Chủ tịch Quốc hội: “Một quả trứng thu phí 14 lần, sống sao được!”
“Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí thì sống sao được. Người dân khổ không phải vì tiền nộp mà mệt để đi nộp được 2-3 hào tiền phí… Vậy nên mới có chuyện đi nộp thuế cũng phải bôi trơn, bôi để được nộp” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Thu phí qua đường khác gì… mãi lộ?
Góp ý kiến trong phiên thảo luận về luật Phí và lệ phí tại UB thường vụ Quốc hội sáng nay, 10/8, UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trở lại câu chuyện 14 loại phí trên một quả trứng, một con gà đã từng được đưa ra tại phiên chất vấn trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 tháng 6 vừa qua.
“Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được. Trong khi quy trình để thu được 1 đồng phí rất phức tạp” – Chủ tịch Quốc hội cảm thán.
Chủ tịch Quốc hội: “Tình hình như hiện tại, sao đạt được tiêu chí vềthủ tụctrong nhóm ASEAN 6, ASEAN 4?”.
Chủ tịch Quốc hội mở rộng ra vấn đề hành thu, đơn giản chỉ chuyện trạm thu phí, cải cách đi cải cách lại quy trình vẫn thấy phiền hà. Vậy mà luật Phí và lệ phí còn định ra việc ai thu, ai nộp, nộp tiền ở đâu, biên lai thu thế nào… “diễn giải ra cũng đủ mệt rồi, chưa nói đến chuyện thực tế áp dụng để thu được một đồng tiền phí”.
Chủ tịch Quốc hội lo: “Làm sao gỡ thủ tục để đỡ cho người dân chứ với tình hình hiện tại, như Thủ tướng nói năm nay cố gắng đạt tiêu chí thủ tục hành chính ngang nhóm ASEAN 6, năm sau vào ASEAN 4 mà luật trình vẫn như này thì sao làm được?”.
Lãnh đạo Quốc hội nêu yêu cầu đầu tiên là phải phân định minh bạch, rõ ràng khoản thu nào là phí, lệ phí – tức khoản người dân nộp để nhà nước thực hiện quyền của công dân với các khoản thu mang tính chất là giá dịch vụ.
Đối chiếu với nguyên tắc này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc thu phí sử dụng đường bộ, phí qua trạm BOT hiện nay thực chất phải xét là giá dịch vụ đầu tư, làm đường mới đúng.
“Làm gì có chuyện định phí qua đường. Thu phí như thế thì thành… mãi lộ à, vì quyền đi lại, cư trú là của người dân, người ta thích đi đâu thì đi chứ. Áp đặt thu phí vào đây là mang bóng dáng của nhà nước vào” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chỉ Quốc hội mới có quyền quy định việc thu tiền của người dân. Vây nên luật cần thiết phải xây dựng được một danh mục cụ thể các loại phí, lệ phí. Quốc hội có thể phân cấp cho Hội đồng nhân dân địa phương định ra mức thu nhưng không được để ai có quyền định ra loại phí nào khác danh mục.
Video đang HOT
Tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng lo là dự thảo luận vẫn thể hiện sự lúng túng trong việc phân biệt phí, lệ phí với giá dịch vụ. Theo bà Mai, phí chắc chắc khác giá về bản chất vì giá là định theo cơ chế thị trường, tính đúng tính đủ chí phí trong khi phí thể hiện tính chất phúc lợi, có yếu tố tham gia, điều tiết của nhà nước.
Bà Mai cũng đồng tình với phân tích của cơ quan thẩm tra, điểm khiếm khuyết nhất của dự thảo luật là chưa đưa ra được danh mục phí, lệ phí để công bố áp dụng thống nhất cho cả nước.
Khốn khổ vì muốn nộp tiền cũng phải… bôi trơn!
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nhiều quy định “buồn cười” kiểu đếm trứng thu tiền đang tồn tại.
Đi sâu vào phân tích về phí đường bộ áp dụng đối với xe máy gây tranh luận lớn tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chia sẻ cái khó trong việc phân định vì ý kiến của ngay các địa phương về loại phí này cũng rất khác nhau.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhận định đây là vấn đề quan trọng vì tác động xã hội rất lớn. Khi tiếp xúc cử tri, ông Giàu ghi nhận bức xúc của người dân trong việc thực hiện quy định vì người nghiêm túc chấp hành, đóng phí đúng quy định cũng không khác người không đóng vì không có chế tài áp dụng. Có địa phương nguồn thu lớn, đời sống người dân cao như TPHCM vẫn chưa thu trong khi nhiều tỉnh lẻ, tỉnh nghèo đã áp dụng thu phí rộng rãi.
Ông Giàu cho rằng Bộ Tài chính cần sớm trình phương án xử lý vấn đề thu phí đường bộ với xe máy, chứ nếu không người dân tâm tư nhiều mà các bộ, lãnh đạo các phòng, Sở chuyên môn tại địa phương cũng khốn khổ vì chất vấn.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị rà soát toàn bộ các khoản thu hiện nay để phân định rõ phí, lệ phí với giá dịch vụ.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo thêm về kết quả rà soát sau khi tranh luận nổ ra tại Quốc hội. Ông Dũng thông tin, theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí thì có 73 loại khoản thu, sau đó các loại phí, lệ phí được nâng lên 300 loại rồi lại được sàng lọc, loại bỏ đưa xuống còn 200 loại. Mới đây, sau khi làm việc với các Bộ ngành, Bộ Tài chính kiến nghị bỏ được 5 loạ phí, 6 loại lệ phí, chuyển 5 khoản thu khác sang giá dịch vụ.
