Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu
Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nhà khoa học sẽ là hạt nhân, tấm gương sáng lan tỏa niềm đam mê, say mê khoa học công nghệ để đóng góp cho đất nước.
Chiều tối nay (01/11), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt 112 nhà trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu đến từ mọi miền đất nước về tham dự Lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2019 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt 112 nhà trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu đến từ mọi miền đất nước về tham dự Lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2019.
Phát biểu tại buổi gặp, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nhà khoa học sẽ là hạt nhân, tấm gương sáng lan tỏa niềm đam mê, say mê khoa học công nghệ để đóng góp cho đất nước. Quốc hội sẽ luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để nâng cao chất lượng soạn thảo từng dự án luật.
Các trí thức trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ cho rằng, đội ngũ trí thức nói chung, trí thức khoa học, công nghệ nói riêng dù ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, cũng ý thức được trách nhiệm của mình với tiền đồ của Tổ quốc, giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nhà khoa học sẽ là hạt nhân, tấm gương sáng lan tỏa niềm đam mê, say mê khoa học công nghệ để đóng góp cho đất nước.
Dưới sự chỉ đạo quan tâm của lãnh đạo và các cơ quan chức năng của Đảng, nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam ý thức được trách nhiệm của mình với tương lai của đất nước, đã và đang làm việc tích cực, cống hiến hết mình, đóng góp to lớn vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện vai trò phản biện xã hội.
Theo các trí thức khoa học và công nghệ, trong bối cảnh công nghệ 4.0 như hiện nay, Việt Nam vẫn còn có khoảng cách khá xa, nên cần phải chớp thời cơ, đi tắt, đón đầu; đồng thời mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ khoa học; đề nghị Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đây là việc làm cần thiết, quan trọng để các trí thức đóng góp cho đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, 112 trí thức tiêu biểu năm nay và các trí thức khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là nhân tố quan trọng cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, 112 trí thức tiêu biểu năm nay và các trí thức khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là nhân tố quan trọng cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Với quan điểm khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong việc đóng góp vào quá trình phát triển đất nước; nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển khoa học, công nghệ và xây dựng đội ngũ trí thức đã được ban hành. Vì thế, phát triển nguồn khoa học, công nghệ trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, nâng cao sức mạnh của quốc gia.
“Trong nhiều năm qua, các nhà trí thức, nhà khoa học, cũng như các ngành khoa học đã có sự đóng góp rất quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước; vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức không ngừng được củng cố, nâng cao, tăng cả về số lượng và chất lượng. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị, mang tính ứng dụng cao, được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống. Trước đây, chúng ta hay nói, các đề tài nghiên cứu nghiệm thu xong, hội đồng cho ý kiến, chấm điểm xong mang vào ngăn kéo. Giờ ít nói đến điều đó, mà những đề tài này đã đi vào thực tiễn đời sống và ứng dụng trong sản xuất, vào trong các hoạt động kinh tế của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhà trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu chụp ảnh tại Hội trường Diên Hồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đoàn kết, tập hợp, quy tụ các nhà trí thức, nhà khoa học với nhiều hình thức, cách làm hay nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức, từ đó, thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, góp phần đưa đất nước hội nhập và phát triển cùng thế giới.
Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt biểu dương những thành tích của các nhà trí thức khoa học, công nghệ và đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ trí thức, của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời gian qua.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối với nước ta. Với mong muốn khoa học, công nghệ đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình phát triển, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các nhà trí thức khoa học, công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ như tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ trí thức và phát triển khoa học, công nghệ, tập hợp, động viên và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ.
“Các nhà trí thức, nhà khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo, bám sát thực tiễn sản xuất, đời sống, nhu cầu của nền kinh tế thị trường để có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu phù hợp, mang tính ứng dụng cao đi vào cuộc sống; đặc biệt là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, khẳng định thương hiệu của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều đáng mừng là khi người dân đi mua hàng, hàng hóa Việt Nam có giá hơn và người dân tin tưởng hơn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục bám sát các mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước để định hướng hoạt động phát triển khoa học, công nghệ; tích cực tiếp thu, cập nhật những kiến thức mới của khoa học, công nghệ trên thế giới đề xuất ứng dụng vào Việt Nam, từng bước giúp nước nhà tự chủ về khoa học công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà.
