Chủ tịch Quốc hội: ‘Tất cả phải nỗ lực để làm xong sân bay Long Thành trong năm 2025′
Trưa 2-10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến hiện trường, thị sát dự án trọng điểm quốc gia – sân bay quốc tế Long Thành.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra hiện trường thi công dự án sân bay – Ảnh: H.M.
Tại dự án sân bay quốc tế Long Thành, ông Cao Tiến Dũng – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – đã báo cáo về tiến độ dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay. Đây là dự án được Quốc hội tách riêng giao cho tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Theo ông Dũng, đến nay khu vực xây dựng sân bay đã thu hồi được trên 4.702ha. Phần diện tích còn lại trên 243ha dự kiến sẽ hoàn thành thu hồi trong tháng 10-2022.
Đối với việc tái định cư, tỉnh đã tái định cư cho 3.379 hộ, còn lại khoảng 1.746 hộ chưa được phê duyệt cấp đất tái định cư (trong đó có 731 trường hợp đã xét nhưng không đủ điều kiện bố trí tái định cư, 843 trường hợp đã tổ chức xét tái định cư).
Ông Cao Tiến Dũng – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – nêu khó khăn của địa phương khi bị kiểm toán ‘thổi còi’ – Ảnh: H.M.
Ông Cao Tiến Dũng cho hay Đồng Nai đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng hơn 95% diện tích, người dân có đất bị thu hồi cơ bản đồng thuận chủ trương thu hồi đất, chưa xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp.
“Khi đang áp dụng các chính sách thì Kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra, cho rằng tỉnh làm không đúng. Mà chính sách này là của Quốc hội đã thông qua. Tỉnh có tự làm, tự thắt cổ mình đâu? Điều này khiến cán bộ khựng lại hết và làm chậm tiến độ thực hiện” – ông Dũng nói.
Đồng thời, ông Dũng cũng dẫn chứng câu chuyện tính giá đất cho dân. Tỉnh vận dụng chính sách có lợi cho dân và xin ý kiến cả Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Video đang HOT
“Tỉnh cho khảo sát thực tế thị trường để áp giá đất. Nhưng kiểm toán lại lấy giá hợp đồng mua bán ở đơn vị thuế để tính, trong khi hợp đồng này thường hạ rất thấp so với giá trị thực mua bán. Rồi kiểm toán cho rằng đền bù giá cao nên rất khó cho tỉnh…” – ông Dũng nói và kiến nghị Quốc hội cần có ý kiến về việc này để gỡ khó cho Đồng Nai.
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát nghiên cứu mở rộng dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên từ 8 – 10 làn đường, để sau này đảm bảo việc kết nối vào sân bay Long Thành.
Đồng thời, các bộ ngành, chủ đầu tư dự án sân bay phải đảm bảo việc khởi công các dự án thành phần như dự án nhà ga, đường băng… đúng như tiến độ đề ra.
Ông Huệ cho rằng những khó khăn vướng mắc sẽ được Quốc hội ngồi lại bàn bạc, kiến nghị giải quyết cho sát với tình hình thực tiễn – Ảnh: H.M.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Sân bay quốc tế Long Thành là dự án đặc biệt quan trọng của quốc gia, kỳ vọng trở thành trung tâm vận chuyển hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Dự án này đã trải qua 3 khóa Quốc hội, thời gian gần đây có nhiều chuyển biến dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ”.
Ông Huệ cho hay qua chuyến đi thực tế cho thấy đã ra hình hài đại công trường. Tỉnh Đồng Nai, ACV có nhiều nỗ lực nên có chuyển biến tích cực. Những khó khăn nhất cơ bản cũng đã giải quyết xong.
“Từ nay đến năm 2025 không còn nhiều thời gian nên đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực rất lớn để làm xong sân bay giai đoạn 1. Tất cả từ Quốc hội tới Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và các nhà thầu phải vào cuộc với tinh thần tâm huyết và trách nhiệm” – ông Huệ lưu ý.
Đối với những kiến nghị Đồng Nai nêu ra về việc kiểm toán và kiến nghị để lại cho địa phương khoảng 4.300 tỉ, ông Huệ cho rằng Quốc hội sẽ cùng các bộ ngành, địa phương ngồi lại làm việc để cùng tháo gỡ những vướng mắc trên tinh thần “sát với thực tiễn”.
Ông Vương Đình Huệ thăm hỏi và tặng quà cho người dân ở khu tái định cư sân bay – Ảnh: H.M.
Ông Huệ nhấn mạnh: “Khu tái định cư rất đẹp nên bà con phấn khởi. Do vậy, các công trình y tế, giáo dục, trường học, trạm xá, bệnh viện chưa xong phải hoàn thiện và đào tạo nghề cho bà con có cuộc sống chí ít là ngang bằng hoặc tốt hơn chỗ cũ.
Tỉnh tiếp tục tập trung vào việc giải phóng mặt bằng dứt điểm, cấp sổ đỏ cho dân, làm đường kết nối… Chúng tôi thấy Đồng Nai làm rất tốt, có trách nhiệm, cố gắng tiếp tục…”.
