự vắng mặt của Trung Quốc trong cuộc diễn tập lần trước đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Cho đến năm nay, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm khi đầu tháng 1 họ đã gửi lời mời hải quân Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập đa quốc gia này và đến tháng 3, Bắc Kinh đã gật đầu đồng ý.
Việc hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập RIMPAC 2014 có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả 2 bên. Về phía Mỹ, điều này rất phù hợp với nguyện vọng thông qua các cuộc diễn tập quân sự chung để tăng cường quan hệ với hải quân Trung Quốc, làm giảm căng thẳng quân sự Trung - Mỹ.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa trong cuộc diễn tập RIMPAC 2012
Ngoài ra, nó cũng là đáp án trả lời câu hỏi mà Bắc Kinh vẫn canh cánh trong lòng, là việc không ngừng mở rộng quy mô của cuộc diễn tập lớn nhất khu vực này thực chất không nhằm vào Trung Quốc. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là thông qua các cuộc diễn tập chung để tăng sự hiểu biết về mức độ hiện đại hóa và thực chất khả năng tác chiến của hải quân Trung Quốc.
Thế nhưng, không biết việc Trung Quốc tham gia diễn tập lần này đem lại lợi ích gì cho quan hệ Trung - Mỹ? Đầu tiên, rất khó dự đoán là việc tăng cường hợp tác quân sự chung có ảnh hưởng thế nào đến quan hệ giữa 2 nước. Tuy đã đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương nhưng cả 2 bên vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc, thậm chí có lúc quan hệ quân sự giữa 2 bên đã đi vào ngõ cụt.
Trên thực tế, mục đích Mỹ mời Trung Quốc tham gia diễn tập RIMPAC 2014 chính là biểu thị trước "bàn dân thiên hạ" rằng mình không sử dụng các biện pháp kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên cần chú ý đến tính hai mặt của nó.
Trước hết có thể khẳng định, nỗ lực này gần như là vô nghĩa vì Mỹ chính là động lực cho sự "quật khởi" của Trung Quốc, trong quá trình "trỗi dậy" của họ, mục đích lật đổ chính là Mỹ, nếu Bắc Kinh cứ kiên quyết cho rằng, Washington đang kiềm chế mình thì không biết Mỹ sẽ giải thích thế nào để thuyết phục Trung Quốc?
Thứ hai: Hoa Kỳ đang dốc toàn lực để kiềm chế Trung Quốc, mục đích này trước sau không hề thay đổi. Tuy chính phủ Mỹ năm lần bảy lượt cam đoan là không hề có điều đó nhưng đó chỉ là những thảo luận trong các hoạch định chiến lược "trên bàn giấy". Nói cách khác, cam kết này cơ bản là không hề đề cập đến mục đích và ý đồ của Trung Quốc, nó còn thiếu một chữ "NẾU..." ở đằng sau.
Ví dụ như: Nếu mục đích của Trung Quốc là tấn công vào California thì tất nhiên là Mỹ sẽ dốc toàn lực để kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Điều này nghe có vẻ hơi phóng đại nhưng nó chứng tỏ một điều, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn là một mối lo cánh cánh trong lòng của Mỹ.
Sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc cũng có một phần trách nhiệm của Mỹ?
Trên thực tế, ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lớn lên tất yếu sẽ làm giảm vị thế độc tôn của Mỹ. Vì vậy, tuy Mỹ vẫn khẳng định là họ không nhằm vào Trung Quốc nhưng điều đó không làm người ta tin. Thế nhưng, thái độ lập lờ, không rõ ràng của Mỹ cũng làm nhiều đồng minh không hài lòng, họ cho rằng, chính thái độ không kiên quyết của Mỹ đã làm Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và ngạo mạn hơn.
Cuối cùng, Tạp chí "Nhà ngoại giao" kết luận: Washington cần bày tỏ thái độ kiên quyết và nhất quán là có kiềm chế Bắc Kinh hay không? Họ cần phải xác định rõ ý đồ của Trung Quốc và tiên lượng có thể chấp nhận được điều đó hay không?
Thế nhưng, dò tìm được ý đồ thật sự của Trung Quốc là điều rất khó, vì vậy Mỹ nên chủ động kiềm chế Trung Quốc. Với những vấn đề "bùng nhùng" đằng sau hậu trường như thế, việc Mỹ đưa ra lời mời và Trung Quốc đồng ý tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" cũng chẳng nói lên được điều gì.
Theo ANTD
Mỹ và Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác quân sự Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc cho biết, Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, đã có cuộc điện đàm với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Trong cuộc điện đàm này, ông Phòng Phong Huy cho biết, Trung Quốc...