Chủ tịch Quảng Nam nhắn tin động viên bác sĩ Chợ Rẫy ở ‘tâm dịch’ có cha bị nhồi máu cơ tim
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã nhắn tin động viên bác sĩ Huỳnh Quang Đại ( Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) đang điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Nam. Ba bác sĩ Đại bị nhồi máu cơ tim phải nhập viện cấp cứu.
Cha của bác sĩ Đại được nhập viện cấp cứu – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sáng 20-8, ông Nguyễn Văn Hai – giám đốc Sở Y tế Quảng Nam – gửi cho Tuổi Trẻ Online nội dung tin nhắn điện thoại của ông Lê Trí Thanh – chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – gửi bác sĩ Đại để động viên vị bác sĩ tình nguyện vào tâm dịch để chia lửa cùng đồng nghiệp ở Quảng Nam.
Bác sĩ Đại là đội trưởng Đội phản ứng nhanh số 2 Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ tỉnh Quảng Nam chống dịch COVID-19.
Các đây vài ngày khi đang túc trực điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam, bác sĩ Đại đột ngột hay tin người cha của mình lên cơn nhồi máu cơ tim nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ông Thanh bày tỏ: “Được biết ba của bác sĩ phải nhập viện do nhồi máu cơ tim nhưng vì trách nhiệm cao cả và tinh thần hi sinh quên mình cho cuộc chiến chống COVID-19, giành sự sống an lành cho bệnh nhân trên tuyến đầu Quảng Nam, bác sĩ đã không thể về lo cho ba mình được.
Tôi thành tâm chia sẻ nỗi lòng người con hiếu thảo của BS và vô cùng khâm phục sự hi sinh tình cảm riêng tư để dồn tâm lực cho sự nghiệp chung.
Bất kỳ người cán bộ, nhân dân Quảng Nam nào; bất kỳ bệnh nhân nào đang chữa trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam cũng đều rất xúc động và có chung sự khâm phục bác sĩ như tôi.
Chúng tôi cầu mong cho ba của bác sĩ sớm bình phục và trở về với gia đình. Chúc BS vượt qua nỗi đau để yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi luôn bên cạnh bác sĩ.
Video đang HOT
Xin chân thành cảm ơn. Lê Trí Thanh”
Các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 – Ảnh: LÊ TRUNG
Ông Nguyễn Văn Hai cũng gửi tin nhắn để động viên kịp thời bác sĩ Đại ở tuyến đầu chống dịch.
Ông chia sẻ: “Chưa gặp và nói chuyện trực tiếp với BS Đại! Nhưng tôi cùng các đồng nghiệp y tế tỉnh Quảng Nam rất xúc động khi được biết BS Đại không thể về chăm sóc cho ba mình được khi đột ngột bị nhồi máu cơ tim phải nhập viện cấp cứu!
Chúng tôi chia sẻ với BS nỗi lo lắng về người cha thân yêu của mình cũng như thật sự khâm phục khi được biết với tâm trạng của người con là bác sĩ trong khi ba mình đang trong tình trạng vô cùng nguy hiểm được các đồng nghiệp tận tình cấp cứu điều trị đã nói được rằng: “Đã có đồng nghiệp tận tình lo cho ba tôi rồi – Tôi yên tâm ở Quảng Nam điều trị cho bệnh nhân mắc Covid ” .
Chúng tôi cũng như đồng nghiệp cả nước tự hào về BS Đại và những con người như Anh. Cho tôi gởi lời thăm hỏi gia đình BS và cầu chúc cho ba BS được mau chóng bình phục ! Chúc chúng ta chống dịch thành công và BS Đại hoàn thành tốt nhiệm vụ hạnh phúc về bên những người thân yêu của gia đình mình sớm nhất !
Đồng nghiệp Quảng Nam trân trọng và thành thật cảm ơn BS Đại !”.
Tự tay làm 200 ly nước ép mỗi ngày gửi tặng bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai
Thấu hiểu được sự vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch, Anh Tuấn cùng người thân trong gia đình đã làm nước ép và tự tay vận chuyển đến bệnh viện gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ.
