Chủ tịch Quốc hội: “Khống chế lạm phát tốt quá mức là điều hành… dở”
“Mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 được Quốc hội bàn ở mức 7-8% nhưng kết quả cuối cùng chỉ 6,8% là tốt… quá nên ảnh hưởng đến tăng trưởng. Điều hành thế là dở. Nếu để lạm phát trên 7% thì giờ tăng trưởng không thấp thế”.
Chủ tịch Quốc hội phê “thành tích” của Chính phủ trong việc điều hành đất nước năm vừa qua trong phiên thảo luận về báo cáo bổ sung tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Những thông tin bổ sung về mức “chốt” sau cùng 15 chỉ tiêu kinh tế xã hội của Chính phủ thể hiện, có 11 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch, trong đó có chỉ tiêu kiềm chế lạm phát, 4 chỉ tiêu không hoàn thành, trong đó đó chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là mức tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, chỉ số CPI về đích ở mức 6,81%, vượt chỉ tiêu khống chế dưới 10% Quốc hội quyết định trong kỳ họp cuối năm 2012. Trước đó, Chính phủ ước tính mức tăng giá cả năm vào khoảng 8%. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, thấp hơn số 5,2% báo cáo trước đó và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng 6-6,5% Quốc hội đề ra.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: “Nếu giữ mức CPI trên 7% thì giờ tăng trưởng không thấp thế này”.
Không hài lòng với bản báo cáo này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Chính phủ vẫn chưa trình bày rõ những điểm đạt được, những việc còn tồn tại để đưa ra Quốc hội thảo luận.
Đánh giá cụ thể, ông Hùng cho rằng, nhìn mục tiêu tổng quát về kiềm chế lạm phát là ổn nhưng mức tăng trưởng đạt được chưa hợp lý. “Việc kiềm chế lạm phát làm hơi gấp, kết quả… tốt quá. Quốc hội đã bàn mức 7 – 8 %, giữ trong khoảng đó là được. Vậy mà chốt 2 tháng cuối năm, con số cuối cùng chỉ có 6,8%. Việc đó cũng là tốt nhưng tốt quá nên ảnh hưởng đến tăng trưởng. Điều hành thế là dở. Nếu giữ mức trên 7% thì bây giờ tăng trưởng không thấp thế. Tăng trưởng năm ngoái thấp, chỉ đạt 5,03% là do điều hành” – Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn phân tích.
Video đang HOT
Cũng trong phiên thảo luận này, nhiều thành viên UB Thường vụ QH đã đặt vấn đề có điểm bất ổn trong công tác điều hành của Chính phủ khi giải quyết bài toán kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi tham gia ý kiến cũng cho rằng nhiều chuyên gia đã chỉ ra “lỗi” điều hành là giật cục, đột ngột thắt chặt các chính sách tiền tệ, làm khựng cả dây chuyền của nền kinh tế.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi nhận nhiều “cái được” của năm 2012 như thị trường không tốt nhưng giá cả người tiêu dùng vẫn thấy ổn, lãi suất giảm, thị trường vàng trong nước ổn định, ngân hàng không đổ vỡ, vẫn triển khai được chương trình xóa đói giảm nghèo, đối nội đối ngoại tốt… Tuy nhiên, yêu cầu giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang khó khăn mà Quốc hội đề ra thì… chưa được.
Một lần nữa nhắc lại vấn đề kết quả tăng trưởng kinh tế chưa hợp lý, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, sự việc không ở mức “vô cùng bi đát” như Phó Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Xuân Cường nói nhưng chưa đạt đến mức có thể phấn đấu được.
Hệ quả của việc này, sản xuất đến bây giờ vẫn giảm, tăng trưởng trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều “thua”, chỉ ngành du lịch vẫn “được”.
Còn về con số ước tính có đến 65% DN phá sản, giải thể, ông Hùng còn nghi ngại, thực tế tình hình còn xấu hơn, con số không chỉ dừng ở 65%. Thực tế thất thu thuế là minh chứng hiện thực cho việc doanh nghiệp thua lỗ. Đi theo đó, tình hình thu ngân sách cũng không sáng sủa. Kinh tế vĩ mô một mặt đạt được mục tiêu ổn định nhưng 2 mặt khác chưa đạt yêu cầu là hoạt động của ngân hàng và chiến lược giải quyết hàng tồn kho (tồn kho bất động sản, tồn kho hàng hóa đến giờ vẫn chưa giảm).
