Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri và làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ
Chiều 16-3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia và các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị thành Cần Thơ tiếp xúc cử tri và làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ trước Kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị Quốc hội có cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội về tài chính hỗ trợ thành phố Cần Thơ thực hiện Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn 2045; tăng thẩm quyền cho địa phương trong việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác; có giải pháp khơi thông luồng tàu có tải trọng lớn vào sông Hậu; tăng chế tài xử phạt thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự; nhanh chóng sửa Luật Đất đai để phù hợp với thực tiễn…
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với những đề xuất của cử tri. Về cơ chế đặc thù, thành phố Cần Thơ cần chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết, có thể tham khảo các thành phố có cơ chế đặc thù, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp trình Quốc hội khóa mới xem xét giải quyết.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai, Quốc hội khóa XIV đã đưa vào chương trình lập pháp nhưng quá trình thực hiện còn nhiều ý kiến khác nhau nên xin lùi lại để có thời gian nghiên cứu sửa đổi luật một cách toàn diện, cụ thể, sát thực tiễn. Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình với kiến nghị khơi thông luồng tàu tải trọng lớn vào sông Hậu, tăng mức xử phạt thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự vì đây không chỉ là bức xúc của địa phương mà là vấn đề nan giải, gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của vùng.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng nhiệm kỳ qua, thành phố Cần Thơ có bước phát triển mới trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 những năm cuối nhiệm kỳ. Tuy nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Cần Thơ có bước phát triển vượt bậc, GRDP tăng bình quân hơn 7,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người hơn 97 triệu đồng/người, thương mại, dịch vụ, du lịch đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Thành phố Cần Thơ từng bước trở thành trung tâm vùng, động lực của vùng.
Để thành phố Cần Thơ phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới, Chủ Quốc hội đề nghị lãnh đạo thành phố tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn để có những giải pháp đột phá phát triển trong nhiệm kỳ tới; thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đảng Thành phố bộ lần thứ XIV và Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị, tạo bước phát triển mới cho địa phương. Phát huy tiềm năng lợi thế của thành phố trung tâm vùng ĐBSCL, tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng để thu hút, xúc tiến đầu tư; chú trọng trong công tác quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị thông minh phù hợp với quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL và quy hoạch quốc gia.
Thành phố Cần Thơ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa gắn với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm người có công; ứng dụng khoa học công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính…
Dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với Ủy ban Bầu cử thành phố Cần Thơ về công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội kiểm tra một số công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Kỳ họp thứ 11 dành thời gian bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước
Kết luận phiên họp 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 15/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, một nội dung rất quan trọng là công tác nhân sự để kiện toàn chức danh lãnh đạo tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn
Chiều 15/3, phát biểu bế mạc phiên họp 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Sau một ngày làm việc khẩn trương, những nội dung còn lại để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một cách thận trọng, thấu đáo.
Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh, một nội dung rất quan trọng là công tác nhân sự để kiện toàn chức danh tại Kỳ họp thứ 11. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trên cơ sở kết luận và biểu quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chu đáo và nhất là những quy trình để giới thiệu, bầu, miễn nhiệm và phê chuẩn để đảm bảo đúng Hiến pháp và pháp luật.
Thời gian chỉ còn 9 ngày nữa Khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương chỉ đạo để hoàn thiện công việc trước khi bàn giao. "Đây là thời điểm sẽ bàn giao một bước tại khóa này, nhưng sẽ tạo tiền đề cho khóa XV. Bởi thế phải hết sức trách nhiệm để Chủ tịch Quốc hội mới có thể bắt tay ngay vào công việc", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Trong thời điểm giao thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục đoàn kết, "làm việc như mới bắt đầu nhiệm kỳ".
Toàn cảnh phiên họp 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trước đó, tại phiên làm việc buổi sáng cùng ngày, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Kỳ họp thứ 11 dự kiến kéo dài 12 ngày, khai mạc ngày 24/3, bế mạc ngày 8/4.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác nhân sự; bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.
Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Quốc hội cũng sẽ tiến hành bầu, miễn nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, bao gồm: Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Sau khi có kết quả bầu cử các chức danh nói trên, tân Chủ tịch Quốc hội, tân Chủ tịch nước, tân Thủ tướng Chính phủ, tân Chánh án TAND Tối cao sẽ tuyên thệ trước Quốc hội, cử tri, đồng bào.
Dự kiến 20 người tự ứng cử vào Quốc hội khóa mới Trong cơ cấu kết hợp gồm 7.656 người được phân bổ giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới có 814 người trẻ tuổi, 555 người ngoài Đảng và dự kiến có 20 người tự ứng cử. Chiều 3/3, Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành phiên họp thứ 3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ...