Chủ tịch Quốc hội: Biểu quyết về Hiến pháp trên tinh thần dân làm chủ
“Chúng tôi hiểu rằng một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân và ngay một số ĐBQH cũng còn ý kiến khác về Hiến pháp sửa đổi. Nhưng chúng ta đã thể hiện được nguyện vọng của đa số với tinh thần làm chủ của nhân dân”- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.
Phát biểu trước phiên biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, hôm nay, ngày 28/11, Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể trực tuyến với đồng bào cử tri cả nước để xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi. Đây là một sự kiện đánh dấu thời kỳ mới trong đổi mới, đưa đất nước hội nhập và phát triển. Bản Hiến pháp lần này là kết quả của một quá trình làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đồng bào cử tri cả nước, các đơn vị, ngành, cấp với sự tham gia của hệ thống chính trị. Hiến pháp với tinh thần đổi mới đã thể hiện được ý Đảng lòng dân.
Chủ tịch Quốc hội: “Bản Hiến háp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân” (Ảnh: Việt Hưng)
Báo cáo cử tri và đồng bào cả nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, mỗi ĐBQH đã làm việc hết sức mình, thảo luận nhiều phiên, 3 kỳ họp với tinh thần tiếp thu, thấu hiểu, tận tụy chắt lọc tinh hoa ý kiến của toàn dân để tạo ra bản Hiến pháp thông qua lần này.
“Chúng tôi cũng hiểu rằng một bộ phận, một số người trong các tầng lớp nhân dân và ngay một số ĐBQH cũng còn ý kiến khác. Tuy nhiên tuyệt đại nhân dân và Quốc hội có thể khẳng định đã đồng tình cao với bản Hiến pháp thông qua lần này. Với quyền năng nhân dân trao cho Quốc hội, chúng ta đã thể hiện được đại đa số nguyện vọng của toàn dân, của Quốc hội với tinh thần làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ biểu quyết theo tinh thần đó” – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.
Những vấn đề còn ý kiến khác ở khoản này, điểm kia, điều khác, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quốc hội hết sức trân trọng và ghi nhận.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Bản Hiến háp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp lòng dân, đủ điều kiện để thông qua, là bản Hiến pháp đổi mới cho một thời kỳ mới của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ báo cáo với đồng bào cử tri về việc tiếp thu giải trình để có bản Hiến pháp cuối cùng thông qua này, sẽ trình bày toàn văn để cử tri theo dõi, giám sát cũng như hoạt động bỏ phiếu để người dân cả nước thấy tinh thần đoàn kết, thống nhất của chúng ta”.
P.Thảo
Theo Dantri
Gần 100% đại biểu Quốc hội đồng ý thông qua Hiến pháp
Sáng nay 28.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội biểu quyết thông qua Toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) - Ảnh: Ngọc Thắng
Đã có 488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, chiếm 97,99% tính trong tổng số 498 đại biểu Quốc hội. Trong đó, có 486 đại biểu tán thành, chiếm 97,59% trong tổng số đại biểu Quốc hội. Không có đại biểu không tán thành. Còn lại hai đại biểu không biểu quyết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá "đây là thời khắc lịch sử" và "Bản Hiến pháp mới đã biểu hiện được ý Đảng, lòng dân".
Trước đó, mở đầu buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Uông Chu Lưu trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày Toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).
Thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp
Sau khi thông qua Dự thảo Hiến pháp, các đại biểu Quốc hội tiếp tục biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp. Có 491 đại biểu tán thành (chiếm 98,59% trong tổng số đại biểu Quốc hội), không có đại biểu không tán thành, không biểu quyết.
Theo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013, được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa XIII tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV họp kỳ thứ nhất.
Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của Hiến pháp (sửa đổi).
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi).
Các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong Hiến pháp (sửa đổi), kể từ ngày Hiến pháp này có hiệu lực.
Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp này.
Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức Tòa án nhân dân, luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, luật Kiểm toán Nhà nước, luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và ban hành mới luật Tổ chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua chậm nhất là vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10.2015).
Như vậy, theo Hiến pháp mới, trong vòng 15 ngày tới, Chủ tịch nước sẽ là người công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng nay.
Theo TNO
Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi 10h sáng 28/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp (sửa đổi) với tỷ lệ 97,59% đại biểu tán thành. Kết quả cụ thể, trong tổng số 488 ĐB Quốc hội, chiếm 97,99% tham gia biểu quyết, đã có 486 ĐB tán thành chiếm 97,59% . Có 2 ĐB không biểu quyết, không có ĐB không tán thành. Trước khi bấm...