Chủ tịch Quốc hội: Cao tốc Trung Lương-Cần Thơ đã có kế hoạch đầu tư
Sau phản ánh của các cử tri TP.Cần Thơ về việc đi lại và vận chuyển hàng hóa từ TP.Cần Thơ về TP.HCM và ngược lại mất nhiều thời gian, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, bà con hãy yên tâm vì đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ đã có kế hoạch đầu tư.
Chiều nay (28.6), Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị TP.Cần Thơ do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến của cử tri phản ánh về các vấn đề liên quan đến đầu tư cho ĐBSCL, tiến độ xây dựng đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ, các vấn đề chính sách, trợ cấp cho cán bộ cơ sở…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời ý kiến cử tri
Cử tri Nguyễn Thành Nhôm phản ánh, cách đây vài năm, dự án đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ được nhắc đến nhưng đến nay cử tri vẫn chưa thấy thông báo rõ là thi công đến đâu rồi.
“Chúng tôi muốn biết đến bao giờ đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ hoàn thành để việc đi lại của người dân được dễ dàng hơn. Bởi hiện nay, chỉ với đường Quốc lộ 1A từ TP.HCM về Cần Thơ khiến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân gặp nhiều khó khăn” – ông Nhôm thông tin.
Ghi nhận các ý kiến cư tri phản ánh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Trong mọi giai đoạn, Đảng, Nhà nước luôn chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân. Đồng thời Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội đang đẩy mạnh giám sát việc phân bổ ngân sách hợp lý cho từng vùng.
Video đang HOT
Riêng với tuyến đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại kỳ họp trước, khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều đại biểu đã đặt vấn đề này và đã có tranh luận.
Hiện tuyến đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ đã nằm trong kế hoạch đầu tư trong vài năm tới của Chính phủ. Tuy nhiên, dự án đang đợi nguồn vốn để triển khai thực hiện.
“Đi đường bộ từ TP.HCM về Cần Thơ mất ba tiếng khi có xe công an dẫn đường, nếu có đường cao tốc thì chỉ mất tiếng rưỡi. Bà con yên tâm là dự án này đã nằm trong kế hoạch đầu tư, còn nguồn vốn để cho Quốc hội và Chính phủ lo” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đại biểu đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn quận Ninh Kiều. Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp xúc cử tri tại xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ).
Theo Danviet
Chỉ có Trung Quốc thu mua, trồng nhiều lúa nếp dễ "chết"
Trước tình trạng nông dân một số nơi vùng ĐBSCLđang đẩy mạnh xuống giống lúa nếp, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích trồng nếp để tránh tình trạng "cung vượt cầu". Thực tế là so với cùng kỳ năm 2016, giá nếp hiện đã giảm đáng kể.
Diện tích, sản lượng tăng ồ ạt
Do nhu cầu tiêu thụ nếp cao, giá tăng liên tục nên thời gian qua, nhiều người dân ở ĐBSCL đã chuyển từ trồng lúa thường sang trồng lúa nếp, khiến diện tích nếp tăng lên đột biến. Các địa phương có diện tích trồng nếp tăng cao là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang...
Nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang bị đổ ngã khi thu hoạch.Ảnh: H.X
Ông Từ Bá Đạt - Tổ trưởng Tổ hợp tác nông nghiệp Thạnh Mỹ Tây (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết, người dân trong tổ đang sản xuất khoảng 20ha nếp, còn toàn xã thì có khoảng 100ha. Ông Đạt cũng thừa nhận, nông dân ở địa phương chủ yếu trồng nếp theo phong trào chứ chưa tính đến yếu tố "cung - cầu", việc sản xuất cũng theo tập quán là chính.
Còn ở huyện Phú Tân (thuộc tỉnh An Giang), sau nhiều năm phát triển, lúa nếp đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện, với tổng diện tích khoảng 20.000ha.
Liên quan đến diện tích, sản lượng xuất khẩu lúa nếp tăng mà ông Huỳnh Thế Năng thông tin, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị các địa phương lưu ý, không nên lơ là. "Trước thông tin VFA nói về lúa nếp, các địa phương nên có rà soát, thống kê cụ thể, không nên cho phát triển ồ ạt dẫn tới khó kiểm soát. Chúng ta không nên phát triển sản phẩm khi quá phụ thuộc vào một vài thị trường vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro" - Thứ trưởng nói.
Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, hiện nay tỉnh này có khoảng 11.000ha trồng nếp, tập trung ở các huyện Giang Thành và Kiên Lương. "Những năm trước, diện tích trồng nếp của tỉnh rất ít nhưng vài năm trở lại đây đã tăng lên nhanh chóng. Vụ đông xuân vừa rồi, diện tích nếp đã tăng đến 11.000ha, còn vụ hè thu này, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng con số có thể tương đương vụ đông xuân" - ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang nói.
Ông Nhựt phân tích: "Sở dĩ diện tích trồng nếp tăng là do có thị trường tiêu thụ, nhất là phía Trung Quốc. Có thời điểm, giá lúa nếp tăng cao hơn giá lúa thường khoảng 1,2 lần".
Còn ở huyện Tân Hồng (tỉnh Đồng Tháp), vụ hè thu này, toàn huyện đã xuống giống trên 20.000ha lúa thường và lúa nếp, trong đó diện tích lúa nếp chiếm khoảng 50%. Tương tự, theo ông Phan Công Chính - Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Bình (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), vài năm trước đây trong xã chỉ có khoảng 30% hộ nông dân trồng nếp, song đến nay diện tích trồng nếp đã chiếm trên 95%.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng nếp xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng lên "chóng mặt". Cụ thể, năm 2015, sản lượng nếp xuất khẩu đạt khoảng 500.000 tấn nhưng đến năm 2016, sản lượng tăng lên khoảng 1 triệu tấn. Dự kiến, cả năm 2017, diện tích gieo trồng nếp có thể lên đến 356.000ha và sản lượng xuất khẩu khoảng 1,2-1,3 triệu tấn (tăng 20-30% so với năm 2016).
Cảnh báo nhiều rủi ro
Theo ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng, rất ít diện tích nếp có hợp đồng liên kết bao tiêu với công ty. "Phần lớn là bán qua tay thương lái" - ông Hồ Văn Lý - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Hồng thông tin.
Ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang thì cho rằng trồng nếp hiện nay có thể sẽ gặp nhiều rủi ro, do dựa vào thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc, hơn nữa cây nếp thường dễ dàng bị côn trùng và dịch bệnh tấn công hơn so với cây lúa thường. Vì vậy, vùng nào không có doanh nghiệp bao tiêu nếp, người dân không nên sản xuất, tránh tình trạng dư thừa.
Theo báo cáo sơ kết sản xuất lúa hè thu năm 2017 vùng Nam Bộ của Cục Trồng trọt, cơ cấu giống lúa vẫn tuân thủ theo khuyến cáo, riêng nhóm nếp có tăng hơn cùng kỳ. Nhiều người dân trồng nếp ở ĐBSCL chia sẻ, họ rất cần cơ quan chức năng và chính quyền địa phương quy hoạch cụ thể vùng nào được trồng nếp, vùng nào không được trồng. "Chúng tôi cần có những cảnh báo về sản lượng, khả năng tiêu thụ, sản xuất bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là sẽ dư thừa..." - ông Từ Bá Đạt chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên NTNN bên lề Hội nghị "Sơ kết sản xuất vụ hè thu và triển khai vụ thu đông, vụ mùa vùng Nam Bộ năm 2017" vừa được Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.Cần Thơ, ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá nếp hiện đã giảm so với trước đây. Vì vậy, người dân trồng nếp phải lưu ý, hết sức cẩn trọng khi trồng loại lúa này. n
Còn theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, hiện nay giá nếp được thương lái thu mua tại ruộng với giá dưới 5.000 đồng/kg, giảm gần 1.000 đồng/kg so với cùng kì năm 2016. Trong khi đó, giá các giống lúa thường vẫn tăng (từ 5.200 đồng/kg trở lên) và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo Danviet
Chủ tịch Quốc hội: Làm dự án phải đặt lợi ích của dân lên đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, khi làm dự án, TP.Cần Thơ phải đặt lợi ích và quyền lợi của người dân lên trước hết và làm đúng luật. Ngày 27.6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Hưng Phú (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ). Buổi tiếp xúc có...