Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc đề xuất sửa đổi Hiến pháp
Ngày 17/7, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo đã đề xuất thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp nhằm giảm bớt quyền lực hiện đang tập trung nhiều trong tay Tổng thống và đẩy mạnh đoàn kết dân tộc.
Ông Kim Jin-pyo phát biểu sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc tại phiên họp toàn thể ở Seoul ngày 4/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong bài diễn văn kỷ niệm 74 năm Ngày Hiến pháp trước Quốc hội, ông Kim Jin-pyo đã đề cập vấn đề sửa đổi Hiến pháp vốn được tranh luận từ lâu, khoảng 2 tháng sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol bắt đầu nắm quyền. Ông nhấn mạnh đã có nhiều cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp trong xã hội. Vì có sự đồng thuận rộng rãi của dân chúng nên đã đến lúc phải hành động về vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng Hàn Quốc cần điều chỉnh Hiến pháp để đáp ứng kỳ vọng cao của người dân và ứng phó với những thách thức mới nổi như tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa, bất bình đẳng và vượt qua sự chia rẽ chính trị. Theo ông, Hàn Quốc cần thúc đẩy việc phân tán quyền lực và hợp tác.
Dự kiến Quốc hội Hàn Quốc sẽ thành lập một cơ quan tham vấn gồm các chuyên gia để xem xét thời gian, kế hoạch và phạm vi sửa đửa. Chủ tịch Kim Jin-pyo cũng đề nghị đảng cầm quyền và các đảng đối lập thành lập ủy ban đặc biệt để thảo luận về vấn đề này. Ngoài ra, ông cũng hối thúc các đảng thành lập các ủy ban trong Quốc hội nhằm nhanh chóng giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến sinh kế của người dân.
Video đang HOT
Tại Hàn Quốc, Tổng thống hoặc Quốc hội có thể đề xuất sửa đổi Hiến pháp, song việc này phải được 2/3 số nghị sĩ nhất trí và được đa số cử tri ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc, với hơn một nửa số cử tri đủ điều kiện tham gia.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc muốn cắt bớt quyền lực của tổng thống
Người đứng đầu Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đề xuất sửa đổi Hiến pháp một lần nữa nhằm giảm bớt quyền lực tập trung quá nhiều vào tổng thống và thúc đẩy đoàn kết dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo - Ảnh chụp màn hình báo Korea Times
Lời kêu gọi được đưa ra trong bài diễn văn kỷ niệm 74 năm Ngày Hiến pháp trước Quốc hội Hàn Quốc ngày 17-7.
Theo Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo, vấn đề sửa đổi Hiến pháp vốn được tranh luận trong xã hội từ lâu và nhân Ngày Hiến pháp năm 2022, ông muốn nêu lại vấn đề này một lần nữa. Động thái diễn ra chỉ khoảng 2 tháng sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol của Đảng Quyền lực nhân dân nhậm chức.
"Vì có sự đồng thuận rộng rãi của công chúng, đã đến lúc chúng ta phải hành động", nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Hàn Quốc nêu lập luận.
Hiện Đảng Dân chủ Hàn Quốc là đảng có nhiều ghế nhất trong Quốc hội Hàn Quốc, nhưng ứng viên tổng thống của đảng này đã thua trước ông Yoon trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3 rồi.
Trong bài phát biểu, ông Kim cho rằng cần điều chỉnh Hiến pháp để đáp ứng kỳ vọng cao của người dân và ứng phó với những thách thức mới nổi như tỉ lệ sinh thấp, dân số già hóa, bất bình đẳng và vượt qua sự chia rẽ chính trị.
Quan trọng hơn hết, theo ông Kim, Hàn Quốc cần thúc đẩy việc phân tán quyền lực và hợp tác để cùng điều hành đất nước.
"Cần nên tạo ra một đất nước mà sức mạnh hợp tác của các bên đủ lớn để vận hành quốc gia, không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của một cá nhân nào đó", ông kêu gọi.
Dự kiến Quốc hội Hàn Quốc sẽ thành lập một cơ quan tham vấn gồm các chuyên gia để xem xét thời gian, kế hoạch và phạm vi sửa đổi Hiến pháp.
Tại Hàn Quốc, tổng thống hoặc quốc hội có thể đề xuất sửa đổi Hiến pháp, song việc này phải được 2/3 số nghị sĩ nhất trí và được đa số cử tri ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc, với tỉ lệ đi bỏ phiếu phải vượt quá 50% số cử tri đủ điều kiện.
Lần gần đây nhất Hiến pháp Hàn Quốc được sửa đổi là vào năm 1987 sau Phong trào dân chủ tháng sáu. Bản Hiến pháp này đã giới hạn nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm và mỗi người chỉ được đảm nhận một nhiệm kỳ duy nhất.
Kể từ đó, đã có nhiều nỗ lực sửa đổi để hạn chế quyền lực của tổng thống hơn nữa và tạo sự cân bằng quyền lực giữa các nhánh trong nhà nước, song đều thất bại, theo Hãng thông tấn Yonhap.
Thủ tướng New Zealand gia hạn phong tỏa thành phố Auckland Ngày 18/10, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố thành phố Auckland lớn nhất nước này tiếp tục thực hiện phong tỏa cấp độ 3 thêm 2 tuần nhằm kiểm soát sự lây lan biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand, ngày 15/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Phát...