Chủ tịch Quốc hội: Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là sự kiện chính trị quan trọng
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV sáng 20/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước trước Quốc hội ngày 23/10/2018.
Khái quát kết quả kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, sau gần một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành chương trình làm việc của kỳ họp với nhiều nội dung quan trọng, được khẳng định trong Nghị quyết chung của kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh việc, với sự tín nhiệm rất cao, Quốc hội bầu Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.
“Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước ta, được nhân dân và cử tri đánh giá cao” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về nhân sự thành viên Chính phủ bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Về công tác lập pháp, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua 9 luật và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.
Đặc biệt, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với sự đồng thuận rất cao, là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này. Điều đó, theo Chủ tịch Quốc hội, có ý nghĩa quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc chủ động hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Lãnh đạo Quốc hội cũng khái quát, kỳ họp thứ 6 là kỳ họp cuối năm 2018, cũng là kỳ họp có ý nghĩa sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ đối với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước. Qua việc đánh giá cho thấy, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kinh tế – xã hội năm 2018 và 3 năm qua vẫn phát triển khá toàn diện. Việc cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt mục tiêu, tiến độ đề ra. GDP tăng trưởng tích cực, an sinh xã hội và đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, hoạt động tư pháp, công tác xây dựng chính quyền có nhiều đổi mới, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới không ngừng được nâng cao.
Quốc hội đánh giá cao sự điều hành quyết liệt và sát sao của Chính phủ, sự chủ động, nỗ lực, phối hợp hiệu quả của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa phương, lực lượng vũ trang và cộng đồng doanh nghiệp, cùng các tầng lớp nhân dân về những thành tích nổi bật của năm 2018 và trong 3 năm qua; đồng thời, đã phân tích, chỉ ra những bất cập, hạn chế, khó khăn, thách thức của nền kinh tế nước ta và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm tiếp tục phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã quyết định và thông qua 4 nghị quyết về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.
Điểm lại phiên chất vấn đặc biệt để giám sát việc thực hiện lời hứa sau chất vấn của lãnh đạo các cơ quan từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chủ tịch Quốc hội nhận định, phiên chất vấn cho thấy các nghị quyết đã được triển khai nghiêm túc, nhiều cam kết, lời hứa đã được thực hiện và mang lại những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Quốc hội ghi nhận những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và đánh giá cao trách nhiệm của các vị đại biểu, các cơ quan của Quốc hội trong việc giám sát, theo dõi việc thực hiện các yêu cầu của Quốc hội.
Cũng liên quan đến hoạt động giám sát, tại kỳ họp này, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Theo Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, đây là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện mức độ tín nhiệm và sự ghi nhận, đánh giá công tâm, khách quan về những nỗ lực, kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội đề nghị những người được lấy phiếu tiếp tục phát huy kết quả đạt được, nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
Tuyên bố bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy, kịp thời báo cáo kết quả kỳ họp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan và tích cực chủ động hơn nữa trong công tác lập pháp, giám sát.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và chuyện bức ảnh độc đáo thời sinh viên
Mới đây, PV Dân Việt có may mắn được đến thăm phòng truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật hết sức độc đáo, trong đó có những tấm ảnh thời sinh viên và quyển luận văn tốt nghiệp của Tổng Bí thư, tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 23.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước (ảnh T.T).
Được biết người được giao phụ trách công việc xây dựng phòng truyền thống này là GS.TSKH Vũ Minh Giang, PV đã tìm đến ông để tìm hiểu do đâu mà phòng truyền thống có được những hiện vật quý ấy. Câu chuyện GS.TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ với PV đặc biệt lý thú và ấn tượng.
GS Vũ Minh Giang kể: Năm 2012 tôi được phân công phụ trách xây dựng Phòng truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đề cương trưng bày, một trong những nội dung cần được thể hiện là những cựu sinh viên có những đóng góp lớn với đất nước trên mọi phương diện. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là niềm tự hào của Đại học Quốc gia Hà Nội chắc chắn phải có vị trí đặc biệt trong Phòng truyền thống này. Do có quan hệ từ thời còn là ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, tôi đã gọi điện đặt vấn đề xin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một số hiện vật. Tôi thật bất ngờ khi được Tổng Bí thư nhiệt tình tạo điều kiện, nhưng thật ấn tượng khi ông nói "quãng đời đẹp nhất là thời sinh viên, mình có một số tấm ảnh về thời kỳ đó, đã giữ gìn mấy chục năm nay giờ tặng cho Phòng truyền thống".
