Chủ tịch quốc hội Singapore từ chức vì bê bối tình ái
Chủ tịch quốc hội Singapore hôm nay 12/12 đã tuyên bố từ chức sau khi thú nhận có mối quan hệ ngoài hôn nhân. Đây là vụ bê bối tình ái mới nhất làm rúng động quốc gia Đông Nam Á này.
Chủ tịch quốc hội Singapore Palmer (trái) trong cuộc họp báo tuyên bố từ chức.
Michael Palmer, 44 tuổi, đã kết hôn và có một con, tuyên thệ nhậm chức chủ tịch quốc hội vào tháng 10/2011. Ngoài từ chức chủ tịch quốc hội, ông cũng từ bỏ ghế trong quốc hội và ghế thành viên của đảng Hành động nhân dân cầm quyền (PAP).
“Tôi từ chức để nhận toàn bộ trách nhiệm cho lỗi lầm nghiêm trọng mà tôi đã phạm phải”, ông Palmer cho biết trong một cuộc họp báo. “Hành động của tôi không đúng mực và đây là một lỗi nghiêm trọng. Tôi từ chức để tránh làm ảnh hưởng thêm tới PAP và quốc hội”, ông cho hay.
Video đang HOT
Thừa nhận có mối quan hệ với một nhân viên của một tổ chức cộng đồng, tổ chức People’s Association, ông Palmer cho biết “thành thật xin lỗi” những người ủng họ ông, PAP cùng gia đình.
Chủ tịch hiệp hội People’s Association là Thủ tướng Lý Hiển Long, người cũng là tổng thư ký của PAP.
Thủ tướng Lý Hiển Long nhanh chóng chấp nhận đơn từ chức của ông Palmer, và cho biết các thành viên trong quốc hội phải luôn giữ lối sống mẫu mực nhất.
Phó thủ tướng Teo Chee Hean, người ở bên ông Palmer trong cuộc họp báo, đã xin lỗi người dân ở khu vực bầu cử của ông Palmer. “Tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ làm tốt mọi thứ và tiếp tục bảo vệ các bạn”.
Hiện chưa có thông tin về cuộc bầu cử phụ để tìm người thay thế ông Palmer. Theo luật Singapore, cuộc bầu cử phụ hoàn toàn do quyết định của Thủ tướng.
PAP, từ lâu luôn tạo dựng được hình ảnh đạo đức hơn hẳn phe đối lập, ngay lập tức đã phải hứng chịu búa rìu dư luận.
Đây là vụ bê bối liên quan đến quan chức cấp cao nhất ở Singapore, đất nước thường đứng cao trong các cuộc khảo sát quốc tế về tính hiệu quả và minh bạch của chính phủ.
Cựu quan chức đứng đầu ngành cảnh sát chống ma túy hiện đang phải hầu tòa vì bị cáo buộc “ép tình” một nhà thầu. Một cựu lãnh đạo của cơ quan khác cũng dự kiến hầu tòa vào tháng 1 tới vì cáo buộc tương tự.
Ngoài ra phải kể đến vụ bê bối tình ái khác làm rúng động Singapore vào năm nay, đó là vụ 51 người, gồm các công chức, doanh nhân, cảnh sát thường phục bị cáo buộc đã tham gia vào mua bán sex đối với một gái mại dâm 17 tuổi. Một số đã bị giam giữ.
Theo Dantri
Thêm tướng Mỹ dính bê bối tình ái của cựu trùm CIA
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua quyết định điều tra chỉ huy quân đội Mỹ đóng tại Afghanistan, vì nghi ngờ ông này có "liên lạc không phù hợp" với một phụ nữ trong bê bối tình ái của cựu giám đốc CIA.
Tướng John Allen bị điều tra và tạm hoãn đề cử Chỉ huy liên quân NATO vì có liên quan đến người phụ nữ trong bê bối tình ái của cựu giám đốc CIA. Ảnh: AP
Theo AP, ngay trong chuyến công tác tới Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta yêu cầu Lầu Năm Góc mở cuộc điều tra với tướng John Allen, chỉ huy quân đội Mỹ tại Afghanistan. Yêu cầu này được đưa ra sau khi Cục điều tra Liên bang (FBI) thông báo mối quan hệ của tướng Allen với một người phụ nữ trong vụ ngoại tình của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) David Petraeus. Ông Petraeus vừa từ chức vì bị phát hiện có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân.
Một quan chức quốc phòng tháp tùng ông Panetta cho biết người phụ nữ mà chỉ huy ở Afghanistan liên lạc là cô Jill Kelly, nhân viên liên lạc xã hội tại căn cứ không quân MacDill ở Florida, trụ sở của Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ. Kelly không phải là cán bộ của chính phủ. Cô này nói rằng nhận được nhiều thư đe dọa từ Paula Broadwell, người viết tiểu sử và có quan hệ tình cảm với cựu giám đốc CIA.
Một quan chức khác nói ông Panetta cho rằng Lầu Năm Góc cần tiến hành điều tra một cách thận trọng, tuy nhiên không nói rõ hơn về mối quan hệ của vị tướng 4 sao Allen với cô Kelly. Tướng Allen là người kế nhiệm ông Petraues giữ chức chỉ huy tại Afghanistan, sau khi Petraeus về hưu và trở thành giám đốc CIA năm 2011.
Các quan chức cho biết 20.000-30.000 trang email và các văn bản khác được trao đổi giữa Allen và Kelly từ năm 2010 đến 2012 đang được điều tra. Không rõ có yếu tố tình cảm nào trong đó hay không và cũng không rõ có bao gồm tên của cựu giám đốc CIA hay không.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết, việc đề cử ông Allen trở thành Chỉ huy liên quân NATO ở châu Âu trong năm tới đã bị tạm dừng cho đến khi có kết quả điều tra. Trước đó, ông Allen được dự kiến nhậm chức mới vào năm 2013 nếu được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
"Ông ấy hiện ở Washington và tuyên bố mình không làm gì sai", quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói. Ông Allen vẫn tiếp tục giữ chức vụ chỉ huy quân đội Mỹ tại Afghanistan, đóng tại Kabul trong quá trình điều tra. Bộ trưởng Panetta cũng công nhận những đóng góp của tướng Allen trong thời gian ở Afghanistan. Ông Allen từng là Phó chỉ huy Tư lệnh trung ương trước khi tới Afghanistan và từng tham chiến tại Iraq. Các quan chức NATO hiện chưa có bình luận nào về việc tạm hoãn chỉ định chức vụ đối với ông Allen.
Theo VNE
BBC tiếp tục hứng chịu những cú sốc mới Quyền Tổng giám đốc BBC Tim Davie hôm 12/11 đã cam kết sẽ khôi phục "sự trong sạch" của tổ hợp truyền thông này, sau những bê bối về sai lầm trong hoạt động đưa tin của hãng. Các bình luận của ông Davie được đưa ra sau khi có thêm 2 quan chức cấp cao khác của BBC là giám đốc tin...