Chủ tịch quận Thanh Xuân: ‘Đội săn bắt chó thả rông không rọ mõm đang thực hiện rất hiệu quả’
Theo ông Nguyễn Xuân Lưu, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội, sau hơn 2 tháng thành lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông trên địa bàn thấy rất hiệu quả, trong năm 2019 chính quyền sẽ tuyên truyền người dân không nuôi chó ở chung cư cao tầng.
Đầu tháng 11/2018 vừa qua, quận Thanh Xuân, Hà Nội là nơi đầu tiên tại thủ đô thí điểm thành lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông. Theo thống kê, quận Thanh Xuân hiện có hơn 2.300 con chó trên địa bàn. Tình trạng người dân nuôi chó thả rông, phóng uế bừa bãi phổ biến khiến người dân bức xúc.
Một tổ săn bắt chó thả rông thực hiện nhiệm vụ từ sáng sớm.
Bà Mai Thị Lan Hương, Trạm Thú y Thanh Xuân cho biết, mỗi tổ phản ứng nhanh gồm 5 người, đi xe máy đeo sọt sắt, thòng lọng tuần tra các tuyến đường. Theo bà Hương, khi bắt giữ chó, phía Trạm Thú y Thanh Xuân sẽ thông báo qua loa phường đề nghị chủ sở hữu đến nộp phạt và đem chó về. Sau 72 tiếng, chó không có người nhận sẽ bị tiêu hủy.
Ông Nguyễn Xuân Lưu cho biết, tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông trên địa bàn hiện đang được thực hiện rất hiệu quả.
Video đang HOT
Theo bà Hương, hoạt động này nhận được sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng xử lý tình huống, không có xe chuyên dụng và chưa có nơi nhốt chó. Chó bị bắt thường được cho vào rọ sắt, đưa về trụ sở ủy ban phường đợi chủ đến nhận.Chó bị bắt thường được cho vào rọ sắt, đưa về trụ sở ủy ban phường đợi chủ đến nhận.
Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Lưu, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, phía UBND quận không cấm việc người dân nuôi chó. Tuy nhiên các hộ dân phải tuân thủ 3 quy định là chó ra ngoài đường phải có chủ, chó được rọ mõm và được tiêm chủng phòng bệnh dại.
Chính vì thế khi chó không rọ mõm chạy ngoài đường tổ phản ứng nhanh của quận sẽ tổ chức vây bắt đưa về trụ sở ủy ban phường đợi chủ đến nhận. “Bước đầu thực hiện chúng tôi thấy việc làm này rất hiệu quả. Trong năm 2019, phía UBND quận Thanh Xuân sẽ tuyên truyền người dân không nuôi chó ở chung cư cao tầng để tránh ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh”, ông Lưu nói.
Theo Nghị định 90/2017 của Chính phủ, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.
Quy định này cũng nêu rõ chó thả rông bị bắt sau 72 giờ nếu không có người tới nhận sẽ được đem đi tiêu huỷ.
Theo Saotar
Hà Nội cử cán bộ vào TPHCM tìm hiểu mô hình bắt chó thả rông
Đã có 9/11 phường trên địa bàn quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông phòng bệnh dại.
UBND quận Thanh Xuân cho biết, trên địa bàn quận này hiện có 3.066 con có mèo (2.312 con chó, 754 con mèo). Chủ động phòng chống bệnh trên địa bàn, UBND quận Thanh Xuân đã triển khai mô hình "Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại".
Đội phản ứng nhanh quận Thanh Xuân bắt chó thả rông
Đặc biệt, một số cán bộ của Hà Nội còn được cử vào TP Hồ Chí Minh tìm hiểu mô hình bắt chó thả rông. Từ đó, xây dựng phương án phù hợp với điều kiện của TP Hà Nội.
Bà Mai Thị Lan Hương - Trạm Thú y Thanh Xuân cho biết, đến nay có 9/11 lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông. Mỗi tổ gồm 5 người sử dụng xe máy và dụng cụ chuyên dụng đi bắt chó thả rông trên địa bàn.
Bước đầu triển khai, đội phản ứng nhanh phường Khương Đình đã bắt được 7 con chó thả rông, Kim Giang 1, Thượng Đình 1. Số tiền xử phạt gia chủ 9 con chó thả rông là 6,2 triệu đồng.
Theo bà Hương, số chó thả rông trên địa bàn quận chủ yếu là chó cảnh. Sau khi bị bắt, những con chó này thường được chủ đến phường nộp phạt xin chó về. Người dân cũng nhận thức được những vấn đề liên quan đến chó thả rông, nên dù bị phạt họ cũng chấp thuận và không gây khó dễ cho đội phản ứng nhanh.
"Với những con chó sau 72 tiếng bắt giữ, không có chủ đến nhận về, chúng tôi sẽ lên phương án tiêu hủy", bà Hương nói và cho biết, chó bị bắt về các phường được nuôi nhốt cẩn thận. Đặc biệt, lực lượng thú y quận sẽ cách ly chó để theo dõi bệnh dại.
Sau triển khai, trên địa bàn phường Khương Đình giảm tới 80% lượng chó thả rông
Một trong những điểm băn khoăn nhất của lực lượng chức năng của quận Thanh Xuân hiện nay là quy trình tiêu hủy chó chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa biết thực hiện bằng phương án nào cho phù hợp.
Ngoài ra, theo bà Hương hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội người dân nhập rất nhiều chó ngoại lai, có kích thước to lớn và rất hung dữ nên gây khó khăn trong công tác quản lý.
"Loại chó này có đầy đủ giấy tờ, gia chủ cũng chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, dù được nuôi nhốt cẩn thận nhưng chó có đặc tính rất hung dữ, nếu sổng chuồng rất nhiều nguy hiểm cho người dân", bà Hương nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội lập tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) Nguyễn Xuân Lưu cho biết, quận này đã ban hành kế hoạch, triển khai mô hình "Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại". Theo ông Nguyễn Xuân Lưu, mô hình "Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại" triển khai nhằm khắc phục tình trạng súc vật chạy tự do ngoài đường, từng...