Chủ tịch Quốc hội: ‘Điện nước đá nhau ở vỉa hè nếu thiếu quy hoạch chung’
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng quy hoạch mang tính cục bộ sẽ không xử lý được các tồn tại mang tính liên ngành trong xã hội.
Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến quy hoạch chiều 24.10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu, bất cập trong quy hoạch liên ngành là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nổi cộm trong xã hội vừa qua như ùn tắc giao thông, chống ngập…
Bà đưa dẫn chứng cụ thể, ngành xây dựng cho làm rất nhiều chung cư trong trung tâm đô thị, trong khi hạ tầng giao thông “chỉ có như vậy”. Hay như các đô thị lớn ở Hà Nội được quy hoạch, xây dựng từ thời Pháp đến nay không bị ngập, nhưng hiện nhiều khu đô thị mới vừa mưa đã ngập.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: QH
“Đây là những tồn tại thuộc về vấn đề liên ngành, bởi không một quy hoạch nào hay Bộ ngành cụ thể nào có thể giải quyết được hết các vấn đề trên”, bà Ngân nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm, ngành giao thông không thể giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc giao thông nếu không kết hợp, xử lý cùng ngành xây dựng. “Nếu như ông xây dựng, phát triển đô thị cho xây 5-7 cái chung cư cao tầng ở đó thì ùn tắc có phải do ông giao thông hay không?”, bà đặt câu hỏi và nhấn mạnh, tình trạng trên chỉ được giải quyết nếu việc lập quy hoạch được tiến hành theo phương pháp tích hợp đa ngành.
Dẫn ý kiến chuyên gia, bà Ngân nói, khi dự án Luật này đưa ra thì một số nhà quy hoạch “sợ mất quy hoạch tỉnh, vùng mình nên đấu tranh, muốn giữ lại quy hoạch chuyên ngành bên cạnh quy hoạch chung”. Tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần thiết xây dựng đạo luật trên để giải quyết bất cập chồng chéo các những quy hoạch lẻ tẻ trước đây.
Video đang HOT
“Đào đường, vỉa hè, điện, cấp thoát nước, cáp quang, điện thoại… cái này sẽ đá cái kia nếu không được tích hợp vào quy hoạch chung”, bà Ngân nói.
Đồng tình, ông Nguyễn Anh Trí – Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho rằng, dự án Luật phải đảm bảo yêu cầu về quản lý nhà nước, đồng bộ với hệ thống pháp luật. “Quy hoạch đừng trở thành cơ hội để phục vụ lợi ích nhóm”, ông nói.
Bày tỏ quan điểm về việc đã giao cho Chính phủ thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đất quốc phòng an ninh, song dự án Luật lại quy định một số điều không đảm bảo tính đồng bộ, đại biểu Ngô Thị Kim Yến đề nghị chưa xem xét sửa đổi các điều luật của Luật Đất đai tại dự án Luật này.
Thay vào đó, bà Yến kiến nghị dời nội dung trên sang kỳ họp sau để có thể nhận thêm góp ý của đại biểu Quốc hội và chuyên gia.
Đây là lần thứ 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến quy hoạch được Quốc hội cho ý kiến, trước khi thông qua vào cuối kỳ họp lần này.
Theo Anh Minh (VnExpress)
Quốc hội bỏ phiếu quyết định việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước
Sáng nay, 23/10, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước. Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố trong buổi chiều.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Theo chương trình nghị sự, từ 8h sáng nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước theo tờ trình Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân đã trình Quốc hội chiều qua. Cụ thể, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng giữ chức vụ Chủ tịch nước.
Các đại biểu Quốc hội có 30 phút cho việc thảo luận này. Mỗi đoàn đại biểu Quốc hội sau đó sẽ có biên bản phiên thảo luận gửi về UB Thường vụ Quốc hội.
Sau giờ nghỉ giữa buổi sáng, các đại biểu Quốc hội họp toàn thể tại hội trường, nghe UBThường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn đại biểu và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhân sự được giới thiệu.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử, thành lập Ban kiểm phiếu, nghe phổ biến thể lệ bỏ phiếu và tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bỏ phiếu kín bầu Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước
15h chiều, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Nếu đạt số phiếu tán thành quá bán trở lên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo đứng đầu nhà nước.
Tổng Bí thư sẽ thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp.
Cũng trong ngày 23/10, phần công tác nhân sự khác sẽ được tiến hành song song là thủ tục miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng TT-TT và phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự mới đảm nhiệm vị trí tư lệnh Bộ này.
Cụ thể, cuối giờ làm việc buổi sáng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.
Quốc hội cũng có phiên thảo luận ở đoàn về việc phê chuẩn miễn nhiệm này.
Cuối giờ làm việc buổi chiều, Quốc hội bỏ phiếu kín quyết định việc phê chuẩn miễn nhiệm ông Trương Minh Tuấn và công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm ngay sau đó.
Tiếp tục, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tờ trình về phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT. Quốc hội trở về làm việc tại đoàn, thảo luận về phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT.
P.Thảo
Theo Dantri
ĐBQH: Tin tưởng Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước với số phiếu cao nhất Đại biểu Nguyễn Anh Trí tin tưởng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước với số phiếu tán thành cao nhất. Sáng 23/10, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả được công bố trong chiều nay. Trả lời VTC News...