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2.1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội - ảnh phóng viên chụp lại từ Phòng Truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội).
Sau đó, Tổng Bí thư gửi cho chúng tôi một phong bì to, đóng cẩn thận. Tôi mở ra và rất xúc động khi thấy những tấm ảnh của ông thời còn là sinh viên, trong đó có bức chụp từ năm 1965. Cùng với những tấm ảnh, ông còn tặng Phòng truyền thống bản luận văn tốt nghiệp đại học do GS Đinh Gia Khánh hướng dẫn.
Dịp Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 20 năm ngày Chính phủ ra Nghị định về Đại học Quốc gia, Tổng Bí thư đã về dự và đến thăm phòng truyền thống. Ông rất vui khi thấy những hình ảnh và kỷ vật thời sinh viên của mình được bày trang trọng tại đó.
Bức ảnh được treo trong Phòng Truyền thống có chú thích thêm ngoại ngữ.
GS Vũ Minh Giang hướng dẫn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Phòng truyền thống dịp 2013. Nằm ở vị trí trung tâm tủ kính là luận văn tốt nghiệp của ông. Bên phải là tập thơ của nhà thơ liệt sỹ Lê Anh Xuân, cũng là một cựu sinh viên Khoa Sử trường đại học Tổng hợp Hà Nội (ảnh Đại học Quốc gia Hà Nội).
Luận văn tốt nghiệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thời sinh viên (ảnh PV).
Nói về tình cảm của Tổng Bí thư với nhà trường và với các thầy giáo cũ, GS. TSKH Vũ Minh Giang còn kể rằng vào dịp trước Tết Tân Mão (năm 2011), sau khi nghe tin ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư khóa XI, lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội muốn đến chúc mừng tân Tổng Bí thư, ông đã nhẹ nhàng nhưng kiên quyết từ chối rằng ông sẽ không tiếp bất cứ đoàn chúc Tết nào.
Nhưng thật bất ngờ khi chúng tôi đặt vấn đề đây không phải là đoàn chúc Tết của lãnh đạo Đại học Quốc gia mà là một cuộc gặp gỡ thân mật, sum vầy thầy trò thì ông lại vui vẻ nhận lời. Và thế là với túi quà là những cuốn sách, đoàn của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm cả các thầy giáo cũ đã có dịp diện kiến tân Tổng Bí thư ngay sau Đại hội. Cuộc gặp gỡ diễn ra giản dị, đậm tình thầy trò, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không câu nệ gì. Cuộc gặp mặt thân tình đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp về một vị Tổng Bí thư rất nhân văn, trọng tình nghĩa và hết sức gần gũi, giản dị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận kỷ niệm chương của Đại học Quốc gia Hà Nội dịp năm 2013 (ảnh Đại học Quốc gia Hà Nội).
Có một câu chuyện vui nữa là vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội (1993 -2013), Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội lúc đó đang chưa biết xử trí thế nào cho thỏa đáng về việc trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ĐHQG do thời gian rất eo hẹp mà số lượng người nhận rất đông. Tôi nảy ra ý tưởng đề nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy đã có kế hoạch về dự lễ) thay mặt tất cả mọi người lên nhận kỷ niệm chương. Và trong sự ngỡ ngàng của mọi người, ông đã vui vẻ nhận lời. Ở cương vị rất cao nhưng Tổng Bí thư là người như thế, rất đôn hậu và vô cùng gần gũi, thân thiết với mọi người.
Theo Danviet
"Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước có quyền lực của vị tổng tư lệnh chống tham nhũng" Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão phân tích, Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước giúp chức danh Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng có thẩm quyền hoàn chỉnh hơn, quyền lực khi đó là cao nhất, là vị tổng tư lệnh chỉ đạo trên mặt trận chống tham nhũng... Thống nhất chức danh...