Chủ tịch Quốc hội: Covid-19 là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế giới
Phát biểu tại Hội nghị Các chủ tịch Quốc hội thế giới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đại dịch Covid-19 chính là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc phải quan tâm đến môi trường sống và sức khỏe con người.
Ông Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. ẢNH GIA HÂN
Sáng 7.9 theo giờ thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), Hội nghị Các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) đã được khai mạc với sự tham dự của hơn 100 đoàn các nước là thành viên và quan sát viên của IPU.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn đã tham dự.
Cùng nhau mới có thể chiến thắng
Phát biểu khai mạc, Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong chào mừng các chủ tịch quốc hội các nước đã đến dự Hội nghị Các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5.
Ông cho hay, lần đầu tiên lãnh đạo nghị viện thế giới có thể gặp nhau trực tiếp sau 2 năm “giãn cách” vì đại dịch, để cùng xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau.
Ông Martin Chungong cũng chỉ ra đại dịch Covid-19 cho thấy những thách thức toàn cầu chỉ có thể được giải quyết bởi những nỗ lực toàn cầu; sản xuất và phát triển vắc xin là hy vọng cho loài người vượt qua dịch bệnh… Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới hy vọng các nhà lãnh đạo Quốc hội có thể cùng nhau hợp tác để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương như là một giải pháp để đạt được hòa bình và phát triển bền vững.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duerte Pacheco nhấn mạnh thế giới đang phải sống chung với dịch bệnh. Trong 2 năm qua, đã có hơn 4 triệu người chết vì Covid-19; nghèo đói cũng như khoảng cách giàu nghèo gia tăng.
Ông cho rằng, vi rút SARS-CoV-2 cho bài học “chúng ta không thể chiến thắng 1 con vi rút dù rất nhỏ”, mà chỉ cùng nhau mới có thể chiến thắng, cùng nhau mới giải quyết được những vấn đề toàn cầu. Đồng thời khẳng định, việc lãnh đạo các Nghị viện có mặt tại Hội nghị lần này thể hiện sự sẵn sàng cùng nhau góp phần chiến thắng dịch bệnh.
“Chúng ta không chỉ nói những lời tốt đẹp, không chỉ gặp nhau cho vui mà chúng ta gặp nhau để hành động”, ông Duerte Pacheco.
Tại lễ khai mạc, các đại biểu đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ hơn 4 triệu người trên thế giới đã chết vì dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm qua.
Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Ngay sau lễ khai mạc, tại phiên thảo luận toàn thể, các đại biểu đã thảo luận chủ đề: “Để đạt được phát triển bền vững đòi hỏi tập trung hơn vào những lĩnh vực nào, hạnh phúc ấm no cho người dân, bảo vệ môi trường hay ưu tiên phát triển kinh tế?”.
Hội nghị Các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 diễn ra từ 6 – 8.9 tại Áo. ẢNH GIA HÂN
Phát biểu tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ chia sẻ quan điểm cho rằng phát triển bền vững cần chú trọng vào việc chăm lo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường hơn là chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
Ông Huệ nhấn mạnh thực tế rút ra rất nhiều bài học đắt giá về ô nhiễm môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và đại dịch Covid-19 chính là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc phải quan tâm đến môi trường sống và sức khỏe con người, đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế cộng đồng, luôn sẵn sàng để đối phó với các dịch bệnh khó lường trong tương lai.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia, Việt Nam luôn xác định không đánh đổi môi trường cũng như sức khỏe của người dân để lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mà luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển trong đó phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Việt Nam rất mong muốn hợp tác, chia sẻ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để bảo đảm ưu tiên cho sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Hội nghị Các chủ tịch quốc hội thế giới là diễn đàn nghị viện đa phương cấp cao nhất do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) phối hợp với Liên Hợp Quốc tổ chức. Hội nghị do Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Liên Hợp Quốc (UN) và Quốc hội Cộng hòa Liên bang Áo phối hợp tổ chức từ ngày 6 – 8.9.2021. Chủ đề tổng quát của hội nghị năm nay là: “Sự dẫn dắt nghị viện vì chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn nhằm đem lại hòa bình và phát triển bền vững cho người dân và trái đất”.
Chủ tịch Quốc hội: 'Làm việc ngày đêm' để sát cánh cùng CP chống dịch
Ông Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu cho Tổ công tác của Ủy ban TVQH là "làm việc không kể ngày đêm", tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh.
Chiều 30/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội liên quan tới công tác phòng, chống Covid-19.
Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 30 được thành lập vào ngày 27/8, do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Tổ trưởng và 6 thành viên khác là các chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Uỷ ban Xã hội là cơ quan Thường trực của Tổ công tác này.
Nhắc đến Nghị quyết số 30, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong đó có các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Nghị quyết 30 có các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Doãn Tấn.
Ngay sau khi Nghị quyết số 30 được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 268, cho phép Chính phủ thực hiện một số giải pháp cấp bách, được ban hành nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68, kịp thời triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Quán triệt tinh thần "đồng hành cùng Chính phủ", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tổ công tác làm tốt vai trò tham mưu để cụ thể hóa các nội dung kết luận cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước về phòng, chống Covid-19, Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Ông Huệ nhấn mạnh trọng tâm là các giải pháp huy động lực lượng, bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, chăm lo sức khoẻ, bảo vệ tính mạng cho nhân dân, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Chủ tịch Quốc hội đặt ra yêu cầu cho Tổ công tác là "làm việc không kể ngày đêm", tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh, kể cả chiến lược sản xuất vaccine trong nước, vận động, tìm kiếm, tiếp cận sớm nhất các nguồn vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư y tế từ bên ngoài.
Đồng thời, huy động các nguồn tài lực, vật lực của Nhà nước và xã hội được tính toán cẩn trọng cả về trước mắt và lâu dài, có tính bền vững, để đáp ứng cao nhất yêu cầu phòng, chống dịch, bảo đảm tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
Cùng với đó, phải bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, người dân các địa bàn trọng điểm khắc phục khó khăn và phục hồi phát triển.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Tổ công tác nêu cao tính chủ động kiến nghị, đề xuất với Chính phủ "từ sớm, từ xa", không chờ đợi. Nếu có vấn đề phức tạp, còn ý kiến khác nhau thì kịp thời xin ý kiến Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Quốc hội đã ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì càng phải thấy trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sử dụng các quyền này một cách hiệu quả nhất", ông Huệ nhấn mạnh
Theo cơ cấu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch vừa được kiện toàn, có 2 thành viên của Tổ công tác tham gia, đó là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định với vai trò là Phó ban Chỉ đạo và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường là ủy viên Ban Chỉ đạo.
"Nuôi" được 100 triệu dữ liệu dân cư sẽ hết cảnh phải tổng điều tra dân số Thị sát Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (tại Bộ Công an) với gần 100 triệu dữ liệu được "nuôi sống" hàng ngày, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dữ liệu đặc biệt quan trọng của đất nước. Chiều 27/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia...