Chủ tịch Quốc hội: “Có miếng sân nào chia sạch, cắt ô hết cả”
“Trong trường không đảm bảo tiêu chí, ngoài phố cũng thế. Vỉa hè có những chỗ chơi của trẻ cũng bịt mất rồi, làm chỗ thuê đỗ ô tô, xe máy, xe đạp hết rồi…”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ thực trạng trên khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luật về dự án “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
“Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu? Thời Pháp xây dựng quy hoạch góc phố nào trẻ em cũng có thể chơi được cả, giờ mình xây thì nào là cơi nới, rồi có miếng sân nào làm sạch, ra ngoài cũng chia sạch, cắt ô hết cả. Ngay cả khu mới cũng không có.
Trong trường thì không đảm bảo tiêu chí, ngoài phố cũng thế, chủ yếu là xây nhà. Vỉa hè có những chỗ chơi của trẻ cũng bịt mất rồi, làm chỗ thuê đỗ ô tô, xe máy, xe đạp hết rồi. Ngay ở nông thôn bây giờ cũng khó. Do đó sự chủ động từ phía Nhà nước quy định tiêu chuẩn cho xây dựng phải buộc phải làm thế nào, không làm như thế phải xử lý thì các cháu mới có chỗ chơi”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
Chủ tịch Quốc hội nói thẳng, chỗ chơi của trẻ ở vỉa hè cũng bị bịt để làm chỗ đỗ ô tô. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Cũng theo Chủ tịch Quốc, tính khả thi của luật hiện chưa cao, hô hào là chính, còn triển khai làm thực tế chưa nhiều, đồng thời yêu cầu bám sát Công ước Liên Hợp Quốc và Hiến pháp để xây dựng luật.
“Nói trẻ được quyền này quyền kia nhưng các cháu còn nhỏ thì biết gì. Luật phải viết thêm trách nhiệm và theo hướng gia đình, nhà trường, tổ chức, xã hội và nhà nước phải chủ động hơn. Với quyền này của trẻ em thì gia đình làm gì, nhà trường làm gì, xã hội đoàn thể phải làm gì, nhà nước làm gì”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Video đang HOT
Trước thực trạng trẻ em bị xâm hại nặng nề thời gian qua như hiếp dâm, bắt cóc, buôn bán, mại dâm, giết trẻ em… bạo lực cả ở nhà trẻ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: “Luật phải tập trung vào những vấn đề này vì luật quy định mối quan hệ, trách nhiệm và đi theo luật là xử lý trách nhiệm. Luật cứ kêu gọi thì không khả thi. Nhiều sự việc man rợ hơn, trước đây không thấy mà giờ như thế thì phải tập trung giải quyết trong luật này để sau khi có luật thì công tác trẻ em tiến bộ hơn. Phải đáp ứng mục tiêu ấy mới làm luật”.
Tại phiên thảo luận này, một số ý kiến tán thành nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 vì việc điều chỉnh độ tuổi này có căn cứ lý luận, thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Vấn đề này, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nêu: Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế cho thấy trẻ em trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 có quá trình thay đổi phức tạp cả về thể chất lẫn tâm sinh lý và chưa có sự phát triển đầy đủ, hoàn thiện về thể chất, trí tuệ và tinh thần nên cần có sự hướng dẫn, quan tâm, chăm sóc của gia đình, xã hội và Nhà nước.
Bởi vậy, Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp liên quan tới trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc về Luật Trẻ em của 66 quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho thấy, đa số các nước đều quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi và hiện chỉ còn 8 quốc gia quy định độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi (trong đó có Việt Nam, mặc dù pháp luật Việt Nam hiện vẫn quy định độ tuổi thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên).
Vì vậy, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi là cần thiết, vừa bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vừa tương thích với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về độ tuổi trưởng thành đầy đủ, phù hợp với các quy định về độ tuổi trong giáo dục phổ thông (là bậc học giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần, sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội).
Tuy nhiên, một số ý kiến khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này, cân nhắc để đảm bảo tính khả thi của quy định.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
"Góc phố, miếng sân nào cũng bị chia, lấy đâu chỗ chơi cho trẻ"
"Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu? Có miếng sân, góc phố nào cũng chia lô xây hết" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập chuyện thực tế khác biệt so với những quy định trong luật Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu quy hoạch xây dựng nhất thiết phải đảm bảo trẻ nhỏ có chỗ chơi.
