Chủ tịch Quốc hội: Tình hình Biển Đông diễn biến khó lường
Phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm, Quốc hội sẽ nghe, cho ý kiến với báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông trên tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh về tình hình Biển Đông khi phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 (ảnh: Việt Hưng).
Bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khái quát những nội dung quan trọng Quốc hội sẽ xem xét, quyết định trong kỳ họp này.
Nhấn mạnh bối cảnh tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường khi Quốc hội bước vào kỳ họp giữa năm 2014, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hành vi đặt giàn khoan 981 tại thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc và cho máy bay bảo vệ là đã vi phạm đặc biệt chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, bất chấp các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai nhà nước hòa bình. Hành động của Trung Quốc khiến an ninh khu vực đang bị đe dọa. Trong nước, đồng bào lo lắng, kiên quyết phản đối. Cộng đồng quốc tế cũng quan tâm chia sẻ tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.
“Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông và cho ý kiến với tinh thần bằng mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình, bảo vệ đất nước, giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc” – Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế xã hội do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày, phần về quốc phòng an ninh, đối ngoại và trật tự xã hội cũng nêu rõ, trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cực lực phản đối, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích chính đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế và truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo kinh tế xã hội nửa đầu năm 2014 trước Quốc hội (ảnh: Việt Hưng).
Vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm được Phó Thủ tướng nhìn nhận như một điểm còn hạn chế trong công tác điều hành của Chính phủ. Phó Thủ tướng nêu rõ, vừa qua, có một số người lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam, đã có hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của Nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp, nhất là một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội và môi trường đầu tư kinh doanh.
Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm; hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường.
Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt cũng được cho là chưa chủ động; chưa chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để tận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại và đối phó với những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Toàn văn bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 7 của Chủ tịch Quốc hội
Theo chương trình làm được đã được Quốc hội thông qua tại phiên họp trù bị, chiều nay, 20/5, Quốc hội sẽ dành thời gian để nghe Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh – trình bày báo cáo về tình hình Biển Đông, việc Trung Quốc đặt hạ trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Nội dung báo cáo, thảo luận về nội dung này, Quốc hội sẽ họp riêng, có thể họp báo, trao đổi với báo chí sau đó. Quốc hội cũng sẽ nghe Chính phủ báo cáo về tình hình và biện pháp giải quyết một số địa phương xảy ra tình trạng manh động, đập phá nhà xưởng thời gian qua. Ủy ban Thường vụ cũng đang chờ báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trạn tổ quốc Việt Nam để nắm được tình hình dư luận nhân dân về vấn đề này. Ngoài ra, nhiều giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội sẽ được thảo luận. Phiên thảo luận về kinh tế xã hội được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. Kỳ họp dự kiến sẽ bế mạc trong ngày 24/6, thông qua 11 dự án luật, 3 nghị quyết và cho ý kiến lần đầu với 16 dự án luật. Phần chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được Quốc hội dành 2,5 ngày.
Quang Phong
Theo Dantri
Giám sát tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn vấn đề tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan là một trong ba chuyên đề giám sát trong năm 2015 trình Quốc hội quyết định.
Ngày 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về chương trình hoạt động giám sát năm 2015. Chuẩn bị nội dung này, Văn phòng Quốc hội nêu ra 6 nhóm vấn đề để Ủy ban Thường vụ xem xét, lựa chọn.
Chốt lại, 3 chuyên đề được chọn là: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2013; Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giai đoạn 2011-2014.
Ủng hộ nội dung giám sát tình hình oan sai, bồi thường cho người bị oan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phân tích: "Chọn oan sai là một việc liên quan đến quyền dân chủ. Công lý phải được bảo đảm cho người dân, vì vậy phải soi trở lại những luật tổ chức, luật liên quan đến đảm bảo công lý cho người dân đã được chưa". Chủ tịch Quốc hội cho rằng định hướng hoạt động giám sát nên hướng đến các nội dung đang được triển khai theo tinh thần Hiến pháp, như cải cách thể chế, quyền con người, quyền công dân...
Vụ án oan 10 năm của ông Chấn (Bắc Giang) được nhận định không phải là cá biệt.
Dựa trên 3 chuyên đề này, Quốc hội sẽ lựa chọn 2 chuyên đề để chính thức triển khai hoạt động giám sát năm tới.
3 nội dung khác không được lựa chọn là: Hiệu quả sử dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược.
Thảo luận về nguyên tắc tổ chức hoạt động giám sát, có ý kiến nghị giảm bớt mật độ giám sát vì năm tới là thời gian bước vào chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12, sẽ có rất nhiều công việc.
Chủ nhiệm UB Tài Chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích, trong năm 2014, Quốc hội cũng tiến hành 2 cuộc giám sát tối cao, UB Thường vụ cũng tiến hành giám sát 2 chuyên đề và tất cả các UB giám sát tổng số 21 cuộc. Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng đề nghị năm tới chỉ thực hiện một cuộc giám sát.
"Lắc đầu" với những ý kiến "bàn lùi", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng không thể vì nhiều việc quá mà coi nhẹ một trong ba chức năng của Quốc hội là giám sát.
"Tinh thần phải làm quyết liệt, khó mấy cũng làm. Đất nước phát triển sôi động, nhân dân đang nhìn vào Quốc hội mà đến cuối khóa lại có vẻ mềm đi là không được. Quốc hội phải "sống" liên tục, hành động liên tục, như cuộc sống đang vận động" - ông Ksor Phước nói.
Góp ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng các ủy ban nên đổi mới một bước. Hiệu lực hiệu quả giám sát rất quan trọng nên nâng cao hơn vai trò quyền hạn của cơ quan giám sát thông qua các cuộc giám sát. Lâu nay, theo Chủ tịch Quốc hội, việc giám sát hầu như giao cho các ủy ban làm, nặng quá. Chủ tịch Quốc hội định hướng không chọn chuyên đề riêng của từng ủy ban nữa mà trong chuyên đề giám sát chung, các ủy ban đều phải tham gia giám sát, có một ủy ban chủ trì, nhưng thành phần là phải có các ủy ban tham gia.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Biểu quyết về Hiến pháp trên tinh thần dân làm chủ "Chúng tôi hiểu rằng một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân và ngay một số ĐBQH cũng còn ý kiến khác về Hiến pháp sửa đổi. Nhưng chúng ta đã thể hiện được nguyện vọng của đa số với tinh thần làm chủ của nhân dân"- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói. Phát biểu trước phiên biểu quyết thông qua...