Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sắp thăm Triều Tiên
Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư sẽ thăm Bình Nhưỡng với tư cách là đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình để chúc mừng Quốc khánh CHDCND Triều Tiên (9.9).
Chủ tịch quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư sẽ thăm Triều Tiên từ ngày 8.9 CHỤP MÀNH HÌNH HOÀN CẦU THỜI BÁO
Tân Hoa xã lẫn hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên ngày 4.9 chỉ đưa tin vắn rằng ông Lật sẽ đến Triều Tiên vào ngày 8.9 và không công bố chi tiết.
Ông Lật được xem là có vị trí thứ 3 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ông cũng được đánh giá là có quan hệ gần gũi với Chủ tịch Tập.
Video đang HOT
Chuyến thăm sắp tới sẽ đánh dấu ông Lật là quan chức Trung Quốc cấp cao nhất thăm Triều Tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm 2012.
Triều Tiên sẽ tổ chức nhiều sự kiện lớn tại Bình Nhưỡng để chào mừng Quốc khánh lần thứ 70, trong đó cuộc duyệt binh quy mô lớn.
Thông tin nói trên chấm dứt đồn đoán ông Tập sẽ thăm Bình Nhưỡng xung quanh dịp Quốc khánh Triều Tiên để đáp lễ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thăm Trung Quốc 3 lần kể từ tháng 3.2018.
Theo TNO
Trung Quốc bỏ phiếu xóa giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch
Hôm nay 11/3, gần 3.000 đại biểu Trung Quốc nhóm họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh sẽ bỏ phiếu về một số đề xuất sửa đổi hiến pháp, trong đó có đề xuất xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó chủ tịch nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang (Ảnh: Reuters)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), các đề xuất sửa đổi chỉ được thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ.
Nếu đề xuất xóa bỏ nhiệm kỳ Chủ tịch được thông qua, điều này sẽ mở đường để ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục nắm quyền sau khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc vào năm 2023. Theo tài liệu do quốc hội Trung Quốc công bố, việc biểu quyết sẽ tiến hành thông qua bỏ phiếu giấy thay vì giơ tay hay bấm nút. Mỗi đại biểu sẽ được phát một lá phiếu sử dụng tiếng Hoa và 7 ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Trung Quốc.
Các đại biểu được hướng dẫn ghi đầy đủ thông tin trong lá phiếu với lựa chọn Đồng ý, Phản đối hay Phiếu trắng, sau đó bỏ vào một trong 28 hòm phiếu.
Việc kiểm phiếu sẽ do hệ thống điện tử tiến hành và được giám sát bởi một ủy ban quốc hội gồm 35 thành viên là đại diện đến từ mỗi vùng khác nhau, trong đó có Hong Kong và Macao. Trưởng ban kiểm phiếu sau đó sẽ báo cáo để Chủ tịch Quốc hội sắp mãn nhiệm Trương Đức Giang thông báo kết quả.
Quy trình bỏ phiếu này giống 4 lần bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp Trung Quốc trước đó. Việc sửa đổi hiến pháp lần này của Trung Quốc chỉ được thảo luận bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, truyền thông địa phương cho biết.
Minh Phương
Theo Dantri
Trung Quốc nêu đích danh 3 cựu quan chức mua phiếu trong kỳ Đại hội đảng Trong một tiết lộ khá hiếm hoi, Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết 3 cựu quan chức, những người từng có tầm ảnh hưởng lớn, đã mua phiếu trước các kỳ đại hội đảng, trong số đó có cựu ủy viên thường vụ Chu Vĩnh Khang, Tân Hoa xã cho biết. Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức bỏ cơ chế hội...