Chủ tịch Quốc hội kêu gọi ĐB sát cánh cùng dân chống dịch
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hôm nay gửi thư đề nghị ĐBQH bằng trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của mình sát cánh trong cuộc chiến đấu phòng, chống dịch Covid-19.
Đầu thư, Chủ tịch QH nhắc lại trong những tháng đầu năm 2020, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang phải căng mình đối mặt với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới corona gây ra (Covid-19).
Với sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân, cuộc chiến đấu ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở nước ta bước đầu đã có những kết quả nhất định, được nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới đánh giá cao.
Theo Chủ tịch QH, thời điểm hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn quan trọng và quyết định nhất để tập trung mọi nỗ lực nhằm khống chế và chiến thắng dịch bệnh.
“Với tinh thần đó, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tôi trân trọng đề nghị các vị ĐBQH bằng trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của mình sát cánh cùng nhân dân, chính quyền, tổ chức Đảng đoàn thể các cấp trong cuộc chiến đấu phòng, chống dịch bệnh.
Các vị ĐBQH phát huy vai trò là người đại biểu của nhân dân, kịp thời động viên cử tri và nhân dân tích cực hưởng ứng, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời phản ánh tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của cử tri để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân và DN trong quá trình chống dịch.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai làm việc trực tuyến nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc theo kế hoạch công tác, trong đó cần dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, góp ý các nội dung trình QH tại Kỳ họp thứ 9 tới đây.
Các vị ĐBQH chuyên trách thay vì tham dự hội nghị tập trung, cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, đóng góp ý kiến để hoàn thiện các dự án luật”, Chủ tịch QH viết.
Bà cho hay, Thường vụ QH, các cơ quan của QH, các đoàn ĐBQH, cơ quan giúp việc của QH đã chủ động điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, phương thức làm việc để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của tình hình; tạm dừng các cuộc họp, hội nghị chưa cấp thiết, các hoạt động giám sát, khảo sát tại bộ, ngành, địa phương…
UB Thường vụ QH sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được Hiến định, luật định để cùng Chính phủ kịp thời ban hành các quyết sách cần thiết cho việc phòng, chống dịch bệnh.
“Nhân dịp này, tôi xin gửi những tình cảm chân thành, chia sẻ những khó khăn, vất vả và trân trọng cảm ơn sự đóng góp, hi sinh của các lực lượng trong tuyến đầu chống dịch, trong đó có sự tham gia của những ĐBQH đang công tác trong ngành y và trong quân đội, công an…
Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của người đại biểu nhân dân, các vị ĐBQH sẽ góp phần đáng kể cùng toàn Đảng, toàn dân sớm chiến thắng hoàn toàn dịch bệnh nguy hiểm này”, Chủ tịch QH nhắn nhủ.
Dừng tổ chức hội nghị ĐBQH chuyên trách, làm việc trực tuyến
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản thông báo ý kiến của UB Thường vụ QH về việc dừng tổ chức hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dự kiến, hội nghị này diễn ra từ ngày 6 – 8/4 để thảo luận về 5 dự án luật gồm: luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); luật Đầu tư (sửa đổi); luật Doanh nghiệp (sửa đổi); luật Thanh niên (sửa đổi) và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội.
Video đang HOT
UB Thường vụ QH đề nghị các vị ĐBQH hoạt động chuyên trách dành thời gian nghiên cứu, góp ý kiến về 5 dự án luật này và gửi ý kiến (bằng văn bản hoặc qua email) đến Thường trực các UB chủ trì thẩm tra các dự án luật này trước ngày 9/4 để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến và chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, trình UB Thường vụ QH.
Đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, để đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thường vụ QH cũng đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các UB của QH, Lãnh đạo các ban của UB Thường vụ QH căn cứ chương trình công tác, chủ động bố trí thành viên làm việc trực tuyến tại nhà thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin và tại cơ quan để bảo đảm vừa triển khai các công việc theo kế hoạch vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh.
