Chủ tịch Quốc hội: Chống dịch COVID-19, bộ máy thay đổi phương thức làm việc
‘Ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh làm việc, họp trực tuyến, hạn chế tụ tập đông người’ – bà Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý các cơ quan Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – Ảnh: LÊ KIÊN
Sáng 25-3, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu phải tăng cường kỷ luật kỷ cương trong bộ máy nhà nước, đảm bảo cho công việc trôi chảy, không vì dịch bệnh mà trì trệ.
“Tất cả công việc phải tiến hành trôi chảy theo kế hoạch, có điều chỉnh nhưng thay đổi phương thức làm việc. Do đó Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quán triệt tinh thần này để tổ chức công viêc. Đừng nghĩ tới tháng 5 có họp được hay không mà phải nghĩ tháng 5 họp được. Những công việc từ đây tới tháng 5 vẫn thực hiện theo kế hoạch đề ra” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bà Ngân cũng lưu ý bên cạnh công tác phòng chống dịch thì cần có giải pháp ổn định kinh tế – xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công, giải quyết vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo đời sống cho dân.
Bà nói rằng trong khó khăn, chính lúc này chúng ta cần sự đồng lòng, đoàn kết toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
“Tôi đề nghị các cơ quan Quốc hội theo dõi nắm tình hình, phối hợp cơ quan Chính phủ. Việc điều chỉnh chương trình giám sát, kiểm toán chúng ta đã thực hiện rất kịp thời. Các ủy ban họp trực tuyến chứ không cần mời tất cả vài chục người về” – Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo.
Riêng bộ phận tiếp xúc giải quyết đơn thư của dân, bà yêu cầu tiếp tục làm việc, không vì bất cứ lý do gì mà để đình trệ, để bức xúc của dân không được giải quyết kịp thời. Thông tin, đơn thư gửi tới phải kịp thời xử lý theo đúng quy định chuyển đơn, thông báo trả lời, giải quyết theo thẩm quyền, không để ách tắc.
LÊ KIÊN
Diễn đàn Bình tĩnh trước dịch bệnh: Nơi nào bình yên, nơi đó là nhà!
Dù về hay ở lại thì mỗi người trẻ có sự lựa chọn riêng. Tôi luôn dặn và các con cháu tôi đều đồng ý rằng về hay ở lại, dù ở đâu thì mỗi chúng ta luôn phải hành động có trách nhiệm với cộng đồng.
Chiến sĩ trẻ phục vụ cơm nước cho người bị cách ly - Ảnh: Nguyễn Huy Khâm
Cách đây hơn tuần, nửa đêm, người cháu đang làm giáo sư tại một nước Bắc Âu nhắn: "Cậu ơi con phải về thôi"... Sau khi cháu đưa ra nhiều thông tin, nhận định và các phân tích mà toàn những vấn đề được lập luận rất có lý, tôi trả lời là cậu ủng hộ con.
Đứa cháu ruột khác đang ở một thành phố Bắc Mỹ thì bình thản. Sau một hồi tôi hỏi han, cháu trả lời là con lớn rồi, con đủ nhận thức để biết phải làm gì và chịu trách nhiệm về tất cả. Con tự lo được và vẫn học tập, làm việc bình thường. Dù lo lắng nhưng tôi vẫn nói là cậu ủng hộ con.
Dù về hay ở lại thì mỗi người trẻ có sự lựa chọn riêng. Tôi luôn dặn và các con cháu tôi đều đồng ý rằng về hay ở lại, dù ở đâu thì mỗi chúng ta luôn phải hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội và những nhà lãnh đạo các quốc gia dù ban hành những quyết sách khác nhau vẫn có chung một mục đích là bảo vệ người dân. Việt Nam chúng ta cũng vậy.
Tôi có người thân và bạn bè đang sống và làm việc ở nước ngoài. Trước khi các chuyến bay đi và đến Việt Nam bị tạm hủy thì một cô em đã từ Việt Nam bay đi Toronto, nơi đó em có gia đình, có chồng và những thiên thần yêu quý đang trông chờ.
Việt Nam công bố bệnh nhân thứ 123 nhiễm virus corona một cô gái ở Bến Tre
Ở lại nước ngoài hay quay về Việt Nam trong biến động do dịch Covid-19 là lựa chọn mang tính cá nhân. Bản năng sinh tồn của con người là tìm kiếm sự an toàn. Nơi an toàn nhất vẫn là "nhà mình".
Vào đầu những năm 1980, gia đình tôi có sự thay đổi chỗ ở. Vì lý do công việc, cha mẹ tôi chuyển tới ngôi nhà mới, gần nơi mẹ làm việc. Tôi vẫn ở lại nhà cũ với ông nội. Anh chị tôi thì đã chuyển tới thành phố khác để học tập.