Vị tư lệnh ngành cũng thừa nhận có những quy định “buồn cười” kiểu như thông tư 04 mà Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát đã từng đề cập trước Quốc hội về việc “đếm trứng ăn tiền”, lợn, gà, trâu, bò… thì tính phí theo con. Ông Dũng cho biết đã quyết định loại bỏ các loại khoản thu này vì vần đặt vấn đề quản lý từ gốc, từ khâu sản xuất, chăn nuôi chứ không phải đong đếm theo sản phấm bán trên thị trường.
“Phải đếm mẫu chứ sao lại có chuyện đếm trứng ăn tiền được. Rất nhiều khoản thu cần chuyển mạnh sang thị trường, chuyển sang giá dịch vụ vì hiện tại quy định quá phức tạp, như riêng lĩnh vực nông nghiệp đã có 937 loại phí, lệ phí rồi” – ông Dũng nói.
Đồng ý quan điểm tổng rà soát danh mục và mức thu vì “thu tiền trên một quả trứng thì chết dân rồi, khổ không phải chỉ vì tiền nộp mà để đi nộp được 2-3 hào tiền phí mới mệt mà không nộp thì bị phạt, hàng hoá không thông. Mà đây chính là việc gần dân nhất, gây bức xúc nhất. Như người dân phản ánh, thậm chí đi nộp thuế cũng phải bôi trơn, phải bôi mới được nộp mà” – Chủ tịch Quốc hội gắt giọng.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội: Cháu bé 3 tuổi mắc kẹt ở thang cuốn trong cao ốc
Trong lúc nghịch ngợm, bé trai 3 tuổi một mình đi lên đi xuống thang cuốn nhiều lần và bị mắc mũi giày vào đoạn cuối thang cuốn. Sự việc khiến cháu bé cũng như nhiều người khác hoảng loạn.
Vụ việc xảy ra khoảng 12h20 ngày 9/8, tại tòa nhà số 335 Cầu Giấy, Hà Nội.
Mọi người hốt hoảng tìm cách giải cứu cháu bé. (Ảnh: otofun)
Theo một số người chứng kiến vụ việc, thời điểm trên, mọi người hốt hoảng khi một cháu bé bị mắc kẹt ở cuối thang cuốn từ tầng 2 lên tầng 3, đoạn tiếp giáp với tầng 2 của tòa nhà. Nghe tiếng la hét, mọi người đổ xô đến ứng cứu.
"Cháu bé may mắn chỉ bị kẹt một phần mõm giày vào khe thang, chân chưa bị cuốn vào." - một nhân chứng kể lại và cho biết, trước đó, cháu bé này đi ăn cưới cùng mẹ ở tầng 3 của tòa nhà nhưng trốn ra thang cuốn chơi mà không có ai trông. Cháu bé đã đi lên đi xuống thang cuốn trên nhiều lần trước khi xảy ra sự việc.
Thang cuốn nơi xảy ra sự việc.
Cũng theo nhân chứng trên, khi giày của bé trai bị mắc kẹt vào khe thang, thang máy này đã tự động dừng. Công an phường Dịch Vọng cũng đã xuống hiện trường nắm bắt sự việc.
Sáng 10/8, theo quan sát của PV, chiếc thang cuốn xảy ra sự việc đã được dừng hoạt động. Một tấm nhựa ở chân thang cũng được tháo ra trong lúc giải cứu bé trai bị mắc kẹt.
Một tấm nhựa ở chân thang được tháo ra trong lúc giải cứu cháu bé.
Theo đại diện ban quản lý tòa nhà, sau khi sự việc diễn ra, đại diện tòa nhà cùng người thân cháu bé đã đưa cháu đi thăm khám, song cháu bé chỉ hoảng loạn một chút, không gặp vấn đề gì nghiêm trọng.
"Theo lịch trình bảo dưỡng, chúng tôi vẫn thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thang máy. Trong trường hợp này thì thang máy không vấn đề gì mà do sự bất cẩn của cháu bé, không có ai trông coi." - đại diện tòa nhà nói.
Trong khi đó, quản lý nhà hàng tổ chức tiệc cưới thuộc tòa nhà cho biết, cháu bé chỉ bị thang cuốn mũi giày, chân không có vấn đề gì nên gia đình không có bất cứ yêu cầu nào với đơn vị.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Lùm xùm vụ "soi" nhan sắc Như Quỳnh: Tàn nhẫn? Ngay khi Như Quỳnh về nước, nhiều bình luận trên các báo mạng, diễn đàn, trang mạng xã hội nổ ra xoay xung quanh nhan sắc ca sĩ hải ngoại này. Một số người chê bai bằng những lời lẽ khó nghe, một số khác tỏ ra thông cảm. Thế nhưng, rõ ràng việc tập trung thái quá vào bình luận ngoại hình...