Chủ nhiệm Văn phòng QH, Viện Trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trực tuyến tại nhà và tại cơ quan cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Thu Hằng
Cải cách thực sự tiền lương
"Đã cải cách thì phải ra cải cách, chứ không phải là điều chỉnh đôi chút, không có nhiều ý nghĩa".
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp của Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, vừa diễn ra.
Từ lâu lắm rồi vẫn có một câu nói vui được truyền miệng: "Ở Việt Nam ai cũng có lương nhưng không ai sống bằng lương". Mà thực tế cũng cho thấy rằng: Chẳng ai có thể sống một cách đầy đủ, đàng hoàng nếu chỉ dựa vào lương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Bộ Nội vụ:
Hiện nay, chúng ta chỉ mới giảm được 4,26% viên chức. Nếu tăng thêm 29.300 viên chức và sắp tới theo đề nghị của các địa phương tăng thêm khoảng 1.000 viên chức giáo dục, y tế thì gần như 5 năm qua, chúng ta không giảm được một biên chế nào.
Do đó, các địa phương và Bộ Nội vụ phải tìm giải pháp khắc phục để thực hiện chủ trương của Đảng về CCTL, tinh giản biên chế. Muốn tăng lương thì nguồn ngân sách phải tăng.
Khi ngân sách dành cho chi lương có hạn thì giải pháp cần thiết là sắp xếp bộ máy và các đơn vị sự nghiệp công lập phải chuyển biến mạnh mẽ.
Các đơn vị này sẽ hoạt động theo hướng tổ chức thực hiện các dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu xã hội, tự chủ kinh phí trả lương và trả lương tương xứng cho người trong đơn vị.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính):
Cần có chế tài xử phạt nặng, đủ phòng ngừa, răn đe đối với các đối tượng thiếu trung thực, cố tình khai man thu nhập hoặc giấu thu nhập để giảm bớt khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Nhà nước.
Nếu vi phạm việc kê khai quá 50% số thu nhập phải tính thuế, có thể xử lý bằng biện pháp hình sự.
Để thực hiện được cơ chế này cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản thu nhập không được phản ánh trên các sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Quản lý chặt chẽ thu nhập từ tiền lương, tiền công, thông qua cơ quan chi trả thu nhập.
Sống được vào lương?
Nên nhớ rằng từ 1/7/2020, mức lương cơ sở được tăng lên thành 1,6 triệu đồng. Cũng với mức lương và cách tính theo chức vụ... thì bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ có 2 bậc lương với mức 15,52 và 16,48 triệu đồng/tháng. Và so với mức cũ, thì lương của các bộ trưởng chỉ tăng lần lượt theo các mức là 1,06 triệu đồng và 1,13 triệu đồng/tháng.
Đương nhiên, ngoài mức lương này, các chức danh lãnh đạo còn được hưởng thêm một số phụ cấp kèm theo tùy mỗi chức danh, lĩnh vực như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc... Đấy là chúng ta đang nói mức lương của những lãnh đạo ở trung ương.
Phần lớn hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào mức lương và lấy mức lương ấy so sánh với "giá cả thị trường", nhu cầu của cuộc sống hiện đại thì rất khó giải thích được vì sao mọi người vẫn sống và thậm chí là sống tốt.
Rất khó giải thích được vì sao mức lương như thế mà từ lãnh đạo cho đến người dân vẫn sống trong những căn nhà, căn hộ, biệt thự... từ trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng. Thu nhập từ lương như thế phải tích cóp hàng chục, thậm chí hàng trăm năm mới có thể mua được những căn nhà, căn hộ, biệt thự... như đã thấy.
Thật ra, nói là "rất khó giải thích" chỉ là một cách nói. Thực tế thì có thể ai cũng biết, cũng hiểu nhưng không phải ai cũng nói ra được cách tường minh. Cũng đơn giản là vì dân gian từ xưa tới nay hay nói lương là "lương lậu".