Đêm xuống, tôi có cảm giác nhớ nhà vô cùng. Sự trống vắng làm cho đứa trẻ không ngủ được và cứ thao thức cả đêm với cảm giác nhớ nhà. Nhưng rõ ràng, tôi đang ở tại chính nhà mình. Mỗi khi mẹ quay về nhà hoặc tôi đến ngủ cùng nhà kia với cha mẹ thì tôi ngủ ngon. Cảm giác nhớ nhà đó là nhớ cha, nhớ mẹ. Lớn lên, có gia đình riêng; nhớ nhà không còn là nhớ ngôi nhà mình mà là nhớ những thành viên trong gia đình.
Thông tin bệnh nhân thứ 122 nhiễm Covid-19: Nữ nhân viên quán rượu trở về từ Thái Lan
Bạn bè, người thân của tôi sống ở nước ngoài; nhiều người có quy chế thường trú nhân hoặc quy chế công dân ở quốc gia sở tại. Họ coi đó là nhà. Nơi đó là quê hương mới. Họ chung tay cùng cộng đồng địa phương để chống chọi với dịch bệnh. Nơi đó họ có gia đình, có những người thân yêu.
Nơi đó họ có tình yêu và bình yên ở đó là bình yên thật sự. Họ có các cơ chế bảo vệ an toàn bởi các quy định của luật pháp và cả bởi lương tâm xã hội. Dù bạn có vĩnh cư hay tạm cư, bạn vẫn được bảo vệ. Ở Việt Nam cũng vậy. Công dân Việt Nam được chữa trị và người ngoại quốc cũng được an toàn. Theo nỗi lo dịch bệnh, dòng người chạy ngược và có cả chạy xuôi. Có người về và có người vẫn đi. Đi cũng là về nhà.
Đại dịch Covid-19 khiến mọi người trở về nhà. Trẻ em không đi học sẽ ở nhà. Người lớn không đi công tác sẽ ở nhà. Con người có dịp về sống thật với mình trong vòng tay chia sẻ, yêu thương nhau. Quan trọng nhất là trở về căn nhà tâm hồn mình, tìm lại chính mình. Vì những công việc thế gian, con người phải ra khỏi mình nhiều. Đôi khi đánh mất chính mình hoặc tha hóa. Đây cũng là lúc chúng ta nhìn nhận lại mình, sống chậm lại và bình tĩnh.
Ý đã có 'viêm phổi lạ' từ tháng 11, trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán?
Một cụ già ở Quảng Ninh đã nhường máy thở để giúp bệnh nhân nhiễm virus. Trong dòng người tiếp tế cho bà con ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) suốt thời gian xã bị cách ly, hằng ngày cha xứ Phanxico kéo xe chuyên chở thực phẩm, nhu yếu phẩm cho cả lương dân và giáo dân. Rất nhiều câu chuyện tương thân, tương trợ còn được kể ở nhiều nơi khác.
Trong cơn đại dịch, không ít sự ích kỷ bộc lộ nhưng cũng là lúc yêu thương lan tỏa. Ở Ý, người dân ra ban công cùng hát động viên nhau. Ở Tây Ban Nha, cư dân ùa ra ban công vỗ tay để cảm ơn các nhân viên y tế.
Ở phố Cầu Giấy (Hà Nội), một chàng trai đem các thùng nước của nhà mình ra cho những nhân viên công lực đang túc trực canh gác tại một điểm cách ly. Ở Trường Quân sự Lạng Sơn, những chiến sĩ hằng ngày tận tụy lo cơm nước phục vụ người đang bị cách ly. Hình ảnh đó cũng có ở nhiều nơi khác trong cả nước...
Người được cách ly được miễn phí hoàn toàn đúng hay sai
Trong thời đại dịch hãy biết nghĩ đến các y, bác sĩ đang xả thân phục vụ, bất chấp hiểm nguy. Hãy biết nghĩ đến các lực lượng phòng chống dịch. Hãy biết nghĩ đến những nhà hoạch định chiến lược phòng dịch đang ngày đêm mất ăn mất ngủ; nghĩ đến những người đang bình an hy vọng trong khu cách ly. Covid-19 cho ta biết những thời khắc đáng nhớ này nhưng cũng cho ta cảm nhận tình yêu chân thật giữa con người với con người.
Nơi nào bình yên, nơi đó là nhà.
Hãy về nhà, đó là nơi an toàn.
Giữa hạn mặn, ông Dũng "lò vôi" hỗ trợ máy lọc nước giúp dân Bến Tre Ngày 22/3, ông Huỳnh Uy Dũng (tên thân mật Dũng "lò vôi") - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam (Bình Dương, cùng vợ là CEO Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc điều hành công ty và lương y Võ Hoàng Yên đã có cuộc gặp gỡ với ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...