Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV đã kết thúc tốt đẹp
Sau 28 ngày làm việc, kỳ thứ 8, Quốc hội khóa XIV thảo luận đưa ra hướng giải quyết những quyết sách lớn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại lễ bế mạc (Nguồn: Quochoi.vn)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sau 28 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, hiệu quả, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV đã kết thúc tốt đẹp. Qua xem xét, thảo thuận một cách kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 11 luật, bộ luật 17 nghị quyết với sự đồng thuận cao và cho ý kiến 10 dự án luật khác. Các luật, nghị quyết được thông qua là những cơ sở quan trọng, tiếp tục góp phần tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ hài hoà, ổn định; đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; cải cách chế độ công chức, công vụ nâng cao trách nhiệm chất lượng hiệu quả phục vụ nhân nhân.
Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia cùng nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền tại nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia.
Việc phê chuẩn hai văn kiện này là bước đệm quan trọng trong việc thực hiện xây dựng đường biên giới hoà bình, ổn định, củng cố tăng cường mối quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị hợp tác đối tác chiến lược giữa nhà nước, nhân dân hai nước đồng thời là cơ sở chính trị pháp lý để tiếp tục giải quyết những vấn đề còn lại về phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới.
Kế hoạch đã dành nhiều thời gian để thảo luận về kinh tế – xã hội năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020. Qua đó, ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã khắc phục, vượt quá khó khăn thử thách để năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội đề ra về kinh tế – xã hội.
Quốc hội cũng đã thẳng thắn phân tích, chỉ rõ những khó khăn, thách thức, những bất cập, yếu kém của nền kinh tế và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Trước diễn biến trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, trong đó có tình hình Biển Đông, Quốc hội yêu cầu tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình thực tiễn để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp với những vấn đề phát sinh; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Video đang HOT
“Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp tục được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm theo dõi, đánh giá cao cả về nhóm vấn đề được lựa chọn, chất lượng chất vấn cũng như các phần trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã thể hiện thái độ nghiêm túc, không né tránh những vấn đề khó, thẳng thắn nhận trách nhiệm và đưa ra nhiều cam kết để khắc phục các hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý trong lĩnh vực phụ trách”, Chủ tịch Quốc hội nói
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội ghi nhận và đề nghị các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành sớm có kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện cho được những cam kết trong thực tế đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn: Quochoi.vn
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành công tác nhân sự theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Việc miễn nhiệm và bầu cử nhân sự mới được thực hiện bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình, thủ tục theo luật định và đạt sự đồng thuận cao.
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020; đồng thời sẽ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tiếp theo – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây cũng là năm có nhiều sự kiện chính trị, ngoại giao rất quan trọng như: tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 45 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước…, cũng là năm chúng ta bắt đầu vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; đồng thời đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, Chủ tịch Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 41…
“Vì vậy, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tâm, hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mới có thể bảo đảm hoàn thành tốt khối lượng lớn các yêu cầu và nhiệm vụ của năm 2020″, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Hà Giang
Theo Toquoc
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Thông cáo báo chí số 26
Ngày 25/11/2019, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Quang cảnh buổi họp Quốc hội chiều 25/12/2019. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Tại phiên thảo luận đã có 24 đại biểu phát biểu và tranh luận; trong đó đa số ý kiến đại biểu thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Để góp phần hoàn thiện dự án Luật, tại phiên thảo luận, các đại biểu tập trung cho ý kiến về những vấn đề sau: Về tên gọi, quan điểm chỉ đạo và phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật; về tổ chức giám định tư pháp công lập; về trưng cầu giám định và tiếp nhận trưng cầu giám định; về thời hạn giám định; về kết luận giám định; về xử lý vi phạm trong hoạt động giám định tư pháp; về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực giám định tư pháp; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; về kinh phí giám định tư pháp; về áp dụng quy định trưng cầu giám định của cơ quan thanh tra; về bảo vệ người giám định tư pháp; tổ chức giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; quyền và trách nhiệm của cơ quan trưng cầu và cá nhân, tổ chức được trưng cầu; áp dụng quy định của dự án luật đối với yêu cầu thanh tra khi thực hiện một số quy định của Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Sau thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội đã tham gia thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm về dự thảo Luật. Về cơ bản các đại biểu Quốc hội đã nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra phối hợp các cơ quan chức năng chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật, kết quả như sau: có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.75%); trong đó có 427 đại biểu tán thành (bằng 88.41%).
Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật, kết quả như sau: i)Về Khoản 2 của Điều 1, quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực, đã có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.967%); trong đó có 443 đại biểu tán thành (bằng 91.72%). ii) Về Khoản 7 của Điều 1, bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 12, đã có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.34%); trong đó có 386 đại biểu tán thành (bằng 79.92%). iii)Về toàn bộ dự thảo Luật, có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.34%); trong đó có 404 đại biểu tán thành (bằng 83.64%).
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tiếp theo chương trình, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật, kết quả như sau: i) Về Khoản 1 của Điều 1, quy định khái niệm "công chức", đã có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.347%); trong đó có 423 đại biểu tán thành (bằng 87.58%). ii) Về Khoản 5 của Điều 1, quy định về phương thức tuyển dụng công chức, đã có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.34%); trong đó có 436 đại biểu tán thành (bằng 90.27%). iii) Về Khoản 2 của Điều 2, quy định các loại hợp đồng làm việc, đã có 443 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91.72%); trong đó có 424 đại biểu tán thành (bằng 87.78%). iv). Về toàn bộ dự thảo Luật, có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.00%); trong đó có 426 đại biểu tán thành (bằng 88.20%).
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Tiếp đó, Quốc hội bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bằng hình thức bỏ phiếu kín. Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV; Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hệ thống biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 442 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91.51%); trong đó có 439 đại biểu tán thành (bằng 90.89%).
Sau đó, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến danh sách để bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử; Quốc hội bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV đối với ông Hoàng Thanh Tùng. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hệ thống biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 433 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 89.65%); trong đó có 430 đại biểu tán thành (bằng 89.03%).
Thứ ba, ngày 26/11/2019, buổi sáng Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước; Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Nghị quyết phê chuẩn chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Ông Hoàng Thanh Tùng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Tại phiên họp chiều nay, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV. Theo đó, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, căn cứ Nội quy Kỳ họp Quốc...