Về vấn đề giảm thu ngân sách như báo cáo đánh giá tình hình của Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đã nêu, Chủ tịch Quốc hội cũng nhận định: “Tình trạng mất cân đối khá nghiêm trọng. Tình hình tài chính hiện tại, tôi thấy xấu lắm. Năm ngoái thu kết dư 5 năm của dầu thu được 10.000 tỷ đồng thì phải gánh 24 tỉnh mất cân đối”.
Ông Hùng cũng phê thẳng việc cơ quan điều hành cho tạm ứng ngân sách, dẫn đến nợ xây dựng cơ bản địa phương lên đến gần 100 nghìn tỷ đồng. Ông Hùng truy vấn: “Điều hành ngân sách như vậy kiểu gì? Tiền đâu mà tạm ứng hàng đống gây ra nợ và tạo ra mất cân đối? Lấy tiền đâu mà ứng thế? Ứng thế để sập quỹ à? Đã làm ăn phải có của ăn của để, chứ tiêu như này chỉ có chết?”…
Theo Dantri
Thủ tướng, Thống đốc trả lời chất vấn đầu tuần tới
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, UB Thường vụ đã thống nhất danh sách các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cùng 3 Bộ trưởng khác sẽ đăng đàn kỳ họp này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) trao đổi với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong giờ nghỉ giữa buổi họp Quốc hội.
Trong số 3 Bộ trưởng được "chốt" trả lời chất vấn có 2 người nằm trong danh sách của Đoàn thư ký kỳ họp gửi xin ý kiến đại biểu ít ngày trước. Đó là Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dù không được Đoàn thư ký đề xuất nhưng lại có tên trong danh sách chính thức các thành viên Chính phủ đăng đàn trong phiên chất vấn tới. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được nhiều đại biểu kiến nghị giải trình nhiều nội dung. Được biết, trong bản tổng hợp các chất vấn các đại biểu gửi đến Đoàn Thư ký tới thời điểm này, số lượng câu hỏi dành cho Bộ trưởng Công Thương đứng hàng thứ 3.
Phiên chất vấn sẽ bắt đầu vào sáng thứ 2 tuần tới (ngày 12/11/2012) với phần báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, thứ 3 do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày. Bản báo cáo này của Chính phủ được tổng hợp từ nội dung báo cáo việc thực hiện lời hứa của 9 Bộ trưởng đã đăng đàn trong 2 kỳ họp trước. Phiên chất vấn dự kiến kéo dài 2,5 ngày.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết một số nhóm vấn đề sẽ đưa ra chất vấn đối với các thành viên Chính phủ đăng đàn lần này.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời về vấn đề quản lý, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng dư nợ tín dụng thấp mà doanh nghiệp không vay được vốn để sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ xấu, giải pháp căn bản xử lý nợ xấu quản lý nhà nước về thị trường vàng miếng thực trạng các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn và điều kiện tiếp cận vốn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình là người nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu nhất, cho đến thời điểm này. Ông Bình sẽ lần thứ 2 đăng đàn kể từ khi nhậm chức (tháng 7/2010) tđến giờ.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được chọn đăng đàn kỳ này theo kiến nghị của nhiều đại biểu.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời các nội dung liên quan đến việc giải quyết hàng tồn kho, quản lý thủy điện, nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân...
Bộ trưởng Xây dựng sẽ giải đáp về các giải pháp xử lý tồn đọng bất động sản và giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới chất lượng các công trình xây dựng, trong đó có thủy điện Sông Tranh 2.
Bộ trưởng Y tế trả lời về trách nhiệm trước những tiêu cực, sai phạm ở một số bệnh viện việc giáo dục nâng cao y đức ý thức trách nhiệm nghề nghiệp việc quản lý tiền chất, dược phẩm yếu kém để lợi dụng sản xuất, điều chế ma túy trái phép tình trạng giá viện phí mới quá cao, giá thuốc trong nước cao hơn giá thuốc thế giới nhiều lần...
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhận được câu hỏi về việc trong thời gian qua, nhiều thai phụ, trẻ em dưới 3 tuổi tử vong, nhiều bệnh viện cho bệnh nhân xuất viện trong tình trạng bệnh nhân chưa hoàn toàn bình phục tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên và hiện tượng mất cân bằng giới tính ở mức cao gây nhức nhối trong xã hội, tình trạng quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm yếu kém...
Cuối cùng, theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đăng đàn giải trình thêm các vấn đề về công tác điều hành của Chính phủ, trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu tại hội trường.
Theo Dantri
Giảm nỗi lo tồn kho Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4-2013 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số tồn kho tiếp tục giảm xuống mức thấp rõ rệt và đang tiến dần về mức mà giới chuyên gia coi là "chấp nhận được" (12%). Chỉ số tồn kho của...