Chiều 14/8, UB Thường vụ Quốc hội dành thời gian thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo luật này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu, luật ra đời phải đáp ứng mục tiêu khắc phục những vấn đề chưa tốt được đề cập trong báo cáo tổng kết.
Theo Chủ tịch Quốc hội, thực chất tính khả thi của luật chưa cao, rồi luật ống, luật chính sách, hô hào vậy thôi chứ còn triển khai làm được chưa nhiều. Từ tổng kết soát lại quy định cho chặt chẽ và nên bám lấy Công ước Liên Hợp Quốc và Hiến pháp.
"Nói trẻ được quyền này quyền kia nhưng các cháu còn nhỏ đâu biết gì. Luật phải viết thêm về trách nhiệm theo hướng gia đình, nhà trường, tổ chức, xã hội và nhà nước phải chủ động hơn để đảm bảo quyền của trẻ em. Cụ thể, với các quyền được xác nhận, gia đình làm gì, nhà trường làm gì, xã hội đoàn thể phải làm gì, Nhà nước làm gì để đảm bảo thực hiện", Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước từ làm luật đến thanh kiểm tra và xử lý vi phạm, Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế: "Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu? Thời Pháp, chính quyền xây dựng quy hoạch mà góc phố nào trẻ em cũng có thể chơi được cả, giờ mình xây thì nào là cơi nới, rồi có miếng sân nào làm sạch, ra ngoài cũng chia sạch, cắt ô hết cả".
Ngay cả khu mới xây dựng cũng không có đủ không gian vận động, vui chơi cho trẻ nhỏ. Trong trường thì không đảm bảo tiêu chí, ngoài phố cũng thế, đất chủ yếu là để xây nhà. Vỉa hè có những chỗ chơi của trẻ cũng bịt mất rồi, làm chỗ đỗ, trông ô tô, xe máy hết rồi. Ngay ở nông thôn, chỗ chơi cho trẻ cũng khó, đừng nói đến phố thị.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sự chủ động từ phía Nhà nước là quy định tiêu chuẩn cho xây dựng thì phải buộc làm thế nào, phải xử lý thì các trẻ nhỏ mới có chỗ chơi.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng qua thông tin báo chí phản ánh thì việc xâm hại trẻ con nặng nề quá. Nào là từ gây áp lực với trẻ em, xâm hại trẻ em, hiếp dâm, bắt cóc, buôn bán, mại dâm, giết trẻ em... rất man rợ, dã man. Từ nhà trẻ đến nhà trường cũng đều xảy ra bạo lực. Những sự việc này rất bức xúc nhưng báo cáo đánh giá tác động khi xây dựng luật, phần tổng kết chưa thấy so sánh, nhận định tình hình chăm sóc, bảo vệ trẻ tiến bộ vừa qua tốt hơn hay tệ hơn so với trước kia.
"Luật phải tập trung vào những vấn đề này vì luật quy định mối quan hệ, trách nhiệm và đi theo luật là xử lý trách nhiệm. Luật cứ kêu gọi thì không khả thi. Nhiều sự việc man rợ hơn, trước đây không thấy mà giờ như thế thì phải tập trung giải quyết trong luật này để sau khi có luật thì công tác trẻ em tiến bộ hơn. Đáp ứng mục tiêu ấy mới làm luật", Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Còn theo Chủ nhiệm UB các vấn đề của Quốc hội Trương Thị Mai, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói trẻ em có quyền được bảo vệ và đừng can thiệp vào đời tư, vào gia đình, thư tín của các em. Điều này rất quan trọng, chống lại những điều nói xấu và vu cáo trẻ em.
"Thực tế đã có trường hợp đưa thông tin về trẻ em, mà có cháu đã phải viết lại trên facebook xin các bác đừng can thiệp vào cuộc sống của mình, tức là trẻ bị sức ép, bị sốc đến mức độ phải viết xin trên facebook. Sao mình không nghiên cứu điều luật chống lại nói xấu, vu cáo để bảo vệ trẻ em?", bà Trương Thị Mai đặt vấn đề.
P.Thảo
Theo Dantri
Trưng cầu ý dân những vấn đề Quốc hội không dám tự quyết Trả lời cho câu hỏi có "vùng hạn chế" cho những nội dung đưa ra trưng cầu ý dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu nguyên tắc, với những vấn đề Quốc hội thấy cần phải thận trọng, không dám tự quyết định mới xin ý kiến nhân dân. Ngày 11/8, UB Thường vụ Quốc hội thảo luận về những vấn...