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp thực ra phải tuân thủ các nguyên tắc về lương khiến cho "hai mức lương, hai bảng lương..." là một thực tế.
Có những nơi thiết kế một "bảng lương nhà nước" và "bảng lương cơ quan". Bảng lương nhà nước dùng để đóng bảo hiểm xã hội hay tính toán các chế độ khác. Còn lương cơ quan là để trả thu nhập thực tế theo năng suất và hiệu quả công việc.
Những điều bất hợp lý ấy khiến cho những mong ước "người lao động sống bằng lương" trở nên xa vời, xa vời ngay với thực tế cuộc sống.
Bởi với mức lương như hiện nay mà ai ai cũng... sống được thì chứng tỏ những quy định pháp luật về lương là có vấn đề. Và nếu vậy thì "lương lậu" là một từ diễn tả đúng thực tế, vì ngoài "lương" ra còn phải có "lậu" để ai cũng phải sống được.
Minh bạch các khoản thu
Có thể đó cũng là một trong những lý do để một chiến lược cải cách tiền lương ra đời. Đương nhiên, kế hoạch cải cách tiền lương đề cập đến rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính chính có lẽ chính là những bất cập từ những chính sách, quy định không tương thích với cuộc sống.
Nói cách khác, quy định và chính sách không phản ánh đúng thực tế về thu nhập của cả nước.
Thực ra, mục tiêu của các chính sách liên quan đến cải cách tiền lương như Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết 107 của Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện... chỉ có một.
Đó là minh bạch tất cả các khoản thu nhập của cán bộ, công chức, người lao động, để từ đó có cơ sở thúc đẩy các chính sách liên quan khác như thuế, bảo hiểm, trợ cấp, và kể cả là tính lại GDP quốc gia.
Như Thủ tướng nói, cải cách tiền lương hẳn nhiên không phải chỉ là "điều chỉnh một chút", mà thực ra là đưa tất cả các nguồn thu nhập thực tế của người lao động, cán bộ, công chức, lãnh đạo... vào trạng thái "minh bạch".
Khi minh bạch được các nguồn thu nhập thì từ quản lý ngân sách đến thuế thu nhập cá nhân cũng vận hành theo một quy luật.
Sự minh bạch này chẳng những hợp pháp hóa tất cả các nguồn thu nhập để bảo đảm cuộc sống, mà nó còn là cơ sở để Việt Nam có một nền chính trị - kinh tế không dựa vào những "khoảng tối" hay tình trạng "lờ mờ", "tù mù". Nó cũng có thể giúp cho công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng đạt được kết quả thực chất hơn.
Đương nhiên, việc cải cách tiền lương nếu gắn được với việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế thì tác động của cải cách tiền lương còn lan tỏa rộng hơn nữa.
Tính cách mạng của cải cách tiền lương cũng vì thế mà được nâng cao và tác động trực tiếp đến những cải cách ngoài lĩnh vực kinh tế.
Vì xét cho đến cùng, nếu mọi vấn đề, từ lương bổng cho đến bộ máy, được minh bạch thì chúng ta mới có một hệ thống trong sạch, chính quyền sạch, đất nước sạch.
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và cho rằng, cải cách tiền lương là bài toán khó, liên quan đến nhiều đối tượng.
Nguồn để thực hiện cải cách tiền lương rất quan trọng, Thủ tướng cho biết, Chỉnh phủ sẽ dành một phần từ phần vượt thu ngân sách của Trung ương và địa phương cho việc này.
Bên cạnh đó, các cơ quan sẽ phải tiếp tục làm quyết liệt việc giảm biên chế, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước, cải cách đơn vị sự nghiệp công lập.
Đại Dương
Theo DĐDN
Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: 'Khi nào Thủ tướng chọn được Bộ trưởng Y tế, Quốc hội sẽ xem xét' Nhân sự thay thế Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chỉ được Quốc hội xem xét sau khi được Chính phủ trình sang. Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Liên quan đến nhân sự thay thế vị trí này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn...