Chủ tịch Quốc hội: Sáp nhập rồi, sao chi thường xuyên không giảm?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã phải đi liền với tinh giản được đầu mối và biên chế, tiết giảm về ngân sách bởi đã có nơi “khoe” sắp xếp tốt lắm, nhưng chi thường xuyên không giảm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành các nội dung thảo luận – Ảnh: Quochoi.vn
Sáng 22-9, tại phiên họp thứ 3, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kế hoạch chi tiết và đề cương giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021″.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng – Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát – cho biết mục đích nhằm xem xét, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất các kiến nghị, lộ trình tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn 2022 – 2030…
Nội dung nhằm đánh giá hiệu quả của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 gắn với mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, đồng thời cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hai vấn đề cần có câu trả lời rõ ràng sau giám sát.
“Trước hết, sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, có tinh giản được đầu mối và biên chế, đi liền đó là tiết giảm về ngân sách hay không bởi đã có nơi khoe sắp xếp tốt lắm, nhưng chi thường xuyên không giảm hoặc giảm chút ít, đó là thực tế”, ông Huệ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ – Ảnh: Quochoi.vn
Ông Huệ cũng lưu ý giám sát không thể nghe một chiều, phải đảm bảo tính khách quan của số liệu và muốn biết tiết kiệm được chi phí như thế nào thì cứ bám sát số liệu của Bộ Tài chính.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần trả lời câu hỏi sau sáp nhập có đạt yêu cầu nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương hay không, chỉ số hài lòng của người dân thế nào?
“Nếu hai anh yếu ghép lại vẫn thành một anh yếu thì không có ý nghĩa gì nhiều. Còn hai anh khỏe thành một anh yếu càng tệ nữa” – Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng.
Theo tiến độ, Đoàn giám sát hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và Nghị quyết giám sát chuyên đề để gửi các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022).
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 đã giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và gần 600 xã ở 45 tỉnh, thành phố.
Liên quan đến vấn đề này, theo báo cáo gần đây của Bộ Nội vụ, tổng số cán bộ, công chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp là 2.141 người, trong đó số lượng cán bộ, công chức cấp huyện được bố trí theo đúng quy định là 1.552 người; số dôi dư là 589 người.
Còn cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp là 18.834 người, được bố trí theo đúng quy định là 10.346 người, dôi dư là 8.488 người.
Chủ tịch Quốc hội: 'Làm việc ngày đêm' để sát cánh cùng CP chống dịch
Ông Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu cho Tổ công tác của Ủy ban TVQH là "làm việc không kể ngày đêm", tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh.
Chiều 30/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội liên quan tới công tác phòng, chống Covid-19.
Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 30 được thành lập vào ngày 27/8, do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Tổ trưởng và 6 thành viên khác là các chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Uỷ ban Xã hội là cơ quan Thường trực của Tổ công tác này.
Nhắc đến Nghị quyết số 30, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong đó có các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Nghị quyết 30 có các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Doãn Tấn.
Ngay sau khi Nghị quyết số 30 được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 268, cho phép Chính phủ thực hiện một số giải pháp cấp bách, được ban hành nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68, kịp thời triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Quán triệt tinh thần "đồng hành cùng Chính phủ", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tổ công tác làm tốt vai trò tham mưu để cụ thể hóa các nội dung kết luận cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước về phòng, chống Covid-19, Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Ông Huệ nhấn mạnh trọng tâm là các giải pháp huy động lực lượng, bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, chăm lo sức khoẻ, bảo vệ tính mạng cho nhân dân, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Chủ tịch Quốc hội đặt ra yêu cầu cho Tổ công tác là "làm việc không kể ngày đêm", tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh, kể cả chiến lược sản xuất vaccine trong nước, vận động, tìm kiếm, tiếp cận sớm nhất các nguồn vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư y tế từ bên ngoài.
Đồng thời, huy động các nguồn tài lực, vật lực của Nhà nước và xã hội được tính toán cẩn trọng cả về trước mắt và lâu dài, có tính bền vững, để đáp ứng cao nhất yêu cầu phòng, chống dịch, bảo đảm tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
Cùng với đó, phải bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, người dân các địa bàn trọng điểm khắc phục khó khăn và phục hồi phát triển.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Tổ công tác nêu cao tính chủ động kiến nghị, đề xuất với Chính phủ "từ sớm, từ xa", không chờ đợi. Nếu có vấn đề phức tạp, còn ý kiến khác nhau thì kịp thời xin ý kiến Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Quốc hội đã ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì càng phải thấy trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sử dụng các quyền này một cách hiệu quả nhất", ông Huệ nhấn mạnh
Theo cơ cấu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch vừa được kiện toàn, có 2 thành viên của Tổ công tác tham gia, đó là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định với vai trò là Phó ban Chỉ đạo và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường là ủy viên Ban Chỉ đạo.
Kỳ họp thứ hai của Quốc hội có thể họp trực tuyến hoàn toàn tùy tình hình COVID-19 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tùy vào tình hình dịch bệnh COVID-19, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV có thể kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt), họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp -...