Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế I-ta-li-a
Sáng 7-5, tại Nhà Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế I-ta-li-a E.Mi-la-nê-xi.
Ảnh: TRỌNG ĐỨC (TTXVN)
Theo TTXVN, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – I-ta-li-a thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực: chính trị – ngoại giao, thương mại – đầu tư, văn hóa – giáo dục, khoa học – công nghệ, an ninh – quốc phòng, nhất là trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm triển khai quan hệ đối tác chiến lược. Chủ tịch QH đánh giá, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại – đầu tư; I-ta-li-a có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, nhất là về cơ khí chế tạo và công nghệ cao, phát triển hạ tầng – giao thông, năng lượng.
Chủ tịch QH nhấn mạnh, tháng 6 tới, I-ta-li-a và Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Đối thoại cấp cao về quan hệ kinh tế I-ta-li-a – ASEAN lần thứ ba tại Hà Nội; cho rằng, đây là cơ hội để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa I-ta-li-a và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Chủ tịch QH bày tỏ mong muốn I-ta-li-a tiếp tục có tiếng nói ủng hộ để Nghị viện châu Âu đưa hồ sơ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (EVFTA) thành ưu tiên trong chương trình nghị sự ngay đầu nhiệm kỳ mới. Chủ tịch QH cảm ơn I-ta-li-a đã dành hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam; cho biết, các dự án hợp tác phát triển của I-ta-li-a đã và đang đáp ứng thiết thực các mục tiêu ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam…
Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế I-ta-li-a E.Mi-la-nê-xi nêu rõ, với tư cách là một trong những thành viên sáng lập Liên hiệp châu Âu (EU), I-ta-li-a cam kết hỗ trợ Việt Nam từ quá trình đàm phán EVFTA; bày tỏ mong muốn, EVFTA sẽ sớm được ký kết và phê chuẩn, là động lực thúc đẩy kim ngạch thương mại, đầu tư giữa EU nói chung và giữa I-ta-li-a nói riêng với Việt Nam. Bộ trưởng E.Mi-la-nê-xi đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực; nêu rõ, hai nước đã chia sẻ nhiều quan điểm chung về chính sách đối ngoại, kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng…; chia sẻ, I-ta-li-a có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam trong sản xuất công nghiệp, cơ khí tự động chính xác, là những lĩnh vực các doanh nghiệp I-ta-li-a có thế mạnh.
Video đang HOT
Sáng 7-5, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế I-ta-li-a E.Mi-la-nê-xi.
Tại cuộc hội đàm, hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực và sôi động trên mọi lĩnh vực của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – I-ta-li-a thời gian qua; khẳng định tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao, duy trì và triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao, đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng và Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – I-ta-li-a. Hai bên nhất trí sẽ triển khai sớm ký Kế hoạch hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – I-ta-li-a giai đoạn 2019 – 2020.
Hai bên đánh giá cao tầm quan trọng của EVFTA, coi đây là động lực thúc đẩy kim ngạch thương mại đầu tư song phương; nhất trí cần thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn Hiệp định này vì lợi ích cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Hai bên thống nhất xây dựng định hướng mới về hợp tác phát triển, đáp ứng thiết thực các mục tiêu ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam, phù hợp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Bộ Ngoại giao I-ta-li-a, với tư cách là đầu mối hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bảo tồn di tích như từng thực hiện với khu di tích Mỹ Sơn, tăng số lượng học bổng và tạo thuận lợi hơn nữa cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập tại I-ta-li-a.
Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ quan hệ Việt Nam – EU và quan hệ I-ta-li-a với các nước ASEAN, trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Hai bên trao đổi về tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; khẳng định nguyên tắc thượng tôn pháp luật và nhấn mạnh lập trường ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo NDĐT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un
Chiều nay (1/3), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong Un đang thăm Việt Nam.
Cùng dự buổi hội kiến có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung...
Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Triều Tiên sang thăm Việt Nam, tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng, Nhà nước và nhân dân Triều Tiên; bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là đồng chí Chủ tịch Kim Jong Un, nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục thành công trong việc thực hiện đường lối chiến lược mới tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; chúc cuộc bầu cử Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên khóa 14 tổ chức vào ngày 10/3/2019 sẽ đạt kết quả tốt đẹp và bày tỏ sẵn sàng thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên và Quốc hội Việt Nam tăng cường giao lưu hợp tác thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ với Chủ tịch Kim Jong Un một vài nét khái quát về tình hình hoạt động của Quốc hội Việt Nam thời gian qua; đồng thời, đề nghị Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên và Quốc hội Việt Nam tăng cường giao lưu hợp tác thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội; cho rằng trong năm 2020 - kỷ niệm 70 năm Ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên cần phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi bên nhằm tăng cường hơn nữa tình hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác giữa hai Đảng, hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong Un chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh các nỗ lực của Triều Tiên và Mỹ tại Cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump; mong muốn Triều Tiên và Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại để giải quyết các vấn đề liên quan trên Bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ Triều - Mỹ, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên Bán đảo Triều Tiên, ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un giới thiệu tình hình phát triển mọi mặt ở Triều Tiên; chúc mừng những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; chúc nhân dân Việt Nam giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
(ảnh: Nguyễn Trung)
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ Triều Tiên là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước do Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, vun đắp, nhấn mạnh: chuyến thăm nhằm đưa quan hệ lên tầm cao mới, cảm nhận sự đón tiếp chân tình của nhân dân Việt Nam ở các nơi, từ khi đặt chân đến Việt Nam. Chủ tịch Kim Jong Un cảm ơn và đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ tích cực của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cho Cuộc gặp thượng đỉnh Triều - Mỹ lần thứ hai.
Theo Quochoi.vn
Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: Thời gian qua, các nước quan tâm và có nhiều hoạt động quân sự diễn tập làm cho tình hình Biển Đông "nóng" hơn. "Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông." - Phó Thủ tướng khẳng định. Khu vực dễ xảy ra xung...