Hàng ngày, hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai vẫn làm việc tích cực để điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân bởi phần lớn người nhà của họ đã được đưa đi cách ly.
Với mong muốn góp một phần công sức và thể hiện lòng biết ơn đối với đội ngũ y, bác sĩ đang hàng ngày căng mình chống dịch, anh Nguyễn Anh Tuấn và người thân trong gia đình đã làm 200 ly nước ép mỗi ngày và tự tay vận chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Những ly nước được ép từ củ quả tươi ngon nhất.
Chia sẻ với Zing.vn, Anh Tuấn cho biết anh muốn gửi thông điệp tới các y bác sĩ tuyến đầu rằng họ không hề đơn độc trong cuộc chiến này.
Anh hy vọng những những ly nước ép hàng ngày sẽ là sự động viên, khích lệ tinh thần các y, bác sĩ trong cuộc chiến gian khó này.
Để có những ly nước ép tươi ngon nhất, anh phải chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước, sáng hôm sau dậy sớm sơ chế, ép, đóng gói để kịp gửi tới mọi người vào đúng bữa ăn.
"Mình chuyển tới viện 2 lần vào khoảng 11h và 17h hàng ngày. Mỗi ngày một loại nước ép khác nhau, mình cũng pha chế thêm một chút công thức riêng để nước ép ngon, hấp dẫn hơn", anh nói.
Trong quá trình ép, tất cả đều mang khẩu trang, trang bị nước rửa tay kháng khuẩn và tuân thủ các khuyến cáo của ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh.
Theo anh, đội ngũ y, bác sĩ phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ khá dày, lại rất ít khi được ra ngoài nên cơ thể rất mệt và háo nước. Với công dụng giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng, bổ sung lượng lớn vitamin cho cơ thể, những ly nước ép này góp phần bổ sung dinh dưỡng nhanh nhất.
"Những ngày đầu khi mới hoạt động, kinh tế eo hẹp nên chỉ đóng gói nước ép trong ly nhựa, quá trình vận chuyển bị đổ ra ngoài khá nhiều. Tuy nhiên hiện tại đã có một mạnh thường quân ủng hộ máy dán miệng cốc nên không còn gì đáng lo ngại nữa", anh cho biết.
Những ly nước ép đầy dinh dưỡng gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
"Từ khi Bệnh viện Bạch Mai trở thành 'điểm nóng', việc liên hệ xe chở hàng tới địa điểm này cùng rất khó. Những hôm mình muốn vận chuyển thêm nhu yếu phẩm gửi tới các bác sĩ nhưng nghe tới điểm đến là Bệnh viện Bạch Mai thì nhiều người dè chừng nên rất khó trong việc liên hệ tài xế".
Trước đó, một chủ tiệm ăn ở Hà Nội nấu 120 suất ăn mỗi ngày và tự tay vận chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ.
Hay một nhà hàng nổi tiếng ở Đà Nẵng gửi 1.000 suất cơm với thực đơn không trùng lặp đến các đội ngũ y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6h sáng 1/4, Việt Nam đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 212 người. Trong đó, một ca là nhân viên Công ty Trường Sinh, một ca bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Đến nay, đã có 33/212 ca bệnh ở Việt Nam liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.
Hiện, có trên 1.500 nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai làm việc tại bệnh viện, số này chăm sóc cho gần 800 bệnh nhân, hầu hết là bệnh nhân nặng. Do khu vực nhà ăn bệnh viện đang bị phong tỏa, bệnh viện đã hợp đồng với một công ty cung ứng bữa ăn cho thầy thuốc.
Kiều Trang
Bác sĩ kể quá trình điều trị cho bệnh nhân thứ 18 "Hàng ngày, bệnh viện phân 4 kíp, chia nhau mỗi kíp 6 tiếng theo dõi, chăm sóc và động viên tinh thần bệnh nhân", Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình kể. Tối 19/3, Bộ Y tế thông tin bệnh nhân số 18 là N.V.T. (27 tuổi, quê tỉnh Thái Bình) đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh...