Chủ tịch Quốc hội: “Bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện”
“Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, mọi tổ chức Đảng và từng đảng viên phải luôn gắn bó mật thiết, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân” – Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, kỳ họp thứ 6 là kỳ họp đặc biệt quan trọng. Quốc hội đã xem xét, thông qua Hiến pháp (sửa đổi), quyết định nhiệm vụ kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2014, những năm còn lại của kế hoạch 5 năm, nhiều nội dung khác về công tác lập pháp, giám sát tối cao và các vấn đề quan trọng của đất nước.
Dành nhiều thời lượng nhấn mạnh về ý nghĩa của việc thông qua Hiến pháp, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, nhận thức sâu sắc vấn đề, Quốc hội, từng vị đại biểu Quốc hội đã làm việc tận tụy, hết mình với tinh thần khoa học, lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc tinh hoa trí tuệ của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng thuận cùng toàn dân tham gia hoàn thiện bản Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân (ảnh: Việt Hưng).
Hiến pháp sửa đổi lần này, theo ông Hùng đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng đồng thời yêu cầu mọi tổ chức Đảng và từng đảng viên phải luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình và luôn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Video đang HOT
Hiến pháp đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, thực hiện các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Hiến pháp khẳng định các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định các nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước; bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.
“Có thể nói, đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Cùng với việc thông qua Hiến pháp, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 luật và cho ý kiến về 10 dự án luật khác. Chủ tịch Quốc hội khái quát, việc ban hành các đạo luật, nhất là Luật đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Về nội dung công tác giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ, đứng trước đòi hỏi của cuộc sống và yêu cầu phát triển đất nước, các vị đại biểu Quốc hội đã tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, sâu sắc những mặt tích cực và những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế – xã hội; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, kết quả công tác điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp để từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và những năm tiếp theo, phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong phát triển kinh tế – xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng – an ninh, cải cách tư pháp, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.
“Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách khó khăn, Quốc hội đã quyết định giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả; bố trí vốn bảo đảm tỷ lệ chi cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, cấp thiết; chấp nhận tăng bội chi ngân sách, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ, có nhiều giải pháp quyết liệt để cân đối thu – chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phục hồi và tạo đà tăng trưởng cho những năm sau, bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân” – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Tuyên bố bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội quả quyết, với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trước nhân dân và với những đóng góp tích cực, trí tuệ của các vị đại biểu Quốc hội, hoàn thành tốt đẹp chương trình làm việc của kỳ họp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng đồng bào và cử tri cả nước.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Biểu quyết về Hiến pháp trên tinh thần dân làm chủ
"Chúng tôi hiểu rằng một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân và ngay một số ĐBQH cũng còn ý kiến khác về Hiến pháp sửa đổi. Nhưng chúng ta đã thể hiện được nguyện vọng của đa số với tinh thần làm chủ của nhân dân"- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.
Phát biểu trước phiên biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, hôm nay, ngày 28/11, Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể trực tuyến với đồng bào cử tri cả nước để xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi. Đây là một sự kiện đánh dấu thời kỳ mới trong đổi mới, đưa đất nước hội nhập và phát triển. Bản Hiến pháp lần này là kết quả của một quá trình làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đồng bào cử tri cả nước, các đơn vị, ngành, cấp với sự tham gia của hệ thống chính trị. Hiến pháp với tinh thần đổi mới đã thể hiện được ý Đảng lòng dân.
Chủ tịch Quốc hội: "Bản Hiến háp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân" (Ảnh: Việt Hưng)
Báo cáo cử tri và đồng bào cả nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, mỗi ĐBQH đã làm việc hết sức mình, thảo luận nhiều phiên, 3 kỳ họp với tinh thần tiếp thu, thấu hiểu, tận tụy chắt lọc tinh hoa ý kiến của toàn dân để tạo ra bản Hiến pháp thông qua lần này.
"Chúng tôi cũng hiểu rằng một bộ phận, một số người trong các tầng lớp nhân dân và ngay một số ĐBQH cũng còn ý kiến khác. Tuy nhiên tuyệt đại nhân dân và Quốc hội có thể khẳng định đã đồng tình cao với bản Hiến pháp thông qua lần này. Với quyền năng nhân dân trao cho Quốc hội, chúng ta đã thể hiện được đại đa số nguyện vọng của toàn dân, của Quốc hội với tinh thần làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ biểu quyết theo tinh thần đó" - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.
Những vấn đề còn ý kiến khác ở khoản này, điểm kia, điều khác, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quốc hội hết sức trân trọng và ghi nhận.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Bản Hiến háp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp lòng dân, đủ điều kiện để thông qua, là bản Hiến pháp đổi mới cho một thời kỳ mới của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ báo cáo với đồng bào cử tri về việc tiếp thu giải trình để có bản Hiến pháp cuối cùng thông qua này, sẽ trình bày toàn văn để cử tri theo dõi, giám sát cũng như hoạt động bỏ phiếu để người dân cả nước thấy tinh thần đoàn kết, thống nhất của chúng ta".
P.Thảo
Theo Dantri
Gần 100% đại biểu Quốc hội đồng ý thông qua Hiến pháp Sáng nay 28.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội biểu quyết thông qua Toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) - Ảnh: Ngọc Thắng Đã có 488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, chiếm 97,99% tính trong tổng số 498...