Chủ tịch Quốc hội: Kết quả lấy phiếu lần 2 là công tâm, khách quan
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8 kéo dài 1,5 tháng qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dành nhiều đánh giá tích cực cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Kết quả lấy phiếu đã phản ánh chân thực tình hình đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8.
Thông báo Quốc hội đã hoàn thành trọn vẹn chương trình kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận và ghi nhận những nỗ lực điều hành nền kinh tế để đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững…
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc việc Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém: kinh tế phục hồi chưa vững chắc, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, xử lý nợ xấu chậm, nợ công tăng nhanh, tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tội phạm, tai nạn giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp và khá nghiêm trọng…
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nội dung Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước tại kỳ họp này. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước.
“Các vị đại biểu Quốc hội đã thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội để đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Với ý thức trách nhiệm cao và sự chuẩn bị chu đáo, việc lấy phiếu đã được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Kết quả lấy phiếu, theo Chủ tịch Quốc hội, một lần nữa phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước cũng như của từng chức danh được lấy phiếu. Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng được đồng bào, cử tri cả nước tin tưởng, đồng tình, ủng hộ.
Người đứng đầu Quốc hội nhận định: “Kết quả lấy phiếu sẽ giúp cho từng vị được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác”.
Lần thứ 2 lấy phiếu tại Quốc hội, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, cũng là một kinh nghiệm quý để Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức tốt việc lấy phiếu tại các địa phương trên toàn quốc sau kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Quốc hội cũng điểm lại hoạt động giám sát tối cao việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng trong kỳ họp này. Quốc hội khẳng định chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn và kịp thời; ghi nhận trong hơn 3 năm qua việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục.
Thông báo kết quả từ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khái quát, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các Bộ trưởng trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay và tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được đồng bào, cử tri cả nước quan tâm. Quốc hội đã yêu cầu các thành viên Chính phủ thực hiện có kết quả những cam kết, những điều đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước và thúc các cơ quan tiếp tục có giải pháp tích cực giải quyết 3.729 ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8.
Video đang HOT
Khẳng định kỳ họp thứ 8 thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri về tinh thần đoàn kết, làm việc dân chủ, đầy trách nhiệm của gần 500 đại biểu, Chủ tịch Quốc hội khái quát, Quốc hội đã đưa ra và quyết định những nội dung quan trọng của đất nước cũng như những vấn đề cấp thiết được đặt ra tại hội trường này về tiếp nhận người nghiện ma túy vào các cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội, về tăng lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách còn khó khăn…
Chủ tịch Quốc hội chốt lại, 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 5 năm Đảng đã đề ra, đồng thời là năm tiếp nối thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, 2016 -2020, chuẩn bị Đại hội Đảng, bước vào nhiệm kỳ mới, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ niềm tin cả nước sẽ vưng vàng vượt qua khó khăm, tạo thế và lực mới để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
P.Thảo
Theo Dantri
Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền?
Từ vụ việc vi phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, điều quan trọng là chúng ta rút được bài học gì.
Đây là việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học quý báu, để giúp một phần không nhỏ đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể phòng tránh được. Và, điều đáng lo ngại nhất theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền?
Tranh minh họa: Khều.
Điều đau xót, đáng xấu hổ
Trước đây đã từng có nhiều quan chức bị xử lý kỷ luật vì những vi phạm khác nhau, nhưng các vi phạm liên quan đến tài sản bất minh dường như chưa được đề cập đến. Vụ việc ông Trần Văn Truyền có thể được coi là trường hợp quan chức cao cấp đầu tiên bị thu hồi tài sản nhà đất, thưa ông?
Lâu nay việc phanh phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh.
Cảm nghĩ của ông ra sao về trường hợp của ông Trần Văn Truyền, khi ông Truyền không phải là một quan chức bình thường mà là người từng đứng đầu ngành Thanh tra, là thành viên quan trọng của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng T.Ư, người hiểu và nắm rõ luật pháp?
Người ta nói nôm na đây là trường hợp nằm trong hàng ngũ "Bao Công" của Nhà nước. Một người được Đảng và Chính phủ giao để giữ kỷ cương pháp luật. Việc xảy ra thật sự là một điều đau xót, đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, UB Kiểm tra T.Ư mới đề cập chủ yếu đến những khối tài sản sai phạm được hình thành từ yếu tố Nhà nước mà chưa đề cập đến tổng tài sản của quan chức được hình thành các nguồn khác? Như vậy liệu có phiến diện, chưa đầy đủ?