Ông Huệ yêu cầu chủ đầu tư dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cố gắng rút ngắn thời gian hoàn thành trong năm 2024 – Ảnh: H.M.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đi kiểm tra dự án trọng điểm quốc gia cao tốc Bến Lức – Long Thành. Đây là tuyến cao tốc quan trọng ở khu vực phía Nam nhưng tiến độ triển khai còn chậm, hiện đạt 79,65%.
Báo cáo với đoàn công tác, đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, làm chủ đầu tư) cho hay Thủ tướng chấp thuận kéo dài đến quý 2-2025, cho điều chỉnh tiến độ hoàn thành.
Theo VEC, một số gói thầu trên tuyến thời gian thực hiện không nhiều, thi công chỉ khoảng 1 năm. Nhưng căng nhất là khu vực cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh (gói thầu J1, J3) vì còn thi công phần nhịp chính.
Quy hoạch cảng hàng không, ưu tiên phát triển sân bay có vai trò đầu mối
Nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư, khai thác hàng không dân dụng tại các địa phương, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẩn trương bổ sung quy hoạch để cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10/2022.
Hạn chế điều chỉnh sau quy hoạch
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có chỉ đạo "nóng" về đầu tư hạ tầng hàng không, trong đó chú trọng mục tiêu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hệ thống cảng hàng không, sân bay nói riêng, đảm bảo tạo động lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và cả nước.
Quy hoạch cảng hàng không, ưu tiên phát triển sân bay có vai trò đầu mối.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phân cấp, phân quyền cho các địa phương để chủ động hơn trong đầu tư xây dựng cảng hàng không và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy, các thủ tục đầu tư của các địa phương còn chồng chéo, rườm rà. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chủ động, việc đầu tư tập trung chủ yếu vào nguồn vốn của Trung ương và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Do vậy, việc huy động nguồn lực xã hội hóa vào đầu tư cảng hàng không còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
Vì vậy, thời gian tới, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương cần tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn từ khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư tới kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cảng hàng không; đổi mới phương pháp tiếp cận đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP. Đặc biệt là bảo đảm hoàn thiện quy hoạch cảng hàng không hạn chế điều chỉnh sau quy hoạch.
Bộ GTVT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương đánh giá kỹ khả năng khai thác lưỡng dụng và bổ sung vào quy hoạch các sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Lâm (TP Hà Nội), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2022; đồng thời, khẩn trương xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Lai Châu và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc đầu tư cảng hàng không Lai Châu, Côn Đảo theo phương thức PPP.
Đối với các cảng hàng không đã được phê duyệt chủ trương đầu tư như Sa Pa (Lào Cai), Quảng Trị, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tập trung triển khai thủ tục theo quy định để khởi công trong năm 2022, đầu năm 2023, trong đó cân nhắc điều chỉnh quy mô, công suất, thông số kỹ thuật để không ảnh hưởng đến tiến độ, làm chậm kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.
Với các cảng hàng không có đề xuất xã hội hóa đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, UBND các tỉnh, thành phố có liên quan được yêu cầu triển khai công tác nghiên cứu đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn đối với các cảng hàng không Nà Sản (Sơn La), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Chu Lai (Quảng Nam), Liên Khương (Lâm Đồng), Cần Thơ (TP thành phố Cần Thơ)...
Đến năm 2050 hình thành 31 cảng hàng không
Đến thời điểm này, Cục Hàng không Việt Nam đã hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam đã xác định lại phương án quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030 là 25 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm; cảng hàng không Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm...
Để đảm bảo mục tiêu Chính phủ đề ra là hạn chế điều chỉnh sau quy hoạch, ưu tiên tập trung đầu tư hạ tầng các cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối, Cục Hàng không Việt Nam ưu tiên tập trung đầu tư các cảng hàng không tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP Hồ Chí Minh (Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành); từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 6 cảng hàng không mới để nâng tổng số cảng hàng không của cả nước đưa vào khai thác lên 28 cảng hàng không, tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 283 triệu hành khách, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km.
Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống càng hàng không Việt Nam sẽ hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP Hồ Chí Minh, đảm bảo 100% dân số khu vực đồng bằng và 95% dân số khu vực miền núi có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km, bao gồm: 31 cảng hàng không (14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc; 17 cảng hàng không quốc nội: Thêm sân bay Cao Bằng và cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội).
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam dự kiến hình thành một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Thị trường BĐS khu vực Bình Chánh hiện nay diễn biến thế nào? Ngoài tuyến vành đai 3 Tp.HCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được xúc tiến đầu tư với số vốn hàng chục ngàn tỉ đồng khiến thị trường BĐS khu vực Bình Chánh được quan tâm. Bình Chánh nằm tại cửa ngõ phía Tây và Tây Nam thành phố, kết nối giữa ĐBSCL với Tp.HCM - là địa phận mà tuyến...