Liên hiệp cũng cần đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tổ chức các phong trào thi đua nghiên cứu khoa học, công nghệ sáng tạo, nâng cao chất lượng các diễn đàn trí thức, tăng cường hoạt động tư vấn, phản biện, giám định các chính sách, chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý, cũng như bố trí nguồn lực tài chính để đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, việc đầu tư cho khoa học, công nghệ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, Chủ tịch Quốc hội mong rằng, các nhà trí thức cùng chia sẻ với khó khăn chung này.
Trong thời gian tới, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là những quy định pháp luật liên quan đến khoa học, công nghệ nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội mong các nhà khoa học sẽ là hạt nhân, tấm gương sáng lan tỏa niềm đam mê, say mê khoa học công nghệ để đóng góp cho đất nước. Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để nâng cao chất lượng soạn thảo từng dự án luật./.
Theo Lê Tuyết/VOV
Nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án luật khác nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp cuối năm, chương trình nghị sự của kỳ họp này gồm nhiều nội dung quan trọng.
Theo đó, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020; đồng thời, xem xét, quyết định Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn giai đoạn 2021-2025.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án luật khác nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, góp phần bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; củng cố quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế của đất nước.
Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông.
Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, tạo khung pháp lý quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh biên giới; đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam-Vương quốc Campuchia...
Ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020.
Theo Thủ tướng, với sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, dự kiến chúng ta sẽ hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, là năm thứ hai liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra trong khi vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát tốt và các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố, mở rộng. Đời sống của nhân dân trên mọi miền đất nước đều chuyển biến rõ nét.
Tốc độ tăng GDP cả năm 2019 ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới.
Cùng với đó, năng suất lao động tăng 5,9%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 42,7%. Mô hình tăng trưởng chuyển dịch tích cực, giảm dần phụ thuộc vào khai khoáng và tăng tín dụng...
Tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, đất nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém, tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những yếu tố ngắn hạn và cũng có những vấn đề trung và dài hạn cần tập trung xử lý hiệu quả trong thời gian tới.
Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, Thủ tướng cho biết, mục tiêu tổng quát cho năm 2020 gồm:
Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi.
Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Cùng với việc củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, Việt Nam thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Thủ tướng nêu dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020, về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%.
Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%.
Cũng trong phiên làm việc buổi sáng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đọc Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới Quốc hội. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Chiều 21/10, Quốc hội làm việc ở hội trường nghe Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 và Báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, mặc dù ước thu ngân sách nhà nước năm 2019 là năm thứ tư vượt dự toán, nhưng còn chưa chắc chắn. Thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán; số thu ngân sách nhà nước thực chất từ nội lực nền kinh tế tăng còn thấp.
Nhiều địa phương ước thu thấp không đạt dự toán Chính phủ giao và Hội đồng Nhân dân giao. Chính phủ cần lưu ý có biện pháp quyết liệt để thực hiện các vấn đề này trong công tác thu ngân sách nhà nước từ nay đến cuối năm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 20,2% GDP, chưa đạt yêu cầu do Quốc hội đề ra là 21% GDP. Thu từ 3 khu vực doanh nghiệp đều không đạt dự toán.
Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp mới để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước, góp phần bảo đảm thu ngân sách nhà nước ngày càng vững chắc hơn từ các khu vực kinh tế.
Về chi ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chú trọng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... nhưng về cơ bản, những tồn tại trong chi thường xuyên đã được Quốc hội đề cập trong những năm gần đây vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Cụ thể, tại một số địa phương, tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm chậm. "Vẫn có tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định của pháp luật; nhiều lễ hội, hội nghị, kỷ niệm ngày thành lập, tái thành lập, các lễ khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách, chưa thực sự tiết kiệm," Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải chỉ rõ.
Đáng chú ý, vốn đầu tư phát triển tiếp tục giải ngân rất chậm. Tỷ lệ giải ngân đến nay mới chỉ đạt 49,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Khả năng giải ngân hết nguồn vốn trong năm 2019 là khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn tập trung vào các yếu tố như chuẩn bị dự án đầu tư, giao dự toán chậm, giải phóng mặt bằng khó khăn...
Các vấn đề này đã kéo dài nhiều năm nhưng biện pháp khắc phục chưa thật sự quyết liệt, khiến hiệu quả đạt thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về cơ chế, chính sách, đề nghị Chính phủ chú trọng đến khâu tổ chức thực hiện quy định pháp luật về tài chính ngân sách, trong đó có Luật Đầu tư công.
Cũng trong phiên làm việc chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015; Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước và Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn./.
Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam )
Ngày làm việc đầu tiên sôi động và hiệu quả của kì họp thứ tám Quốc hội khóa XIV Sáng 21-10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Sáng 21-10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Quốc hội đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV....