Chủ tịch Quốc hội: Không phải tăng tuổi hưu để chúng tôi ở lại
Việc sửa đổi bộ luật Lao động, tăng tuổi nghỉ hưu không phải cho những người đương chức kéo dài thời gian làm việc.
Báo cáo UB Thường vụ QH tại phiên họp sáng nay về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về tuổi nghỉ hưu, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành phương án 1.
Danh mục ngành nghề theo nhóm tuổi nghỉ hưu
Cụ thể, đến năm 2028 sẽ có lao động nam đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 62 và năm 2035 lao động nữ đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 60.
Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh
Tuy nhiên, một số ĐB còn băn khoăn về quy định nâng tuổi nghỉ hưu so với hiện hành. ĐB đề nghị làm rõ về việc quy định chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ, đồng thời cũng cho rằng việc quy định này sẽ dẫn đến nhiều tranh luận khác nhau giữa “tuổi nghỉ hưu” và “tuổi nghề”.
Lưu ý một số nội dung, UB Về các vấn đề xã hội cho rằng việc quy định quyền được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần được cân nhắc để điều chỉnh nghỉ hưu sớm hơn 10 năm đối với một số công việc. Đặc biệt như làm việc khai thác than trong hầm lò, người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp…
Việc quy định quyền được nghỉ hưu cao hơn không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung cũng phải được hướng dẫn cụ thể hơn đối với một số ngành, lĩnh vực đang kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn cả mức 5 năm (như giáo dục, y tế…).
Bà Thúy Anh cho hay, đến nay, Chính phủ vẫn chưa bổ sung tài liệu làm rõ những kiến nghị của UB đã nêu trong báo cáo thẩm tra trước đó.
Cụ thể như “bổ sung dự thảo danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà người lao động có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm theo quy định”; chưa đưa ra được cơ sở, bằng chứng khoa học để quy định về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ.
Video đang HOT
Vì vậy, UB đề nghị Chính phủ bổ sung các thông tin cần thiết trên để làm cơ sở, căn cứ để quy định độ tuổi nghỉ hưu cụ thể theo lộ trình hợp lý.
‘Chúng tôi quá tuổi rồi’
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng vấn đề tuổi nghỉ hưu được đặt ra nhiều lần. Hiện nay có một số văn bản quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau và có tăng so với quy định chung. Cụ thể như tuổi nghỉ hưu trong ngành VKS, tuổi nghỉ hưu một số chức danh như GS, PGS từ 65 – 67.
Hay như trong luật Cán bộ công chức quy định tuổi nghỉ hưu của cán bộ cao cấp từ bộ trưởng và tương đương trở lên cũng từ 60 trở lên chứ không phải 55 – 60.
Theo ông Lưu, vấn đề tuổi nghỉ hưu của người lao động cần có tầm nhìn dài hạn và tính đến yếu tố già hóa dân số trong tương lai gần, tính đến cân bằng giới, thị trường lao động… Vì vậy Phó Chủ tịch QH ủng hộ phương án tăng tuổi hưu nữ 60, nam 62 theo lộ trình chứ không phải tăng ngay.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Phát biểu với kinh nghiệm của một nguyên Bộ trưởng LĐ-TB-XH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, tuổi nghỉ hưu phải tính đến các yếu tố sức khoẻ, khả năng làm việc của người lao động, thị trường lao động, giải quyết việc làm, an sinh xã hội.
Theo Chủ tịch QH, đây là vấn đề lớn, phải thực hiện theo đúng tinh thần TƯ cho chủ trương nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
“Theo lộ trình, tới năm 2035, một cán bộ nữ mới được nghỉ hưu ở tuổi 60. Tức là hơn 15 năm nữa, phụ nữ mới được làm việc tới 60 tuổi. Chứ không phải chúng tôi làm cái này để chúng tôi tính ở lại đâu. Tôi với chị Phóng (Phó Chủ tịch QH) cũng quá tuổi theo bộ luật rồi. Làm bộ luật này không phải cho người đương chức kéo dài thời gian làm việc”, Chủ tịch QH khẳng định.
Từ 2021 thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải đánh giá tác động với từng đối tượng cụ thể, cách làm rõ ràng, bước đi thận trọng để thuyết minh trình QH.
“Chứ không phải TƯ có Nghị quyết thì không cần đánh giá tác động, cứ thế mà làm”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Bà đề nghị Chính phủ, các UB tiếp thu, Thường vụ QH phân tích, tăng cường tuyên truyền, tránh dư luận phức tạp.
Đồng thời phải lấy ý kiến nhân dân, trên cơ sở đó tổng hợp đánh giá, phân tích, cân nhắc các luận cứ khoa học, có thêm thông tin, quy định tuổi nghỉ hưu để có đồng thuận của xã hội.
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung
Giải trình sau đó, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung nêu, hiện nay các công việc độc hại, nặng nhọc thì cần đánh giá tác động để lập danh mục đưa ra thời gian nghỉ hưu sớm hơn, thời gian làm việc ngắn hơn.
“Riêng đối với giáo viên mầm non, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy không có nước nào xếp riêng tuổi nghỉ hưu. Bộ GD-ĐT cũng không xếp riêng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói và tiếp thu các ý kiến để lấy ý kiến rộng hơn.