Còn nguồn nào khác hay không thì cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét và trả lời sớm cho công luận. Tuy nhiên, theo tôi không cần thiết phải truy cứu thêm bởi có thêm được một cái nhà nữa thì sự xấu xa cũng đã rõ ràng rồi. Quan trọng là chúng ta rút được bài học gì chứ không phải để đua nhau như kiểu "giậu đổ bìm leo" hay tâm lý đám đông. Đây là việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học để một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo phòng tránh được. Vì thế đây cũng là một bài học răn đe để những người đang dính líu tự điều chỉnh, có thể có người cũng đã nhận nhà, giờ có thể trả lại, nhận lỗi, tôi nghĩ các đảng viên và nhân dân sẵn sàng tha thứ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng: "Thật sự là một điều đau xót, đáng xấu hổ".
Bài học về quan liêu, sai lầm trong tổ chức
Ông từng nói về tìm ra bài học từ vụ việc này, vậy theo ông những bài học kinh nghiệm nào chúng ta cần phải rút ra?
Cán bộ lãnh đạo trước hết phải tu thân, tề gia rồi mới có thể trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân là việc dứt khoát phải làm, tề gia quan trọng không kém bởi tề gia giúp cán bộ vượt qua những sức ép, đòi hỏi của người thân làm mình lung lạc. Câu cổ nhân dạy nay vẫn còn nguyên giá trị giáo dục, mang tính thời sự. Bài học thứ hai là về tổ chức, vẫn còn những quan liêu, sai lầm trong tổ chức. Có những người không có phẩm chất vẫn có thể leo sâu, trèo cao. Có những người bản thân tốt, nhưng khi ngồi vào ghế cao lại thoái hóa biến chất. Do vậy, vai trò của tổ chức là hết sức quan trọng.
Việc kê khai tài sản đối với cán bộ có quy trình rất ngặt, vậy tại sao một khối tài sản lớn như vậy mà tổ chức không biết?
Đó cũng là một bài học để rút ra. Bấy lâu nay tôi đã có ý kiến về việc kê khai tài sản mang tính hình thức, không có hiệu quả thiết thực. Đây lại là một ví dụ điển hình của việc kê khai tài sản hình thức, thiếu kiểm tra, giám sát. Kê khai phải công khai vì bản khai này không ai biết nên kê khai xong phải có kiểm tra và để người dân cùng giám sát.
Trường hợp cụ thể của ông Truyền, rõ ràng trước khi vụ việc vỡ lở ông Truyền vẫn là một cán bộ liêm chính, đảng viên mẫu mực...Điều này cho thấy có vẻ như những " công cụ" giám sát của Đảng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao?
Trong thiếu sót của đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Ông Vũ Quốc Hùng
Trước lúc có kết luận của UBKT T.Ư có thể xem như ông Truyền đã "hạ cánh an toàn". Tôi cho rằng đã có sự nể nang ở đây. Khi người ta ngồi vào vị trí nào đó thì dường như có một quyền lực vô hình, một tấm bình phong an toàn. Bên cạnh đó, các đánh giá về cán bộ không được tổ chức một cách cầu thị để nhân dân phát hiện. Muốn tố cáo phải có đơn thư tố cáo, phải ký tên nên cũng là một giới hạn. Còn nếu chỉ nghe dư luận nói về vấn đề nào đó, đề nghị xem xét thì cũng chỉ để tham khảo thôi. Nhiều nơi mang tiếng quản lý cán bộ nhưng lại hết sức thụ động, quan liêu. Đối với UBKT T.Ư có phương châm là "chủ động chiến đấu, giáo dục, hiệu quả" tích cực. Bằng hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, phải chủ động nắm được cán bộ mà không chỉ dựa vào đơn tố cáo, khiếu nại. Tuy vậy thì vụ việc cuối cùng cũng được phanh phui dù là muộn và đã để lại nhiều hậu quả.
Trong thiếu sót của đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Lẽ ra khi đồng chí Truyền về, nhiệm vụ của tôi và tổ chức là hằng ngày phải chủ động soi xét đồng chí mình, tuy nhiên khi đồng chí tại vị chúng tôi có lơ là trong giám sát kiểm tra.
Trong tất cả khối tài sản của ông Truyền có, dư luận cho rằng có yếu tố tiếp tay của các cơ quan Nhà nước?
