Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo không nước nào có thể ra lệnh cho Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định không một quốc gia nào có thể ra lệnh cho Trung Quốc hoạch định và phát triển ra sao.
Trong bài phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân nhân hôm nay (18/12), đánh dấu 40 năm ngày Trung Quốc cải cách và mở cửa, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh vẫn sẽ tiếp tục cải cách kinh tế, nhưng nói thêm rằng Trung Quốc sẽ không tuân theo yêu cầu của bất cứ quốc gia nào về việc nước này phải hoạch định và phát triển ra sao.
Theo ông Tập, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải được đề cao, kiểm soát việc mở cửa nền kinh tế và làm rõ vai trò của đất nước trong các vấn đề toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty)
Ông Tập nói thêm rằng Trung Quốc đang tiến gần hơn tới trung tâm của thế giới và được cộng đồng quốc tế công nhận có đóng góp cho sự phát triển toàn cầu và nỗ lực bảo vệ trật tự an toàn quốc tế.
Video đang HOT
“Trung Quốc không đặt ra bất cứ mối đe dọa nào đối với các quốc gia khác nhưng chúng ta sẽ không bị đẩy ra rìa”, ông Tập nhấn mạnh và khẳng định không ai hay quốc gia nào có thể ra lệnh cho người dân Trung Quốc làm gì hay không nên làm gì.
Mặc dù cam kết sẽ cải cách nhiều hơn nữa, nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra bất cứ chi tiết cụ thể nào.
Bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa từ tháng 12/1978, Trung Quốc sau 40 năm đã đạt được những bước chuyển mình ấn tượng. Công cuộc kéo dài 4 thập niên đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo và biến Trung Quốc thành một siêu cường kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới lại đang có dấu hiệu chững lại trong năm nay bởi tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra từ tháng 6 và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Báo Trung Quốc bị phạt tiền vì thêm 3 chữ vào tư tưởng của ông Tập Cận Bình
Hai nhà báo của Nhật báo Thiểm Tây đã bị phạt tiền vì tự ý thêm 3 chữ vào vào học thuyết chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: NYT)
Thời báo Hoa nam Buổi sáng (SCMP) ngày 22/11 đưa tin, một người trong số họ là Liu Hui đã thêm 3 chữ "Zong Shu Ji", có nghĩa là tổng bí thư, vào tên gọi chính thức "Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc trong thời đại mới" trong bài viết về một cuộc họp của Hội các nghệ sĩ Thiểm Tây vào ngày 15/11.
Nhóm đọc soát đã phát hiện ra sai sót trên vào buổi sáng sau khi biên tập viên duyệt bài là Wang Gehua đã cho phép xuất bản bài viết.
Trong một tài liệu nội bộ mà SCMP có được, phòng đánh giá của tờ báo cho rằng quyết định thêm các từ trên là "một sai sót chính trị nghiêm trọng". Với tư cách là biên tập viên duyệt bài, Wang bị phạt 10.0000 nhân dân tệ (1.440 USD), trong khi Liu bị phạt 5.000 nhân dân tệ (720 USD).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần đầu đưa ra tư tưởng chính trị trên vào tháng 10/2017, khi ông khai mạc kỳ họp thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc với một bài diễn văn kéo dài 3 giờ. Với 14 điểm cơ bản, tư tưởng chính trị của ông Tập là lời kêu gọi nhằm phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Kết thúc kỳ họp trên, tư tưởng của ông Tập, cùng với tên của ông, đã được đưa vào điều lệ của đảng, khiến ông Tập trở thành nhà lãnh đạo thứ ba sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có học thuyết mang tên mình được đưa vào điều lệ đảng.
Kể từ đó, các khẩu hiệu quảng bá học thuyết đã xuất hiện trên các poster và biển hiệu ở khắp Trung Quốc. Các học sinh được yêu cầu "nuôi dưỡng tư tưởng của ông Tập trong tâm trí" và hàng chục viện nghiên cứu đã được thiết lập tại các trường đại học hàng đầu để nghiên cứu học thuyết.
Các nhà báo của báo chí chính thống đã yêu cầu tham gia các buổi họp do ủy ban tuyên truyền của đảng tổ chức nhằm tìm hiểu về tư tưởng mới nhất của nhà lãnh đạo. Khi đề cập tới học thuyết chính trị trong các bài viết, họ được yêu cầu nêu tư tưởng của Chủ tịch Tập bằng tên gọi dài 16 chữ, không hơn, không kém.
An Bình
Theo Dantri/ SCMP
Sức mạnh quyền lực của ông Tập Cận Bình trước thách thức bủa vây Trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với không ít thách thức cả ở trong và ngoài nước, nhiều ý kiến đã tỏ ra hoài nghi về sức mạnh quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình giữa lúc đương đầu với sóng gió. Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh năm 2017 (Ảnh: New...