Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ‘truy đến cùng’ khi xử lý đơn thư
Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội phải xử lý tốt đơn thư, không để người dân chê vô cảm, theo ông Vương Đình Huệ.
Chiều 18/8, Ủy ban Thường vụ cho ý kiến vào báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo gửi đến Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, nếu đơn thư người dân gửi đến Quốc hội mà các cơ quan chỉ làm nhiệm vụ chuyển đi thì không có ý nghĩa gì, trong khi đây là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay.
Theo ông, từ tháng 4 đến nay, các cơ quan của Quốc hội tập trung thẩm tra báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thì “hầu như không có”. Nhắc lại thời gian làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Huệ nói có một số vụ việc nổi cộm, phức tạp trên địa bàn như xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, hay bãi rác Nam Sơn nhưng không thấy cơ quan của Quốc hội vào cuộc cùng thành phố.
Nêu rõ một trong những chức năng của Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) là tổng hợp kết quả tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo…, ông Huệ cho rằng Ủy ban Thường vụ phải họp hàng tháng để xem xét những vấn đề liên quan nội dung này, “không thì sinh ra cơ quan dân cử làm gì?”.
“Chính phủ và các cơ quan chức năng giải quyết nhưng Quốc hội, cơ quan Quốc hội phải giám sát, đôn đốc thực hiện và báo cáo lại”, ông Huệ nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp Thường vụ ngày 18/8. Ảnh: Hoàng Phong
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội gợi ý, hàng tháng Ban Dân nguyện báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo. Mỗi cuộc họp, Thường vụ sẽ đặt ra 7-8 vụ việc, vấn đề bức xúc, nổi cộm, theo dõi giải quyết “đến nơi đến chốn” để xem sự chuyển biến. Bên cạnh đó, cần “truy đến cùng trách nhiệm của cá nhân, tập thể” để dân, cử tri đặt niềm tin vào Quốc hội, cơ quan dân cử.
“Năm 2022, Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cao. Chúng ta phải làm đến nơi đến chốn, không để người dân chê là vô cảm”, ông Huệ nói.
Trưởng ban Dân nguyện Thanh Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước “tương đối ổn định và giảm so với cùng kỳ năm trước” . Dù vậy, vẫn còn một số đoàn đông người và công dân của một số địa phương tập trung tại khu vực trung tâm TP Hà Nội, nhà riêng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước … căng băng rôn, khẩu hiệu.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 6 tháng đầu năm, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận hơn 161.200 đơn của công dân, trong đó khoảng 20.400 đơn khiếu nại (giảm 25,9%), gần 8.600 đơn tố cáo (giảm 38,1%). Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, có 501 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội ở một số địa phương.
Theo ông Bình, trong tháng 7, Ban Dân nguyện đã tiếp 26 lượt người liên quan đến 22 vụ việc; trong đó 7 vụ khiếu nại, 2 vụ tố cáo, 13 kiến nghị, phản ánh. Nội dung chủ yếu là đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…
Đại biểu Quốc hội: Lãnh đạo không chịu tiếp dân thì nên rời ghế 44 Chủ tịch TP HCM: Tôi ngạc nhiên vì sai phạm nhiều, kỷ luật nhẹ Thủ tướng chỉ đạo khắc phục bất cập trong đền bù, giải phóng mặt bằng
Kỳ họp thứ hai của Quốc hội có thể họp trực tuyến hoàn toàn tùy tình hình COVID-19
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tùy vào tình hình dịch bệnh COVID-19, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV có thể kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt), họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp - Ảnh: QUOCHOI.VN
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, sáng 18-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20-10.
Tại phiên họp, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng trình các phương án tổ chức kỳ họp thứ 2 để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc tổ chức kỳ họp phải đảm bảo trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh cũng như tiếp tục cải tiến phương thức làm việc. Tùy vào tình hình dịch bệnh, phương án tổ chức có thể tính đến kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt); họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn.
Về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tinh thần kỳ họp thứ 2 phải tốt hơn kỳ họp thứ nhất. Muốn thế phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ nghiêm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề bức thiết nhưng không phải làm ào ào, "dục tốc bất đạt", bởi nếu làm không kỹ thì quyết không trúng, không đúng. Do đó công tác chuẩn bị phải đảm bảo kịp thời, chất lượng cao.
Liên quan đến các nội dung trình Quốc hội, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cũng như thời gian làm việc tại kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị và thống nhất trong thời gian tới.
Nhận xét về kỳ họp thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp này diễn ra khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn thách thức nhiều hơn thuận lợi, song Quốc hội đã để lại nhiều dấu ấn với những quyết sách chưa có tiền lệ, tạo khung pháp lý rất quan trọng, rất sớm để tổ chức triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho cả nhiệm kỳ 5 năm.
Đánh giá cao đóng góp trí tuệ của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu tái cử cũng như các đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý rằng cử tri và nhân dân mong muốn cao hơn nữa, các ý kiến sát thực tiễn cuộc sống và quan trọng là hiến kế, đề xuất các giải pháp.
"Nhân dân, cử tri rộng lượng nhưng cũng đòi hỏi rất cao. Do đó chúng ta không tự mãn mà phải nỗ lực hơn nữa", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, mỗi kỳ họp cần có đề án truyền thông tốt hơn nhằm công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội để cử tri đánh giá, giám sát.
Hai phương án tổ chức kỳ họp thứ 2:
* Phương án 1 , Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Quốc hội dự kiến chia đại biểu Quốc hội tham gia 73 tổ thảo luận.
Trong đó khoảng 200 đại biểu Quốc hội ở trung ương chia thành 10 tổ họp tại Nhà Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội ở địa phương chia thành 1 tổ/1 địa phương.
Dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày và 1 ngày dự phòng (Quốc hội làm việc 1 ngày thứ bảy). Phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20-10, bế mạc ngày 10-11.
* Phương án 2 , Quốc hội họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt (dịch bệnh đã được kiểm soát tốt mới về họp tập trung).
Dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày và dự phòng 1 ngày, trong đó bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy.
Đợt 1 , họp trực tuyến: 11 ngày (từ 20-10 đến 2-1), có bố trí thảo luận ở tổ theo cách chia tổ giống phương án 1. Đợt 2 , họp tập trung 6 ngày (từ 4 đến 10-11), có bố trí thảo luận ở tổ như thông lệ.
Chủ tịch Quốc hội: 'Dù dịch bệnh vẫn dứt khoát tăng lương' Ông Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ có thể bị ảnh hưởng vì dịch bệnh nhưng phải quyết tâm tính toán cải cách tiền lương từ 1/7/2022. Quan điểm này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết tiêu chí, định mức phân bổ chi...