Nể nang thì quá rõ rồi, còn hối lộ hay không thì chưa ai dám quả quyết. Tôi không muốn suy diễn làm gì. Những căn cứ, dữ liệu đã đủ để chúng ta suy nghĩ về hành vi của một con người. Nhưng cái đáng lo nhất là còn bao nhiêu người như thế?! Nể nang đã là điều không cho phép, đặt tình riêng mang tính chất sai lầm lên trên đạo đức, làm trái những quy định của pháp luật. Đặc biệt dùng tài sản nhà nước để nể nang nhau thì lại càng dễ dàng. Ông Truyền từng là người đứng đầu tỉnh, nên khi có yêu cầu đòi lại nhà người ta còn không đòi. Ở đây rõ ràng sự nể nang, cảm tình cá nhân được đặt lên trên lợi ích chung, chính cái đó làm hại cán bộ.
Công khai tài sản - không có vùng cấm
Bên thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới dư luận mong rằng các ứng viên vào Ban chấp hành T.Ư cần công khai tài sản của mình để dân giám sát. Theo ông, chúng ta có mạnh dạn làm việc này?
Đó là ý nguyện rất chính đáng, cũng không có gì mới mẻ bởi ở các nước cũng đã làm như vậy. Vì vậy chúng ta càng phải làm để dân chủ, công khai, minh bạch trong việc kê khai tài sản. Cần tổ chức để kiểm tra, thẩm tra bản kê khai đó. Tổ chức làm nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các bản khai tài sản và nếu xác nhận sai thì những người này cũng phải chịu xử lý kỷ luật. Qua đây, tôi thiết nghĩ, đã đến lúc Đảng nên lập ra một cơ cấu giám sát đủ mạnh để giám sát kịp thời cán bộ, đảng viên ở những cấp cao nhất, thực hiện đúng khẩu hiệu: "Không có vùng cấm trong Đảng", chẳng những đối với thực hiện nghị quyết và điều lệ của Đảng mà còn trong đạo đức, lối sống như trong sự việc này.
Thực tế, dư luận lo ngại xử lý một đồng chí nghỉ hưu cũng rất khó khăn, vậy còn các đồng chí đương chức khác làm thế nào có cơ chế giám sát hiệu quả?
Theo tôi, cần phải khởi động các đầu mối. Bộ Chính trị cần dành thời gian nghe về từng Ủy viên T.Ư Đảng, các mắt xích phải báo cáo. Rà soát lại các Ủy viên T.Ư Đảng. Không có ai là ngoại lệ cả, phải đánh thức lại vũ khí phê và tự phê. Làm thế nào để khuyến khích người nói thẳng, nói thật không bị trù dập, cô lập. Những người phản ánh thông tin phải thực sự trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. Cần có những người đứng đầu thật công minh là địa chỉ tin cậy nhất cho nhân dân và cho đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, quan chức.
Xin cảm ơn ông!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt câu hỏi: "Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?", ông có bình luận gì về cách đặt vấn đề này? Tôi đồng tình với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng ở khía cạnh những người thực thi kỷ cương luật pháp phải là những người mẫu mực, trong sạch. Chuyện ông Truyền là một minh chứng. Xung quanh đó là một loạt các tố cáo khác nữa trong lực lượng lãnh đạo Thanh tra hiện nay nhưng không có trả lời cho đến nơi đến chốn, cũng vì họ đang đương chức. Các cơ quan Nhà nước phải kiểm điểm lại toàn bộ, kể cả UBKT T.Ư, nếu các đồng chí có triệu tập, tôi cũng xin về kiểm điểm. Bởi đây không phải việc như thanh trừng gì, mà kiểm tra, giám sát là cứu các đồng chí, cứu tổ chức của mình. Để tránh khi các đồng chí về hưu, thậm chí mất rồi vẫn còn bị miệng đời oán trách.
Theo Phùng Sưởng - Trần Hoàng
Tiền Phong
Hành trình đỏ mắt tìm "hạt ngọc" giữa Trường Sơn Trong tiềm thức của đồng bào Pa Cô miền Tây Quảng Trị, hai loại gạo nếp quý đệp a-hăm và đệp cù-cha là món quà vô giá của Giàng (trời) ban tặng cho họ từ thuở lập bản, lập làng giữa đại ngàn Trường Sơn. Nhưng nay, những "hạt ngọc" ấy đang ít dần... Những rẫy đệp a-hăm, đệp cù -cha của người...