Chủ tịch siêu UB quản lý vốn NN: VRG phát triển liên tục, bền vững
Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Anh – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tại buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), chiều ngày 9.12.
Ông Nguyễn Hoàng Anh phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Văn Bảo – Tổng giám đốc VRG đã báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của VRG năm 2018.
Theo đó, ước kết quả SXKD cả năm 2018 của Công ty mẹ VRG đạt trên 4.273 tỷ đồng, (đạt 116% so với kế hoạch), lợi nhuận trước thuế trên 2.784 tỷ đồng đồng (đạt 111%). Thu nhập bình quân của 80.913 lao động toàn VRG đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng. VRG đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1.6.2018, với mức vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN đã đảm bảo đời sống ổn định cho hàng ngàn lao động. Trong ảnh: Công nhân khai thác nhựa cao su.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Anh đánh giá cao truyền thống, tiềm lực, vị thế của VRG trên bản đồ cao su thế giới: “VRG đã đảm bảo đời sống ổn định cho hàng ngàn lao động ở khắp các vùng miền trải dài cả nước, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, VRG làm tốt trong công tác an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. Thời gian tới, VRG tiếp tục phát huy thành công trong thời gian qua, đặc biệt là nguồn lực chất xám, có chiến lược mạnh hơn nữa về phát triển nguồn nhân lực, áp dụng đồng bộ công nghệ 4.0 đến từng CNVC LĐ”.
Ông Anh cho rằng VRG cần đầu tư nghiên cứu đẩy mạnh các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm mới, với điều kiện thuận lợi là Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh công tác kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước do ủy ban quản lý. Qua đó, VRG sẽ đưa ra những kế hoạch thuận lợi trong tương lai, tạo nên sức mạnh mới sau khi cổ phần hóa.
Theo Danviet
Thông quan điện tử: Trước cả tháng, giờ... 5 phút
Thực hiện thủ tục cấp phép và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép trên cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW), cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều nhận thấy thời gian được rút ngắn đáng kể. Thời gian tới, nếu được nâng cấp, hệ thống này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Buồn vì "vắng khách"
Đi cùng đoàn công tác của Bộ NNPTNT khảo sát việc kết nối thủ tục hành chính trên hệ thống NSW tại Chi cục Thú y Vùng II (Hải Phòng), PV nhận thấy dù đã đến giờ làm việc nhưng tại đây vẫn thưa thớt doanh nghiệp (DN) đến làm thủ tục.Ông Đoàn Thành Lũy - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Vùng II chia sẻ: "Nếu như 3 năm trước, các DN xếp hàng dài đến làm thủ tục kiểm dịch, thì từ khi thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (GCNKD) trên hệ thống NSW, số lượng DN trực tiếp đến làm thủ tục rất ít. Hầu như các quy trình khai báo, kiểm dịch đều được thực hiện qua mạng và DN chỉ đến lấy bản giấy chứng nhận có dấu đỏ hoặc nộp phí".
Cán bộ Chi cục Thú y Vùng II kiểm tra cảm quan hàng philê cá nhập khẩu tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: Đình Thắng
Theo ông Lũy, đến nay tỷ lệ hồ sơ khai báo thủ tục trên cổng NSW đạt hơn 98%. "Từ khi cấp GCNKD trên hệ thống NSW, Chi cục Thú y Vùng II đã tiết kiệm được thời gian và nhân lực cho công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Thời gian từ khi thực hiện kiểm dịch tới khi cấp GCNKD chỉ còn 2-3 ngày với hàng phải lấy mẫu kiểm dịch, 1 ngày với hàng kiểm tra cảm quan" - ông Lũy nhấn mạnh.
Đại diện DN thường xuyên thực hiện khai báo thủ tục và kiểm dịch tại Chi cục Thú y Vùng II, bà Phạm Thanh Phương - nhân viên Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thực phẩm Hạ Long (nhập khẩu thịt đông lạnh từ châu Âu, châu Mỹ) cho biết: "Mỗi năm, công ty nhập gần 900 đơn hàng. Trước đây, cứ mỗi lần làm thủ tục mất khá nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên, từ khi thực hiện thủ tục trên NSW, quá trình khai báo và hoàn thiện hồ sơ chỉ mất khoảng 5 phút và để kiểm dịch thú y (nếu có mặt hàng cần lấy mẫu kiểm dịch) đến thông quan, hải quan chỉ mất 1 ngày".
Tương tự như Chi cục Thú y Vùng II, ông Nguyễn Trung Hà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I cho biết: "Đơn vị đang thực hiện cấp GCNKD thực vật qua NSW, tiếp nhận trên 51.000 hồ sơ, trong đó trên 39.000 hồ sơ tiếp nhận, cấp giấy qua hệ thống NSW".
Liên tục nâng cấp hệ thống
Bên cạnh những thuận lợi từ việc thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống NSW, quá trình thực hiện NSW vẫn còn một số hạn chế. Ông Trần Duy Phong - Giám đốc Trung tâm Chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng I cho biết: "Trong quá trình phát sinh khó khăn, chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan, đặc biệt là hải quan. Cơ sở dữ liệu hệ thống khó cập nhật, trong khi thông tin DN thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, máy chủ, đường truyền phục vụ cho việc thực hiện cấp chứng thư cho các hàng xuất khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia thường xuyên không truy cập được, dẫn đến đình trệ trong quá trình triển khai".
Ông Đoàn Thành Lũy cũng thừa nhận, một trong những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống NSW là lỗi mạng hoặc lỗi hệ thống. Lúc đó, Chi cục Thú y Vùng II phải cấp GCNKD thủ công bằng bản giấy thay thế nên có thể dẫn tới ùn tắc hồ sơ cục bộ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sau khi cấp GCNKD điện tử, Chi cục vẫn phải cấp GCNKD bằng bản giấy theo yêu cầu của DN vì các cơ quan hữu quan không chấp nhận GCNKD điện tử.
Với vấn đề này, ông Vương Đức Hinh - Phó chánh Văn phòng thường trực cải cách hành chính (Bộ NNPTNT) cam kết, về mặt kỹ thuật, Bộ sẽ phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) từng bước điều chỉnh kỹ thuật, nâng cấp phần mềm hệ thống để quá trình kết nối thực hiện khai báo thủ tục trên NSW được thông suốt, thuận tiện hơn.
Theo Danviet
Người Trung Quốc ăn khỏe nhưng không phải bán thứ gì sang cũng được "Cái gì cũng nghĩ bán được cho Trung Quốc", đó là suy nghĩ sai khi muốn mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt. Ông Vĩ Tích Thành, Tham tán thương mại Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM lưu ý như thế tại Hội thảo nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho...