Chủ tịch Quốc hội: Đừng bị kích động khiến yêu nước thành phá hoại đất nước
“Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước của nhân dân, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động gây rối để từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Sáng 19/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ có buổi tiếp xúc cử tri tại Quân khu 9.
Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt là để góp phần phát triển kinh tế
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Xuân – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã thông báo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Ông Xuân cho biết, kỳ họp Quốc hội (QH) diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ từ QH tham luận sang QH tranh luận được dư luận và xã hội đánh giá cao.
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri ở QK 9 sáng 19/6
Các dự án luật được xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp này như Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; Luật an ninh mạng… được thảo luận, tranh luận thẳng thắn, có trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết, thể hiện chính kiến rõ ràng và quyết định phù hợp trên cơ sở nghiêm túc nghiên cứu tài liệu, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân.
Kết quả kỳ họp cho thấy hoạt động của QH ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân được cử tri cả nước quan tâm, theo dõi sát sao, kịp thời, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, xây dựng vào các nội dung QH xem xét, thảo luận.
Tại hội nghị, nói về dự thảo Luật đơn vị hành chính- Kinh tế đặc biệt, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, thời gian qua tình hình đất nước chỗ này, chỗ khác xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, thậm chí hệ thống chính quyền có những nơi bị động và lúng túng trong xử lý. Tuy nhiên địa bàn quân khu 9, Cần Thơ cơ bản tốt, trật tự an ninh xã hội được đảm bảo.
“Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước của nhân dân, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối để từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân”, bà Ngân nói.
Cử tri nêu câu hỏi với Chủ tịch Quốc hội
“Tôi nói rõ luật này nhằm xây dựng một định hướng góp phần hoàn thiện kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Đặc khu là để góp phần phát triển kinh tế tạo vùng động lực để xây dựng đất nước. Nếu xây dựng đặc khu mà ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền quốc gia thì chúng ta không làm. Chúng ta không thể đơn giản đề ra luật, hình thành một đơn vị đặc khu mà làm cho đất nước khó khăn”, bà Ngân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, những kẻ phá hoại gây rối vừa rồi là những người không yêu nước nhưng vỗ ngực tự xưng mình là người yêu nước. “Biết bao nhiêu thế hệ chiến sĩ đồng bào đã ngã xuống vì mảnh đất này, chúng ta không đơn giản mà làm cho thiệt hại quyền lợi của đất nước. Tôi nói lần này tiếp cử tri là tiếp xúc với các đồng chí tinh túy, nòng cốt tinh túy của lực lượng vũ trang để mỗi người là 1 tuyên truyền viên, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước”.
Người đứng đầu QH cũng khẳng định: “Trong quá trình làm dự án luật này, QH rất lắng nghe ý kiến của nhân dân. Nhiều cử tri tâm huyết gửi thư cho QH và góp ý. Chúng tôi tiếp thu tối đa ý kiến của nhân dân, dời lại một kỳ nữa để nghe ý kiến để ra luật cho bảo đảm”.
Luật an ninh mạng không điều chỉnh quyền tự do ngôn luận
Nói về luật an ninh mạng, tại buổi tiếp xúc cử tri, chủ tịch QH cũng cho biết: Luật an ninh mạng không cấm người dân vào mạng nhưng không được dùng công cụ này phá hoại an ninh Quốc gia và xúc phạm danh dự nhân phẩm của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Internet chúng ta được dùng thoải mái, thế giới dùng cái gì ta dùng cái đó.
Chủ tịch Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử ở quân khu 9, sáng nay (19/6)
“Việt Nam được tự do tiếp cận internet, chúng ta có 90 triệu dân thôi nhưng 65 triệu tài khoản facebook . Nhiều người lên đó đặt điều nói xấu, vu khống nhau, chúng ta có chấp nhận được một xã hội như thế không? Chúng ta phải có luật này, bởi vì việc phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành bộ phận cấu thành không thể thiếu, nó đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mạng mang tính đột phá, phục vụ cho chúng ta lợi ích trong đời sống rất nhiều, nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng. Hiện đã có hơn 80 quốc gia vùng lãnh thổ có những văn bản luật, dưới luật để phòng và chống lại nguy cơ đe dọa tới an ninh quốc gia từ không gian mạng. Đồng thời, người ta thành lập những lực lượng chuyên trách về an ninh mạng”, bà Ngân cho biết.
Chủ tịch QH cũng nhắc lại lời của một giáo sư, nhà khoa học: “Không gian mạng cũng chính là lĩnh vực chủ quyền của bất cứ Quốc gia nào. Nó không khác gì chủ quyền lãnh thổ hay chủ quyền không phận, chủ quyền lãnh hải, hay nói cách khác đây là không gian nơi diễn ra hành động thù địch không kém phần nguy hiểm so với các hành động thật. Bất cứ Quốc gia nào cũng không thể xem thường vấn đề này”.
5 tháng đầu năm của năm 2018 chúng ta ghi nhận hơn 3000 sự cố máy tính, sự cố tấn công mạng Việt Nam. Chúng ta bị xếp vào vị trí 10 quốc gia có nhiều nguy cơ mất an ninh mạng. Trong bối cảnh như thế chúng ta xây dựng luật an ninh mạng là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết để phòng ngừa, sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng của chúng ta, để bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Chủ tịch QH cũng khẳng định: “Quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến trên không gian mạng không bị điều chỉnh bởi luật này”.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Bỏ yêu cầu Facebook, Google... đặt máy chủ tại Việt Nam
Chiều 10/1, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề khác nhau của dự án Luật An ninh mạng. Xung quanh nội dung gây tranh cãi về quản lý với các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam, dự thảo luật đã được lược bỏ quy định "đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam".
Lược bỏ quy định đặt máy chủ tại Việt Nam
Báo cáo về những vấn đề còn ý kiến khác nhau sau lần đầu thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vị đại biểu cho rằng, các lý do cần xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng của Chính phủ chưa thuyết phục, bởi về cơ bản đã được điều chỉnh tại Luật An ninh quốc gia và Luật An toàn thông tin mạng. Một số ý kiến không tán thành ban hành luật và đề nghị sửa đổi hai luật nói trên hoặc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành hai luật này.
Dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra dự án luật - UB Quốc phòng và an ninh - nhấn mạnh, không gian mạng là môi trường đặc thù (phi truyền thống), có những yêu cầu, nội dung riêng về công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Vậy nên việc sửa đổi, bổ sung Luật An ninh quốc gia không thể quy định chi tiết, cụ thể đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, hoạt động bảo vệ an ninh mạng có liên quan đến quyền con người, quyền công dân, nên không thể ban hành văn bản dưới luật để điều chỉnh về an ninh mạng.
Còn đối với Luật An toàn thông tin mạng chủ yếu tập trung điều chỉnh vấn đề bảo vệ an toàn thông tin mạng, tuy có một số quy định liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhưng chưa quy định đầy đủ, cụ thể các hoạt động liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Vì vậy, Thường trực UB tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật An minh mạng.
Báo cáo của cơ quan thẩm tra cũng đề cập nội dung gây tranh cãi cả trong và ngoài nghị trường, về quản lý an ninh mạng đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam (khoản 4 điều 34 dự luật trình Quốc hội).
Cơ quan thẩm tra cho biết, một số ý kiến không nhất trí với quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và đề nghị nghiên cứu phương pháp quản lý khác cho phù hợp.
Thường trực UB cho rằng, việc bắt buộc một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam là cần thiết.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được lược bỏ quy định "đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam" và chỉnh lý khoản 4 điều 34 tại khoản 4 điều 27 dự thảo mới nhất.
Quy định đặt máy chủ chưa thành tiền lệ quốc tế
Bộ trưởng Công an Tô Lâm báo cáo tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội
Sau khi chỉnh lý, dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải: đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có từ 10.000 người Việt Nam sử dụng trở lên hoặc khi có yêu cầu của Chính phủ; lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam và các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam; thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân; cung cấp dữ liệu người sử dụng Việt Nam và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phạm an ninh mạng
Tuy nhiên, đây là nội dung nhạy cảm, có liên quan đến quốc phòng an ninh, kinh tế - xã hội và ý kiến của một số đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định trong luật này. Do đó, Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.
Theo tướng Võ Trọng Việt, hai vấn đề còn tranh cãi nhất của luật này chính là khoản 4 điều 27 và việc tiền kiểm hay hậu kiểm đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hiện nay, đã có 14 nước, trong đó có cả Mỹ đặt máy chủ ở Việt Nam và 40% doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, internet đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng không khai báo vì liên quan đến vấn đề thuế.
Đại diện cơ quan soạn thảo - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lý giải, hiện dư luận trong nước cũng như quốc tế quan tâm nhiều đến việc tại sao phải đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng bản chất của việc này không phải là máy chủ, mà dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng khác tạo ra trong quá trình sử dụng ở Việt Nam thì phải để ở Việt Nam.
"Đây là tài sản của Việt Nam, tài nguyên của Việt Nam, do chúng ta tạo ra, liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia thì chúng ta phải được quản lý" - Thượng tướng Tô Lâm nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, việc đặt máy chủ do chưa trở thành tiền lệ trên thế giới nên còn tranh cãi giữa một số nước, nhưng nếu Việt Nam quyết tâm thì vẫn có thể có cách quy định cho phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều ý kiến khác bày tỏ lo ngại về khả năng vi phạm điều ước quốc tế, khi tháng 8 vừa qua, đại sứ Mỹ, Canada, Úc và trưởng phái đoàn EU, các đại sứ của cộng đồng EU đã có thư gửi Chủ tịch Quốc hội bày tỏ "ủng hộ nhiều nội dung của dự luật để bảo đảm một nền an ninh quốc gia không bị đe dọa", tuy nhiên, "có một số nội dung e rằng vi phạm cam kết quốc tế", đặc biệt là điều khoản yêu cầu đặt máy chủ ở Việt Nam.
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và quy định các điều khoản mang tính khả thi cao, đặc biệt liên quan đến điều ước quốc tế, tránh những phản ứng không đáng có xảy ra. Khoản 4 điều 27 cần được tiếp tục chỉnh lý, xin ý kiến rộng rãi thêm, Phó chủ tịch lưu ý.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội nói về các dự án BOT Chiều 5/12 chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Cần Thơ có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri của thị trấn Phong Điền, TP Cần Thơ sau kỳ họp thứ 4, quốc hội khoá XIV. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi tiếp xúc cử tri thị trấn Phong Điền, TP...