Thu Hằng
Theo Vietnamnet
Thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện
Sau hơn 10 năm triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, việc phát triển đối tượng tham gia gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực lớn của ngành BHXH trong triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội, hiện đang có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tổ chức thực hiện chính sách này...
Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tới người dân Nghệ An. Ảnh: PHAN LIÊN
Điều chỉnh chính sách phù hợp thực tế
BHXH tự nguyện là chính sách nhân văn với mục tiêu giúp cho mọi người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức không tham gia BHXH bắt buộc, khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ có lương hưu để ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động. Trong hơn 10 năm qua, chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện theo hai giai đoạn, với những quy định khác nhau. Giai đoạn đầu thực hiện theo Luật BHXH năm 2006, giai đoạn tiếp theo thực hiện theo Luật BHXH năm 2014, là sự tổng kết kinh nghiệm của việc thực hiện Luật BHXH năm 2006, trên cơ sở đó có những sửa đổi phù hợp tình hình thực tiễn và đáp ứng tốt yêu cầu mở rộng diện bao phủ BHXH đến người lao động thuộc mọi khu vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Theo đánh giá, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp là do chính sách này chưa thật sự tạo hấp dẫn cho người dân. Bởi thực tế, mặt bằng thu nhập của nhiều người lao động tự do còn thấp, trong khi đó, thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu dài (20 năm). Bên cạnh đó, trong việc triển khai thực hiện, chưa có những giải pháp đột phá trong tiếp cận, vận động người dân, chưa có cơ chế hoa hồng đủ sức hấp dẫn các đại lý thu, việc cải cách thủ tục hành chính dù có những bước tiến nhưng chưa thật sự tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin và đăng ký tham gia...
Những khó khăn, hạn chế nêu trên đã được chỉ rõ tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư khóa XII, trên cơ sở đó, Ban Chấp hành T.Ư xây dựng và ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với các mục tiêu và giải pháp tổng thể trong việc thực hiện chính sách BHXH. Trong đó, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; đến năm 2025 đạt khoảng 2,5% và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Cùng với Nghị quyết 28-NQ/TW, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, tiến tới còn 10 năm; nâng mức hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện phù hợp khả năng của ngân sách nhà nước; thực hiện thí điểm gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt đáp ứng nhu cầu của người dân; gắn quyền lợi tham gia BHXH tự nguyện với các ưu đãi khác của Nhà nước; giao chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện cho các địa phương...
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Theo thống kê, hiện cả nước còn khoảng 30 triệu người chưa tham gia BHXH - đây là cơ hội để ngành BHXH tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng như BHXH tự nguyện. Ngay khi Nghị quyết 28-NQ/TW được ban hành, với định hướng chính trị thực hiện "BHXH toàn dân" và dưới sự chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt. BHXH Việt Nam đề xuất với Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện hoặc linh hoạt hơn về mức hỗ trợ (mức hỗ trợ tối thiểu bằng 30%, 25%, 10%) để địa phương nào có điều kiện kinh tế thì có thể hỗ trợ mức đóng cao hơn cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện vào trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo tinh thần Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 3-8-2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những yếu kém, hạn chế và nguyên nhân chậm phát triển đối tượng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Phó Trưởng ban Thu BHXH Việt Nam Đinh Duy Hùng cho biết, để mở rộng đối tượng tham gia, ngành BHXH đã chủ động phối hợp các bộ, ngành, đoàn thể... tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân hiểu và đăng ký tham gia. Mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phấn đấu mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có điểm thu BHXH tự nguyện, có nhân viên đại lý thu. Hướng dẫn, tập huấn chính sách BHXH tự nguyện cho các nhân viên đại lý thu, để lực lượng này phối hợp tuyên truyền, tư vấn đến từng người dân. Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho BHXH cấp huyện và từng đại lý thu. Đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người tham gia BHXH tự nguyện... Theo đó, đến hết tháng 6, cả nước có 405.695 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 82,7% kế hoạch giao, tăng 42.411 người so với tháng 5-2019.
Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 do Chính phủ tổ chức mới đây, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, thời gian qua, chính sách an sinh xã hội đã được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách sâu sắc, toàn diện, hài hòa hơn và được thực hiện đồng bộ với mục tiêu phát triển kinh tế. Đặc biệt, có một vấn đề mới, đó là trong sáu tháng qua, mô hình phát triển BHXH tự nguyện đã đạt kết quả rất tốt, với 135 nghìn người tham gia mới và dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có khoảng 490 nghìn người tham gia. Đặc biệt là sự phối hợp của BHXH Việt Nam với ngành lao động - thương binh và xã hội cùng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng như sự hỗ trợ trực tiếp từ các địa phương, chỉ trong những tháng đầu năm 2019, đã nâng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện lên bằng 10 năm qua. Theo đánh giá của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, những nỗ lực triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã có hiệu quả trong thực tiễn, với sự vào cuộc của các ngành, các cấp, mà trong đó nổi bật là bốn yếu tố: sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp ủy và chính quyền; đổi mới cách làm; đổi mới công tác tuyên truyền và xây dựng chính sách BHXH vì người dân..., cho thấy đó là kinh nghiệm, cách làm hay và hiệu quả trong phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
ANH THU
Theo NDĐT
Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn coi trọng thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2019), chiều 24-7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các đại biểu thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019. Cùng dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chủ nhiệm Ủy...